Vị trí bài thơ cổ núi Bài Thơ bị vùi lấp bị biến thành nơi xả rác

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau khi khai quật vị trí bài thơ cổ trên vách núi Bài Thơ, TP.Hạ Long từng bị vùi sâu dưới đất và bỏ đó, khu vực này hiện đã trở thành nơi xả rác và la liệt “đồ nghề” của những con nghiện ma túy.

Có mặt tại vị trí bài thơ cổ của tác giả Nguyễn Cẩn, được khắc trên vách núi đá vào năm 1910 sáng nay 28.10, chúng tôi thấy trong hố khai quật có nhiều rác là những vỏ chai lọ. Đặc biệt, nhiều hơn cả là những kim tiêm, xi lanh, ống thuốc… ngay trước mặt bài thơ cổ.

Xi lanh la liệt trong hố khai quật bài thơ cổ. Ảnh: Nguyễn Hùng
Xi lanh la liệt trong hố khai quật bài thơ cổ. Ảnh: Nguyễn Hùng

Trong hố, cỏ dại đã mọc dầy; nếu cứ để như vậy thì chỉ trong một thời gian nữa sẽ che lấp bản thơ khắc trên vách núi.

Một xi lanh cắm ngay trước mặt bài thơ khắc trên vách núi đá. Ảnh: Nguyễn Hùng
Một xi lanh cắm ngay trước mặt bài thơ khắc trên vách núi đá. Ảnh: Nguyễn Hùng

Nhà thơ Trần Nhuận Minh – là một trong những người đầu tiên phát hiện bài thơ của cụ Nguyễn Cẩn khắc trên vạch núi Bài Thơ bị vùi sâu dưới đất – cho biết rất ngạc nhiên vì để một di sản văn hóa như vậy bị bao vây bởi rác, xi lanh của những con nghiện.

Chai lọ thải trong hố khai quật. Ảnh: Nguyễn Hùng
Chai lọ thải trong hố khai quật. Ảnh: Nguyễn Hùng

Chúng tôi đã liên hệ với một số cơ quan chức năng để hỏi về hướng xử lý đối với số phận bài thơ di sản này như thế nào nhưng đều chưa nhận được câu trả lời.

Thời điểm người dân phát hiện bài thơ cổ trên vách núi đá bị vùi sâu dưới đất. Ảnh: Nguyễn Hùng
Thời điểm người dân phát hiện bài thơ cổ trên vách núi đá bị vùi sâu dưới đất. Ảnh: Nguyễn Hùng

Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Cẩn là một trong 3 thi phẩm kiệt xuất trong chùm thơ 12 bài, hiện còn trên vách đá núi Bài Thơ, được bảo tồn theo luật Di sản. Bài thơ đầu tiên là của vua Lê Thánh Tông, được vua cho khắc vào năm 1468 khi nhà vua đưa quân đi tuần qua đây.

261 năm sau, vào năm 1729, chúa An Đô vương Trịnh Cương, khi đem quân đi tuần qua đây, thấy bài thơ của vua Lê Thánh Tông, bèn họa lại bằng một bài thất ngôn bát cú. Tuy nhiên, bài thơ của chúa Trịnh lại được khắc ở vị trí cao hơn bài thơ của vua Lê Thánh Tông.

Chính vì thế, trong bài thơ của mình năm 1910, Nguyễn Cẩn đã trách mắng chúa An Đô vương Trịnh Cương vì ứng xử như vậy.

Bài thơ của Nguyễn Cẩn được khắc ở vị trí sát với chân núi. Tuy nhiên, cách đây vài năm khi UBND TP.Hạ Long triển khai xây dựng khu Đền thờ bài thơ cổ núi Bài Thơ thì bài thơ này bị vùi sâu dưới đất do khu vực có bài thơ được đổ đất tôn cao nền – khoảng 2m.

Đến tháng 11.2021, người dân mới phát hiện ra bài thơ cổ bị vùi sâu dưới lòng đất.

Bài thơ của Nguyễn Cẩn được khắc trên vách núi trên diện tích với chiều cao khoảng 1,8m và ngang 1,5m. Vì thế, lúc đó, nhà thơ Trần Nhuận Minh đề nghị, để trả lại nguyên trạng cho bài thơ này một cách tiết kiệm nhất thì nên xén sâu xuống 2m và rộng ra ít nhất 4m, 2 bên lối vào nên kè bằng đá hoặc gạch.

Sau đó, Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã cho đào một hố sâu tới chân bài thơ được khắc trên vách núi.

Tuy nhiên, khi đó cả Sở Văn hóa – Thể thao Quảng Ninh và Văn hóa TP.Hạ Long đều không dám chắc đây là bài thơ cổ của Nguyễn Cẩn, nên cần phải nghiên cứu thêm. Nhưng, là một người gắn bó, am hiểu và dịch nghĩa các bài thơ cổ được khắc trên vách núi Bài Thơ, nên ông Trần Nhuận Minh khẳng định đây là bài thơ của Nguyễn Cẩn, được khắc lên vách núi năm 1910. Viện Hán nôm cũng có bản dịch nghĩa bài thơ này.

Nguyễn Cẩn có tên trong sách Lược truyện các tác gia Việt Nam do nhà thư mục học lớn là Trần Văn Giáp biên soạn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, ấn hành năm 1971. Ông được coi là một trong những nhà thơ xuất sắc cuối thời Nguyễn, đầu thế kỉ XX. Ông làm quan Án sát triều Nguyễn, được vua Nguyễn bổ nhiệm làm Tuần phủ Quảng Yên, tức tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Dưới đây là bài thơ được Nguyễn Cẩn đề trên vách đá, ngày mùng 3 tháng Chạp năm Canh Tuất (1910).

Bài thơ chữ Hán nguyên văn như sau:

Thánh Tôn hoàng đế đề thi thạch,

Đông minh chi sơn cao bách xích.

Thiên phong, hải đảo nhật dạ kích,

Ngũ bách niên dư, tự do xích

Họa xưng ngự bút ế hà nhân?

Trịnh Vương vọng ý đồng bất dân.

Ngã lai bạt kiếm, nộ thả sân,

Hu ta hậu Lê chi quân thần!

Canh Tuất, lạp nguyệt, sơ tam nhật, Nguyễn Cẩn

Dịch thơ của nhà thơ Trần Nhuận Minh:

Hoàng đế Thánh Tông đề thơ lên đá

Núi ở bể Đông cao hàng trăm thước

Gió trời, sóng biển ngày đêm vỗ vào

Thế mà hơn 500 năm rồi, chữ còn chưa mất

Họa lại, dám xưng là ngự bút; hừ, ai đấy nhỉ?

Ý xấu của Trịnh Vương là muốn cùng trường tồn

Ta đến, rút kiếm phẫn nộ và căm tức

Than thay cho vua tôi nhà hậu Lê !

Nguyễn Cẩn đề, ngày mùng 3 tháng Chạp năm Canh Tuất, 1910.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Những hình ảnh siêu thực từ đỉnh núi Bài Thơ

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau loạt bài của Báo Lao Động ghi nhận những kiến nghị của người làm du lịch về việc mở lại núi Bài Thơ để đón khách du lịch, rất nhiều du khách, người dân cũng bày tỏ mong muốn Hạ Long sớm mở cửa trở lại điểm du lịch đặc biệt này. Những ngày qua, trên mạng xã hội, nhiều người đã đăng những ảnh tuyệt đẹp chụp được trong những lần lên đỉnh núi Bài Thơ.

Hạ Long nghiên cứu sớm mở cửa núi Bài Thơ đón khách du lịch

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - TP Hạ Long sẽ phối hợp với doanh nghiệp nghiên cứu để mở cửa lại núi Bài Thơ - một trong những điểm du lịch được du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, ưa thích. Danh thắng này đã bị đóng cửa từ tháng 11.2017 sau một vụ cháy rừng trên núi.

Bài thơ cổ núi Bài Thơ bị vùi lấp: Không có tài liệu nào nói bài thơ của ai

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Đại diện Phòng Văn hóa TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho biết, bài thơ được khắc trên vách đá vừa bị vùi dưới đất trong quá trình xây dựng khu Đền ở núi Bài Thơ không được ghi trong sử sách, tài liệu chính thức.

Cận cảnh bài thơ cổ trên vách núi Bài Thơ bị vùi lấp vừa được khai quật

Nguyễn Hùng |

Quảng NinhCác cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã cho đào sâu và rộng khu vực có bài thơ cổ trên vách núi Bài Thơ bị vùi lấp dưới đất. Tại hiện trường, bài thơ cổ đã gần như được trả lại nguyên vẹn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Những hình ảnh siêu thực từ đỉnh núi Bài Thơ

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau loạt bài của Báo Lao Động ghi nhận những kiến nghị của người làm du lịch về việc mở lại núi Bài Thơ để đón khách du lịch, rất nhiều du khách, người dân cũng bày tỏ mong muốn Hạ Long sớm mở cửa trở lại điểm du lịch đặc biệt này. Những ngày qua, trên mạng xã hội, nhiều người đã đăng những ảnh tuyệt đẹp chụp được trong những lần lên đỉnh núi Bài Thơ.

Hạ Long nghiên cứu sớm mở cửa núi Bài Thơ đón khách du lịch

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - TP Hạ Long sẽ phối hợp với doanh nghiệp nghiên cứu để mở cửa lại núi Bài Thơ - một trong những điểm du lịch được du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, ưa thích. Danh thắng này đã bị đóng cửa từ tháng 11.2017 sau một vụ cháy rừng trên núi.

Bài thơ cổ núi Bài Thơ bị vùi lấp: Không có tài liệu nào nói bài thơ của ai

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Đại diện Phòng Văn hóa TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho biết, bài thơ được khắc trên vách đá vừa bị vùi dưới đất trong quá trình xây dựng khu Đền ở núi Bài Thơ không được ghi trong sử sách, tài liệu chính thức.

Cận cảnh bài thơ cổ trên vách núi Bài Thơ bị vùi lấp vừa được khai quật

Nguyễn Hùng |

Quảng NinhCác cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã cho đào sâu và rộng khu vực có bài thơ cổ trên vách núi Bài Thơ bị vùi lấp dưới đất. Tại hiện trường, bài thơ cổ đã gần như được trả lại nguyên vẹn.