Vì sao sáng tác về Hồ Xuân Hương dễ bị chỉ trích gợi dục, phản cảm?

Mi Lan |

Triển lãm “Hồ Xuân Hương” của đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng đã dừng triển lãm sau khi bị chỉ trích dung tục, phản cảm từ dư luận và giới chuyên môn.

Trong 25 bức họa mang ra triển lãm, nhiều bức bị cả dư luận và giới chuyên môn chê gợi dục, phản cảm như… hentai (khiêu dâm) Nhật Bản. Hiện, trên mạng xã hội nhiều bức tranh của triển lãm này đang được chia sẻ với nhiều chỉ trích gay gắt. Giới chuyên môn cho rằng, 2 họa sĩ của triển lãm đã nghĩ quá đơn giản, thô sơ về Hồ Xuân Hương và thơ của bà. Những bức họa vẽ “phô phang” để nhân vật nữ khoe hình thể, khoe ngực, chứ không có chiều sâu, thông điệp.

Trước phản ứng của dư luận, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng khẳng định, tranh của ông dung tục hay không còn phải bàn luận. Ông Thắng cho rằng, ông vẽ Hồ Xuân Hương hở hang, sexy, phồn thực như thế là đúng với con người bà.

Tranh cãi muôn thuở

Theo ông Nguyễn Quốc Thắng, ông vẽ Hồ Xuân Hương theo cảm nhận cá nhân, còn tranh dung tục – phản cảm hay không sẽ tùy vào cách xem tranh, cách nghĩ, cách nhìn nhận của từng người.

Đây là “kiểu phát ngôn kinh điển” trong những trường hợp tác phẩm bị phản ứng dạng này. Với phim ảnh, thơ ca, âm nhạc, hay hội họa, mỗi tác phẩm đều có rất nhiều góc nhìn và cách đánh giá. Đôi khi, cùng một tác phẩm nghệ thuật, người ngợi khen hết lời, người lại chê bai hết nhẽ.

Dựa vào ranh giới khen – chê theo cảm nhận chủ quan của từng người, tác giả tác phẩm sẽ luôn nói nước đôi dạng “tác phẩm hay hay không là tùy vào nhận thức của từng khán giả”. Cách nói này có thể giúp tác giả tự an ủi bản thân, và “lập lờ hóa” giá trị của tác phẩm.

 
Một số bức tại triển lãm "Hồ Xuân Hương" bị yêu cầu gỡ vì dung tục, phản cảm. Ảnh: TTX

Nhưng với loạt tranh ở triển lãm “Hồ Xuân Hương”, Hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã thừa nhận sơ suất trong duyệt tranh và yêu cầu 2 họa sĩ gỡ một số bức “bất ổn, không thể chấp nhận”.

Trong nhiều bức tranh, 2 họa sĩ để nữ sĩ Hồ Xuân Hương thể hiện sự phồn thực quá đà. Trong quá khứ, nhiều nghệ sĩ từng sáng tác về Hồ Xuân Hương và luôn ý thức được việc, thơ ca của bà, con người của bà dễ gây tranh cãi ra sao.

Vì sao đề tài “Hồ Xuân Hương” dễ bị phản ứng?

Thơ ca Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, trong tục có thanh, trong thanh có tục. “Bà Chúa thơ Nôm” có cá tính khác biệt, vừa mạnh mẽ, mãnh liệt, vừa thể hiện sự thông minh, thách thức trước tất cả quy tắc, lễ giáo. Nếu đọc thơ Hồ Xuân Hương chỉ nhìn thấy phần tục, chỉ phác họa con người bà qua góc nhìn “tục” sẽ bị phản ứng.

“Tục” chỉ là bề nổi để thể hiện cá tính mạnh mẽ, khác biệt của Hồ Xuân Hương. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, đó là “khí chất” riêng biệt của một nữ sĩ sống trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.

Để hiểu Hồ Xuân Hương phải đặt bà trong bối cảnh lịch sử thời đại bà đã sống. Giữa thời phong kiến phong tỏa mọi ước muốn, khao khát cơ bản nhất của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương và thơ ca của bà đã phá vỡ mọi quy tắc, định kiến.

Triển lãm “Hồ Xuân Hương” đã dừng sau 4 ngày ra mắt vì bị chỉ trích. Ảnh: LĐ
Triển lãm “Hồ Xuân Hương” đã dừng sau 4 ngày ra mắt vì bị chỉ trích. Ảnh: LĐ

Hồ Xuân Hương “xé bỏ” mọi quy tắc niêm luật chặt chẽ của thơ ca, “xé bỏ” mọi sự sợ hãi với lễ giáo phong kiến, để nói lên tiếng nói khát khao, ước muốn, thể hiện cái tôi phụ nữ mạnh mẽ, chưa từng có.

Tái hiện Hồ Xuân Hương phải chuyển tải được thông điệp về sự mạnh mẽ, táo bạo, xé bỏ mọi rào cản xã hội để đề cao quyền phụ nữ của bà. Nếu chỉ nhìn thấy bề nổi, nhìn thấy phần “tục“ trong thơ ca để phản ánh “Hồ Xuân Hương phồn thực, hở hang, sexy” – là tác giả đã chỉ nhìn Hồ Xuân Hương theo cách đơn giản, thô sơ, nông cạn.

Với loạt tranh trong triển lãm "Hồ Xuân Hương" còn cho thấy những nét phồn thực, sexy, hở hang được "cấp tiến hóa" theo tiêu chuẩn hiện tại (đơn cử như cơ bụng có múi), họa sĩ không hề đặt "Hồ Xuân Hương" trong bối cảnh thời đại của bà, không cho thấy sự khác biệt trong tính cách, thơ ca, cũng như không có thông điệp về tầm nhìn, tài năng của Hồ Xuân Hương.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Người trẻ tự hào tham quan triển lãm "còn mãi với thời gian"

PHONG LINH |

Hà Nội - Nhân kỉ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27.7.1947 – 27.7.2022), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở triển lãm “Còn mãi với thời gian”. Triển lãm thu hút nhiều khách tham quan, đặc biệt là các bạn trẻ...

Đà Nẵng: khai mạc triển lãm điêu khắc “Con giống”

Tường Minh |

Đà Nẵng - Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng phối hợp với nhóm 4 nghệ sĩ Lê Thiết Cương, Lê Minh Trí, Lê Ngọc Thuận, Vũ Hữu Nhung tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Con giống”.

"Tình Biên Viễn" và những câu chuyện đầy cảm xúc về đại ngàn

Minh Dân - Hào Hoa |

Mỗi bức tranh ở triển lãm "Tình Biên Viễn" của họa sĩ Đỗ Quyên Hoa đều kể một câu chuyện riêng, đầy cảm xúc về đại ngàn và những đứa trẻ bước ra từ núi.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội: Người trẻ tự hào tham quan triển lãm "còn mãi với thời gian"

PHONG LINH |

Hà Nội - Nhân kỉ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27.7.1947 – 27.7.2022), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở triển lãm “Còn mãi với thời gian”. Triển lãm thu hút nhiều khách tham quan, đặc biệt là các bạn trẻ...

Đà Nẵng: khai mạc triển lãm điêu khắc “Con giống”

Tường Minh |

Đà Nẵng - Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng phối hợp với nhóm 4 nghệ sĩ Lê Thiết Cương, Lê Minh Trí, Lê Ngọc Thuận, Vũ Hữu Nhung tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Con giống”.

"Tình Biên Viễn" và những câu chuyện đầy cảm xúc về đại ngàn

Minh Dân - Hào Hoa |

Mỗi bức tranh ở triển lãm "Tình Biên Viễn" của họa sĩ Đỗ Quyên Hoa đều kể một câu chuyện riêng, đầy cảm xúc về đại ngàn và những đứa trẻ bước ra từ núi.