Vì sao phim tiểu sử như “Em và Trịnh” dễ bị phản ứng?

Mi Lan |

Không chỉ “Em và Trịnh”, nhiều bộ phim tiểu sử của điện ảnh thế giới từng bị phản ứng, gây chia rẽ trong quan điểm nhận định từ cả khán giả và giới phê bình.

Phim tiểu sử là thách thức lớn với bất kỳ đạo diễn, biên kịch nào. Cách tái dựng lại một nhân vật, sự kiện có thật dù nỗ lực đến mấy, cũng sẽ bị nhuốm màu nhãn quan chủ quan của biên kịch và đạo diễn. Rất khó để đưa được hình ảnh chân thực 100% của nhân vật có thật lên màn ảnh, bởi vậy, dòng phim tiểu sử luôn là thể loại dễ gây tranh cãi.

Mark Zuckerberg từng phản ứng và cho rằng bộ phim “The social network” có nội dung về anh – là bộ phim gây tổn thương. Zuckerberg cho rằng, các nhà làm phim đã "bịa ra nhiều thứ" để câu chuyện của anh trở nên u ám và hào nhoáng hơn thực tế.

Dù bị chỉ trích có nội dung sai lệch về nguyên gốc, nhưng “The social network” được giới chuyên môn đánh giá cao, phim đoạt Quả Cầu Vàng ở cả hạng mục biên kịch và đạo diễn.

Có rất nhiều lý do để việc tái dựng lại một nhân vật có thật dễ bị chỉ trích, dễ gây tranh cãi.

Bị soi xét, đối sánh với nhân vật của đời thực

Phim ảnh được phép hư cấu. Thế nhưng, với phim tiểu sử, dù có ghi chú “đã hư cấu”, “chỉ lấy cảm hứng từ nhân vật có thật”... vẫn sẽ bị soi xét, so sánh, nhân vật trên phim và nhân vật ngoài đời.

Ví như “Em và Trịnh”, dù đạo diễn và đoàn phim đã “rào trước đón sau” về việc phim hư cấu, lấy cảm hứng từ âm nhạc và cuộc đời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng khi ra mắt, vẫn bùng nổ tranh cãi về việc nhạc sĩ trên phim không giống Trịnh ngoài đời.

Trong đó, nam diễn viên trẻ Avin Lu và NSƯT Trần Lực đứng giữa tâm bão khi họ gánh chịu áp lực quá lớn về việc không có ngoại hình, thần thái giống nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dù đã trải quá quá trình ép cân khắc nghiệt, đã nghe nhạc Trịnh trong thời gian dài, đã đọc và tìm hiểu cả khối lượng tài liệu lớn, xem video, học hỏi cách đi, cách cười nói của Trịnh..., cả NSƯT Trần Lực và Avin Lu đều không thể làm hài lòng khán giả.

Cả Avin Lu và NSƯT Trần Lực đều bị áp lực vì vào vai Trịnh Công Sơn. Ảnh: ĐPCC
Cả Avin Lu và NSƯT Trần Lực đều bị áp lực vì vào vai Trịnh Công Sơn. Ảnh: ĐPCC

Đây là vấn đề chung của dòng phim tiểu sử, khi diễn viên được chọn vào vai nhân vật có thật, họ phải chịu sức ép rất lớn về việc phải giống nhân vật ngoài đời từ cách đi đứng, nói cười, cách ngắt thoại, nhả thoại sao cho giống...

Ngay trong quá trình diễn xuất, diễn viên đã phải tập trung cao độ, khi vừa diễn, vừa phải nghe chính giọng nói của mình, phải đi đứng theo một khuôn mẫu đã định vị sẵn. Mọi sự sáng tạo cũng phải nằm trong khuôn mẫu đã được định vị - mà vốn đã trở thành biểu tượng của nhân vật có thật.

Tác phẩm chỉ nói được góc nhỏ về nhân vật

Nhiều bộ phim tiểu sử vẫn ôm tham vọng sẽ phản ánh được hết chặng đường, cuộc đời, con người đa khía cạnh của nhân vật có thật. Nhưng điều đó là rất khó. Khi kịch bản quá lê thê, dài dòng, thiếu điểm nhấn sẽ biến bộ phim trở thành “nồi lẩu” ôm đồm, thừa thãi tình tiết.

Khi bắt tay vào nghiên cứu nhân vật có thật, nhiều đạo diễn – biên kịch dễ bị ngợp trước khối tư liệu khổng lồ về nhân vật. Việc bị “choáng ngợp” trước khối tài liệu đồ sộ sẽ khiến biên kịch, đạo diễn bối rối, không biết phải xử lý như thế nào, từ đó bị phân tâm, khó định hình về thông điệp muốn gửi gắm nhất trong bộ phim, qua nhân vật.

Phim tiểu sử dễ gây tranh cãi. Mark Zuckerberg đã cảm thấy tổn thương với bộ phim “The Social Network“. Ảnh: HR
Phim tiểu sử dễ gây tranh cãi. Mark Zuckerberg đã cảm thấy tổn thương với bộ phim “The Social Network“. Trong ảnh là một cảnh của phim "The social network". Ảnh: HR

Nói như đạo diễn Phan Gia Nhật Linh của “Em và Trịnh”: “Trong gần 3 năm tìm hiểu, tìm tư liệu, gặp gỡ bạn bè, người thân, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng tôi gần như bị ngợp trong tài liệu, giai thoại về Trịnh. Giữa khối lượng tư liệu gần như khổng lồ đó, chúng tôi phải xác định được điều mình muốn, phải hiểu mình muốn kể chuyện gì, phải xây dựng được Trịnh Công Sơn như chúng tôi cảm nhận”.

Phan Gia Nhật Linh nói: “Chúng tôi đã gặp rất nhiều người bạn của Trịnh, và ai khi gặp cũng khẳng định họ là người thân nhất. Khi nghe họ kể chuyện, chúng tôi cũng nhận ra, cùng một sự kiện, nhưng mỗi người lại có cách kể khác nhau. Cách họ nhìn về Trịnh cũng theo những góc khác nhau.

Với phim tiểu sử, người ta hay đặt câu hỏi, đâu là sự thật? Thực tế, sự thật chỉ đúng với người kể. Nếu làm sự thật theo cách kể của người này sẽ sai với người khác.

Chính vì thế, chúng tôi đã làm kịch bản “Em và Trịnh” giống như công việc của nghệ sĩ điêu khắc, phải loại bỏ đi những phần không cần thiết để tạo nên bức tượng theo ý mình”.

Thế nhưng, khi ra rạp, “Em và Trịnh” vẫn bùng nổ tranh cãi. Theo giới phê bình, hầu hết các phim tiểu sử chỉ nói được một góc nhỏ về nhân vật và thời đại họ sống, rất khó để khái quát một cách chân thực. Trong khi đó, nhân vật có thật khi hiện hữu trong ký ức, cảm nhận của mỗi khán giả lại rất đa chiều.

Dư luận mấy ngày qua tranh cãi quanh việc danh ca Khánh Ly cho rằng “Em và Trịnh” có nhiều tình tiết không đúng về bà và Trịnh. Ảnh: NVCC
Dư luận mấy ngày qua tranh cãi quanh việc danh ca Khánh Ly cho rằng “Em và Trịnh” có nhiều tình tiết không đúng về bà và Trịnh. Ảnh: NVCC

Trong tâm tưởng, trong sức hình dung của khán giả, nhân vật thường hiện lên sinh động, đa sắc, và có tính khái quát. Trên báo chí, truyền thông, nhân vật có thật cũng hiện lên với khối lượng thông tin đồ sộ. Bởi vậy, với góc nhìn bị thu hẹp của một bộ phim, sự tranh cãi là khó tránh khỏi.

Sức ép từ sự kỳ vọng của khán giả

Khán giả yêu mến nhân vật có thật sẽ đi xem phim với kỳ vọng rất lớn. Họ kỳ vọng bộ phim sẽ mang đến những hình ảnh chân thực nhất, sinh động nhất, gần gũi nhất đồng thời cũng phải kỳ vĩ nhất, về nhân vật mà họ yêu mến.

Chính sự kỳ vọng của khán giả cũng là áp lực lớn với bộ phim.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi quanh việc Khánh Ly chê phim “Em và Trịnh”

Lan Anh |

Việc danh ca Khánh Ly nói không xem “Em và Trịnh”, sau đó lên tiếng chỉ trích nhiều tình tiết trong phim không đúng sự thật đã gây tranh cãi với khán giả và giới phê bình.

Đạo diễn lên tiếng khi “Em và Trịnh” bùng nổ tranh cãi

Mi Lan |

“Em và Trịnh” tiếp tục bùng nổ tranh cãi trên khắp các diễn đàn phim và mạng xã hội. Không ít ý kiến khen phim cảm xúc, ngược lại, nhiều ý kiến chê phim hời hợt, ôm đồm, tái hiện một Trịnh Công Sơn không xứng tầm.

Nghệ sĩ vi phạm pháp luật như Hữu Tín có nên bị cấm biểu diễn?

Mi Lan |

Trước Hữu Tín, những diễn viên, nghệ sĩ vi phạm pháp luật vẫn quay lại hoạt động nghệ thuật sau thời gian thụ án khiến dư luận phẫn nộ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tranh cãi quanh việc Khánh Ly chê phim “Em và Trịnh”

Lan Anh |

Việc danh ca Khánh Ly nói không xem “Em và Trịnh”, sau đó lên tiếng chỉ trích nhiều tình tiết trong phim không đúng sự thật đã gây tranh cãi với khán giả và giới phê bình.

Đạo diễn lên tiếng khi “Em và Trịnh” bùng nổ tranh cãi

Mi Lan |

“Em và Trịnh” tiếp tục bùng nổ tranh cãi trên khắp các diễn đàn phim và mạng xã hội. Không ít ý kiến khen phim cảm xúc, ngược lại, nhiều ý kiến chê phim hời hợt, ôm đồm, tái hiện một Trịnh Công Sơn không xứng tầm.

Nghệ sĩ vi phạm pháp luật như Hữu Tín có nên bị cấm biểu diễn?

Mi Lan |

Trước Hữu Tín, những diễn viên, nghệ sĩ vi phạm pháp luật vẫn quay lại hoạt động nghệ thuật sau thời gian thụ án khiến dư luận phẫn nộ.