Vì sao giới siêu giàu thường xấu xa, tàn ác trên phim?

Hào Hoa |

“Ký sinh trùng” khi ra mắt năm 2019 không chỉ là hiện tượng điện ảnh, còn là cú sốc về cách khắc họa giới siêu giàu rỗng tuếch và vô cảm.

Giới siêu giàu Hàn Quốc đang bị phim ảnh tấn công?

Năm 2019, “Ký sinh trùng” đoạt Oscar ở hạng mục Phim xuất sắc, được ví là kỳ tích của điện ảnh Hàn Quốc. Phim được giới chuyên môn ca ngợi, đồng thời gây bão ở nhiều phòng vé.

“Ký sinh trùng” có được phần kịch bản dữ dội của đạo diễn Bong Joon Ho, phim tái hiện cuộc sống đối lập của những gia đình, một bên là giới siêu giàu với cuộc sống xa hoa, một bên là gia đình nghèo sống trong căn nhà tồi tàn ở khu ổ chuột.

Bộ phim thể hiện góc nhìn gai góc với nhiều biểu tượng ẩn dụ trào phúng về khoảng cách giàu nghèo bị chia cắt sâu sắc trong xã hội đương đại Hàn Quốc. “Ký sinh trùng” còn là cú sốc về cách khắc họa giới siêu giàu, với sự vô cảm và rỗng tuếch.

Những người thuộc tầng lớp giàu có ở phim “Ký sinh trùng” được khắc họa với sự nông cạn trong suy nghĩ, vô cảm trong lối sống.
Những người thuộc tầng lớp giàu có ở phim “Ký sinh trùng” được khắc họa với sự nông cạn trong suy nghĩ, vô cảm trong lối sống.

Sau khi “Ký sinh trùng” gây sốt năm 2019, hàng loạt dự án phim truyền hình Hàn Quốc liên tiếp lên sóng với nội dung xoay quanh giới nhà giàu. Ở đó, các nhân vật của tầng lớp siêu giàu hiện lên với nhiều góc tối.

Gần nhất, bộ phim “Squid Game” ra mắt trên nền tảng xem phim trực tuyến đã lập tức lọt top “xem nhiều nhất” ở nhiều quốc gia. Kịch bản “Squid Game” xoay quanh những cuộc chơi sinh tử tàn khốc, mà ở đó, tham gia chơi là 456 người nghèo khổ, đang bị dồn đến đường cùng.

Đối lập với hình ảnh những người cùng khổ giẫm đạp, tàn sát lẫn nhau trong các trò chơi đẫm máu, là hình ảnh giới siêu giàu ẩn mình trong chiếc mặt nạ, cố che giấu đi sự tàn ác đến bệnh hoạn. “Squid Game” phơi bày sự suy đồi đạo đức của giới tài phiệt giàu có đến tận cùng, khi để họ bày trò mua vui, tìm tiếng cười trên sinh mạng, nỗi thống khổ của kẻ nghèo.

Sự khốc liệt của “Squid Game” nằm ở cái nhìn của giới nhà giàu về những người nghèo.
Sự khốc liệt của “Squid Game” nằm ở cái nhìn của giới nhà giàu về những người nghèo.

Trước khi “Squid Game” ra mắt, nhiều bộ phim truyền hình dài tập liên tiếp lên sóng, đoạt rating kỷ lục khi khai thác triệt để sự tàn ác của giới nhà giàu, trong đó có thể kể đến “Penthouse”, “Gia đình đức hạnh”, “Sky Castle”...

“Penthouse” lên sóng từ cuối năm 2020, phim không được đánh giá cao về kịch bản, càng về các mùa sau càng đuối khi lộ điểm yếu với loạt tình tiết vô lý, khiên cưỡng. Nhưng, ở thời điểm lên sóng những tập đầu tiên, “Penthouse” liên tục lập kỷ lục rating. Phim lấy bối cảnh tòa nhà sang trọng bậc nhất Gangnam (nơi ở của giới siêu giàu tại Hàn Quốc), để từ đó vẽ ra cuộc sống tràn ngập âm mưu, thủ đoạn của những người “có quá nhiều tiền”.

Giới siêu giàu ở “Penthouse” cũng thấm đẫm sự tàn ác, tăm tối. Sau khi “Penthouse” giảm sức hút, một bộ phim khác lên sóng với kịch bản “nhằm” vào giới siêu giàu là “Mine”.

“Mine” xoay quanh tội ác và những mối quan hệ tình - tiền chồng chéo giữa các thành viên trong một gia tộc. Gần nhất, “Đẳng cấp thượng lưu” là bộ phim đang lên sóng, cũng lấy nội dung về những phụ nữ ở tầng lớp trên của xã hội. Họ cùng nhau lập nên nhóm phụ huynh chơi thân, phơi bày một cuộc sống xa hoa nhiều giả dối.

Khi phim ảnh không còn tô hồng cuộc sống ở Hàn Quốc

10 năm về trước, dòng phim thần tượng với dàn “trai xinh gái đẹp” đã nỗ lực tô hồng cuộc sống ở Hàn Quốc. Với sức cạnh tranh và phát triển không ngừng, phim Hàn ngày càng thay đổi, đề tài gai góc hơn, khai thác góc tối ở mọi lĩnh vực. Trong đó, nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình đã tiếp cận và phản ánh sự khốc liệt, nghiệt ngã trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như vũ bão ở Hàn Quốc.

Mặt trái của một nền kinh tế phát triển với tốc độ quá nhanh là khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị chia rẽ sâu sắc. Khoảng cách này ngày càng nới rộng khi giá nhà ở Hàn Quốc tăng cao và mức chi phí cuộc sống ngày càng đắt đỏ.

“Penthouse” từng lập kỷ lục rating khi lấy bối cảnh chính là tòa nhà sang trọng, giàu có bậc nhất Gangnam, nơi diễn ra cuộc sống đủ mọi chiêu trò, thủ đoạn của các cư dân tòa nhà.
“Penthouse” từng lập kỷ lục rating khi lấy bối cảnh chính là tòa nhà sang trọng, giàu có bậc nhất Gangnam, nơi diễn ra cuộc sống đủ mọi chiêu trò, thủ đoạn của các cư dân tòa nhà.

Trong nhiệm kỳ của tổng thống Moon Jae In, giá cả ở Seoul đã tăng hơn 50%. Chi phí đắt đỏ ở Seoul khiến số đông lao động ở thủ đô này chia sẻ rằng, họ cảm thấy ngột ngạt. Hiện quốc gia Đông Á này xếp thứ 11 trong Gini (một thước đo về sự bất bình đẳng thu nhập) trong số các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Khoảng cách giàu-nghèo sâu sắc khi trở thành đề tài cho phim ảnh đã biến giới siêu giàu trở thành “tội đồ”, họ xuất hiện trên nhiều dự án phim Hàn với góc nhìn nhiều ẩn ức, nặng nề.

Năm 2012, MV “Gangnam Style” với điệu nhảy ngựa tưởng như “hồn nhiên” của Psy từng nổi tiếng khắp thế giới. Ca khúc và điệu nhảy ngựa là lời giễu nhại lối sống xa hoa, khoe mẽ của giới nhà giàu Gangnam.

Kế ngay bên Gangnam - khu nhà giàu đắt đỏ bậc nhất Hàn Quốc - chính là khu ổ chuột tồi tàn Guryong, đây cũng là bối cảnh quay của “Ký sinh trùng”.

Khi “Gangnam Style”, “Ký sinh trùng” nổi tiếng rộng khắp cũng là lúc cả thế giới thấu hiểu thêm về bi kịch ở khu ổ chuột Guryong.

Hào Hoa
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.