Vì sao "chiến lược" khác Hàn Quốc, Trung Quốc vẫn là nền điện ảnh tỉ USD?

Thẩm Nguyệt |

Phim Trung Quốc có hướng đi hoàn toàn khác so với lộ trình phát triển điện ảnh của Hàn Quốc. Trung Quốc quản lý chặt chẽ và ưu tiên cho phim nội và hiện vẫn là thị trường có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Giới phê bình thế giới cho rằng điện ảnh Trung Quốc đã tụt hậu so với Hàn Quốc khi vắng bóng trong các lễ trao giải danh giá, nhiều năm nay không có tác phẩm nào tạo nên sức hút toàn cầu.

Tuy nhiên, từ năm 2020, Trung Quốc là thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới, dù rằng các bộ phim tác phẩm này chỉ công chiếu ở nội địa.

Điện ảnh Trung Quốc nỗ lực sau dịch

Trong Báo cáo dữ liệu thị trường điện ảnh Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 6.2022 của Cục đầu tư Điện ảnh Trung Quốc, tổng doanh thu phòng vé nửa đầu năm đạt 17,18 tỉ NDT. Con số này thua kém so với năm 2021.

Cũng cần phải nhắc tới lý do khách quan là Trung Quốc áp dụng chính sách Zero COVID, quốc gia này liên tục phong tỏa các ổ dịch, ảnh hưởng lớn tới nhu cầu đến rạp xem phim của khán giả.

Bên cạnh đó, phim Trung Quốc không được công chiếu ở nước ngoài nên không có nguồn thu khác.

Trong thời kỳ tồi tệ nhất của dịch bệnh vào năm 2020, Trung Quốc đã phải đóng cửa 70.000 phòng chiếu trên tổng số 80.743. Có ngày, toàn Trung Quốc chỉ thu về 1 triệu USD tiền vé.

Tuy nhiên, hai năm qua, Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ trở thành thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới.

Năm 2021, tổng doanh thu phòng vé cả nước lên tới 47,3 tỉ NDT (khoảng 7,3 tỉ USD), cao gấp đôi so với tổng doanh thu năm 2020. 

Thị trường phim Trung Quốc tối ưu hóa về truyền thông, quảng bá, suất chiếu... cho phim nội. Ảnh: Xinhua
Thị trường phim Trung Quốc tối ưu hóa về truyền thông, quảng bá, suất chiếu... cho phim nội. Cảnh trong phim "Lưu lạc địa cầu". Ảnh: Xinhua

Có được thành tích này nhờ chính phủ Trung Quốc áp dụng một số chính sách riêng biệt để phù hợp với thực tế của quốc gia này và phục vụ nhu cầu xem phim của người dân.

Phim Trung Quốc phục vụ người Trung Quốc

Lý do đầu tiên giúp Trung Quốc có tổng doanh thu "khủng" là nhờ vào số lượng rạp chiếu và phòng chiếu nhiều nhất thế giới.

Theo số liệu được Cơ quan quản lý Điện ảnh Trung Quốc công bố tại Triển lãm bản quyền quốc tế Trung Quốc lần thứ tám, nước này hiện có 14.000 rạp chiếu phim với tổng cộng 80.743 phòng vé để phục vụ 1,4 tỉ dân.

Bên cạnh đó, chính sách của chính phủ Trung Quốc là ưu tiên cho những bộ phim do nội địa sản xuất. Trong những năm qua, doanh thu phim nội địa chiếm từ 60%-70% tổng doanh thu, đây là tỷ lệ nội địa hóa thuộc vào top cao nhất thế giới.

Trong mỗi dịp lễ quan trọng, số lượng phim nước ngoài được sắp xếp lịch chiếu chỉ chiếm 10%-20% (chỉ khoảng 2 phim trong tổng số 8-9 phim). Những tác phẩm ngoại quốc không thể cạnh tranh suất chiếu và sức lan tỏa, quảng bá so với những bộ phim bom tấn do Trung Quốc sản xuất.

Hạn chế số lượng phim nước ngoài có thể đem lại sự thiếu đa dạng đề tài cho khán giả thưởng thức, điều này đang được các nhà làm phim Trung Quốc khắc phục. Họ bắt đầu phát triển hình ảnh kỹ xảo, đầu tư vào các thể loại phim vốn không được coi là thế mạnh như phim khoa học viễn tưởng, phim hoạt hình.

Năm 2019, khán giả Trung Quốc đổ xô đi xem phim “Lưu lạc địa cầu” do Ngô Kinh đóng chính. Tác phẩm được đánh giá là khởi đầu của dòng phim khoa học viễn tưởng Trung Quốc. Đây vốn là thể loại phim Hollywood thống trị toàn cầu từ rất lâu, nhưng đến nay Trung Quốc mới bắt đầu khai thác.

Để đa dạng hóa đề tài, Trung Quốc đầu tư cho những thể loại không phải thế mạnh như khoa học viễn tưởng, hoạt hình... Ảnh: Xinhua
Để đa dạng hóa đề tài, Trung Quốc đầu tư cho những thể loại không phải thế mạnh như khoa học viễn tưởng, hoạt hình... Ảnh: Xinhua

Bộ phim “Lưu lạc địa cầu” được đánh giá là có phần kỹ xảo mãn nhãn được thực hiện hoàn toàn bởi các công ty công nghệ Trung Quốc, đã thu về doanh thu kỷ lục 700 triệu USD.

Năm 2022, bộ phim “Moon Man” (Độc hành mặt trăng) do Thẩm Đằng đóng chính cũng khuấy đảo phòng vé Trung Quốc với doanh thu sau một tháng công chiếu là 2,8 tỉ NDT (hơn 400 triệu USD).

Hai tác phẩm này làm sống dậy tinh thần tự tôn dân tộc, khiến khán giả Hoa ngữ tự hào và tin tưởng vào tương lai phát triển mạnh mẽ của điện ảnh Trung Quốc.

Bên cạnh đó, phim hoạt hình Trung Quốc cũng dần thu hút khán giả hơn sau nhiều năm thụt lùi cả về kỹ xảo lẫn cốt truyện. Những bộ phim như Tây du ký: Đại Thánh trở về, Na Tra: Ma đồng giáng thế, Bạch Xà: Duyên khởi… nhận được sự yêu thích đặc biệt của khán giả và đạt doanh thu "khủng".

Có thể thấy, điện ảnh Trung Quốc không ngại khắc phục điểm yếu khai phá đề tài mới và đầu tư đúng hướng để phục vụ khán giả, chiếm lĩnh thị trường. 

Thẩm Nguyệt
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghiệp văn hóa: Bao giờ thành “con gà đẻ trứng vàng”?

Mi Lan |

Việt Nam chúng ta đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Vậy, hiện giờ, chúng ta có gì giữa bối cảnh công nghiệp văn hóa toàn cầu đang kiếm bộn tiền?

Nghịch cảnh về tiền trong sự thua lỗ, ảm đạm của phim Việt

Mi Lan |

8 tháng đầu năm đánh dấu sự ảm đạm, thua lỗ của phim Việt, dù sự cạnh tranh với các bom tấn ngoại là không nhiều.

Công nghiệp văn hoá: Sức mạnh hàng tỉ USD nhìn từ BTS

Mi Lan |

Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tham vọng này là cần thiết khi công nghiệp văn hóa đang giúp nhiều quốc gia kiếm tiền như vũ bão.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phát triển công nghiệp văn hóa: Bao giờ thành “con gà đẻ trứng vàng”?

Mi Lan |

Việt Nam chúng ta đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Vậy, hiện giờ, chúng ta có gì giữa bối cảnh công nghiệp văn hóa toàn cầu đang kiếm bộn tiền?

Nghịch cảnh về tiền trong sự thua lỗ, ảm đạm của phim Việt

Mi Lan |

8 tháng đầu năm đánh dấu sự ảm đạm, thua lỗ của phim Việt, dù sự cạnh tranh với các bom tấn ngoại là không nhiều.

Công nghiệp văn hoá: Sức mạnh hàng tỉ USD nhìn từ BTS

Mi Lan |

Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tham vọng này là cần thiết khi công nghiệp văn hóa đang giúp nhiều quốc gia kiếm tiền như vũ bão.