Về Lỗ Khê ngày Tết, gói bánh chưng nghe câu ca trù

Hương Lê |

Làng Lỗ Khê (Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội) không chỉ được biết đến với những làn điệu ca trù dân gian mà còn nổi tiếng với nghề làm bánh chưng thơm, ngon đượm hương vị Tết.

Nét văn hóa, bản sắc riêng

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, làng Lỗ Khê lại tất bật với mùa bánh mới. Chỉ mới đặt chân tới cổng làng, đã có thể ngửi thấy mùi thơm man mác tỏa ra từ những nồi bánh chưng đang sôi sục trong các hộ gia đình làm nghề.

Nếu ai đã từng thưởng thức bánh chưng Lỗ Khê, có lẽ sẽ không thể nào quên được hương vị bùi bùi, thơm ngon và độ mềm dẻo cuốn hút của chiếc bánh nơi đây. 

Bà Phạm Thị Lành với 30 năm kinh nghiệm trong nghề gói bánh chưng. Ảnh: Thiên Huy
Bà Phạm Thị Lành với 30 năm kinh nghiệm trong nghề gói bánh chưng. Ảnh: Thiên Huy

Gặp gỡ bà Phạm Thị Lành (70 tuổi) - bậc cao niên trong nghề với 30 năm kinh nghiệm gói bánh chưng, bà chia sẻ nghề làm bánh chưng truyền thống ở Lỗ Khê có từ rất lâu rồi, cũng chẳng biết có cụ thể từ bao giờ, chỉ biết rằng khi sinh ra thì nghề đã có rồi. Cứ vậy, cha mẹ truyền lại cho con cái và cho tới bây giờ khi nghề làm bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, bản sắc riêng, nhắc đến Lỗ Khê là phải nhắc đến bánh chưng.

Khung cảnh bên trong xưởng cơ sở “Bánh chưng bà Lành”. Ảnh: Thiên Huy
Khung cảnh bên trong xưởng cơ sở “Bánh chưng bà Lành”. Ảnh: Thiên Huy

Tham quan xưởng làm bánh chưng thương hiệu “Bánh chưng bà Lành” là khung cảnh nhộn nhịp, hối hả của mọi người. Ai nấy đều có công việc riêng của mình. Tuy mỗi người một người một việc nhưng vẫn rộn ràng tiếng cười nói cùng thỉnh thoảng là những câu hát ca trù.

Bà Bàn đang tỉ mỉ gói bánh chưng. Ảnh: Thiên Huy
Bà Bàn đang tỉ mỉ gói bánh chưng. Ảnh: Thiên Huy

Chia sẻ với Lao Động, bà Nguyễn Thị Bàn (67 tuổi), nhân công tại xưởng cho biết: “Ngày thường ở đây sản xuất từ 500-700 chiếc bánh. Nhưng riêng vụ Tết, mỗi ngày chúng tôi gói hàng nghìn chiếc bánh, dù vất nhưng mọi người ở đây rất vui, vừa gói bánh vừa trò chuyện, đôi khi hát câu ca trù, điều này giúp chúng tôi như được trở về tuổi thơ của mình”.

Bánh chưng được xếp sẵn lên kệ sắt. Ảnh: Thiên Huy
Hàng nghìn chiếc bánh chưng được xếp sẵn lên kệ sắt. Ảnh: Thiên Huy

Mặc dù hai năm nay dịch bệnh hoành hành nhưng số lượng đơn hàng của các cơ sở bánh chưng khác nói chung hay bà Lành nói riêng đều không giảm. Bà Lành chia sẻ năm nay cơ sở của bà còn phải thuê thêm nhân công, làm từ sáng tới đêm mới kịp sản xuất gần 30.000 bánh. Vì thủ công từ khâu chọn lá dong, rửa lá dong, ngâm gạo, trộn thịt,... cho tới luộc bánh nên xưởng cũng giới hạn đơn hàng để có thể kiểm soát được chất lượng. 

Nhân công tại xưởng “Bánh chưng bà Lành” đang xếp bánh lên kệ. Ảnh: Thiên Huy
Bánh chưng ở đây có nhiều loại, loại bánh chưng vuông, tròn nhỏ có giá 40.000/chiếc, bánh to hơn 70.000/chiếc hoặc to hơn nữa thì có giá dao động từ 100.000-120.000/chiếc. Ảnh: Thiên Huy

Bánh chưng truyền thống nơi đây được sản xuất đi khắp mọi miền Tổ Quốc nhưng chủ yếu là Hà Nội. Mỗi năm, Lỗ Khê đều được người từ tứ phương ghé thăm đặt bánh làm quà biếu Tết.

Xe taxi vận chuyển bánh chưng tới cho khách hàng. Ảnh: Thiên Huy
Xe taxi vận chuyển bánh chưng tới cho khách hàng. Ảnh: Thiên Huy

Đượm hương vị truyền thống

Để sản xuất ra được một chiếc bánh ngon, người làm phải tỉ mỉ ngay từ khâu chọn lá dong. Chị Nguyễn Thị Tuyết (43 tuổi) - con dâu bà Lành cho biết, để chọn được lá dong đẹp thì phải là người lâu năm trong nghề mới biết được. Lá dong có “lá bà”, “lá ông” (cách gọi của người nơi đây), lá được dùng để gói bánh phải là “lá dong bà” vì “lá bà” vì có màu xanh mướt rất đẹp còn “lá ông” sẽ có màu xanh đen hơn nên khi luộc dễ bị dính nhớt.

Người thợ cẩn thận rửa từng lá chiếc lá dong. Ảnh: Thiên Huy
Để sản xuất ra được một chiếc bánh ngon, người làm phải tỉ mỉ ngay từ khâu chọn lá dong, rửa lá dong. Ảnh: Thiên Huy

Đặc biệt gạo gói bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng. Các bậc cao niên trong nghề cho biết, Lỗ Khê là làng chuyên sản xuất nông nghiệp, xa xưa do trồng nhiều lúa, tiêu thụ không hết nên bà con tự nghĩ cách tiêu thụ bớt bằng việc gói bánh chưng. Vì vậy, gạo gói bánh không phải nhập ở đâu xa xôi mà chính là gạo nếp cái hoa vàng do người nông dân Lỗ Khê trồng ra.

Ảnh: Thiên Huy
Gạo gói bánh không phải nhập ở đâu xa xôi mà chính là gạo nếp cái hoa vàng do người nông dân Lỗ Khê trồng. Ảnh: Thiên Huy

Trước khi gói bánh, gạo sẽ được ngâm khoảng 1 tiếng để đạt tới độ mềm nhất định, sau khi vớt ráo, trộn với muối hột để tăng phần đậm đà. Đậu xanh sẽ ngâm khoảng 2 giờ cho bong hết vỏ rồi đãi sạch, riêng phần nhân thịt phải ra chợ từ sáng sớm để chọn được loại thịt ba chỉ, nạc vai ngon tươi. Khi gói bánh đặc biệt lưu ý không được để gạo đỗ lẫn lộn. Gói bánh xong, bánh sẽ được xếp vào nồi và nấu trong 10 tiếng.

Chị Tuyết cho biết thêm, bánh ngon hay không phụ thuộc một phần vào nguồn nước, Lỗ Khê được trời phú cho mạch nước ngon ngọt nên khi luộc bánh sẽ rất thơm.

Chị Tuyết đang hút chân không những chiếc bánh chưng để kịp gửi tới khách hàng. Ảnh: Thiên Huy
Chị Tuyết đang hút chân không những chiếc bánh chưng để kịp gửi tới khách hàng. Ảnh: Thiên Huy

Sau khi bánh chín, vớt bánh ra, nhúng bánh vào nước lạnh, tiếp tục phải nén và lăn bánh. Anh Mạc Văn Hảo (47 tuổi) - con trai bà Lành cho hay: “Khi luộc xong phải cho bánh vào nước lạnh, đặc biệt không được bỏ qua công đoạn nén và lăn bánh, với bánh tròn thì phải lăn, bánh vuông thì phải nén, điều này sẽ giúp nước trong bánh ra ngoài hết và giúp bánh nhuyễn, dẻo đều, mịn hơn”. 

Anh Mạc Văn Hải cẩn thận nén và lăn những chiếc bánh chưng vừa được vớt ra. Ảnh: Thiên Huy
Anh Mạc Văn Hải cẩn thận nén và lăn những chiếc bánh chưng vừa được vớt ra. Ảnh: Thiên Huy 

Nói về điều đặc biệt của cơ sở của cơ sở mình, bà Lành chia sẻ: “Để kiểm soát được độ ngon của bánh lâu dài, nhà tôi không nhập gạo mà nhập thóc tận tay người nông dân Lỗ Khê. Điều này chỉ có thể là người nhiều kinh nghiệm thì mới nhận ra được đâu là hạt thóc ngon”.

Cũng theo bà Lành, hiện nay xã hội phát triển nhanh, nhiều nét sinh hoạt đang có dấu hiệu ngày mai một. Bà chỉ hy vọng con cái của mình hay người dân làng Lỗ Khê sẽ giữ mãi được ngọn lửa với nghề gói bánh chưng truyền thống và đưa thương hiệu quê hương ngày càng đi xa.

Hương Lê
TIN LIÊN QUAN

Gói bánh chưng để nhớ đến Tết cổ truyền

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại Tết Sum vầy do Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 22.1, có 5 đội là đoàn viên, người lao động của các đơn vị tham gia thi gói bánh chưng. Chia sẻ về tham gia cuộc thi, các thành viên cảm ơn Công đoàn tổ chức một hoạt động ý nghĩa để nhớ đến Tết cổ truyền.

Đà Nẵng: Tặng 800 bánh chưng xanh cho người lao động đón Tết

Nguyễn Linh |

Đà Nẵng - Nhà Văn hoá Lao động thành phố Đà Nẵng trao tặng 800 bánh chưng xanh cho công nhân lao động tại khu công nghiệp và công nhân vệ sinh môi trường đón Tết.

Hoa hậu Ngọc Hân, Á hậu Phương Nga tỉ mẩn gói bánh chưng tặng trẻ vùng cao

Tô Thế |

Hà Nội - Trong tiết trời mưa rét của Hà Nội, Hoa hậu Ngọc Hân và Á hậu Phương Nga vẫn cùng nhau cẩn thận gói từng cái bánh chưng để gửi đến trẻ nhỏ khó khăn vùng cao.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Gói bánh chưng để nhớ đến Tết cổ truyền

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại Tết Sum vầy do Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 22.1, có 5 đội là đoàn viên, người lao động của các đơn vị tham gia thi gói bánh chưng. Chia sẻ về tham gia cuộc thi, các thành viên cảm ơn Công đoàn tổ chức một hoạt động ý nghĩa để nhớ đến Tết cổ truyền.

Đà Nẵng: Tặng 800 bánh chưng xanh cho người lao động đón Tết

Nguyễn Linh |

Đà Nẵng - Nhà Văn hoá Lao động thành phố Đà Nẵng trao tặng 800 bánh chưng xanh cho công nhân lao động tại khu công nghiệp và công nhân vệ sinh môi trường đón Tết.

Hoa hậu Ngọc Hân, Á hậu Phương Nga tỉ mẩn gói bánh chưng tặng trẻ vùng cao

Tô Thế |

Hà Nội - Trong tiết trời mưa rét của Hà Nội, Hoa hậu Ngọc Hân và Á hậu Phương Nga vẫn cùng nhau cẩn thận gói từng cái bánh chưng để gửi đến trẻ nhỏ khó khăn vùng cao.