Về hai bức tranh hơn 300 năm

Nguyễn Văn Xuân |

Trong cuốn A Voyage to Cochinchina in the year 1792 and 1793 (Hành trình đến Đàng Trong năm 1792-1793) in tại London, Anh, năm 1806, John Barrow có in vài bức tranh mà Cố học giả Nguyễn Văn Xuân nhận định rằng đó là hình ảnh của một buổi hát bộ thời Tây Sơn và Vịnh Đà Nẵng. Từ các bức ảnh, ông viết một khảo luận lý thú về sinh hoạt xã hội của Đà Nẵng cách đây hơn 300 năm...
Hai người lính đứng gác

Một người cầm khiên, mang gươm, theo một võ sĩ, có biết qua võ nghệ Bình Định - Quảng Nam cho rằng, sở dĩ người ta mang gươm dàn ở vai, chứ không ở thắt lưng như người Pháp, Nhật, vì ngày xưa, người thượng, muốn trị hổ, thường mang một mũi tên ló lên khỏi vai để giống hổ biết là họ đã phòng bị, không dám nhảy lên mà vồ.

Sự đeo gươm trên vai ló ra cái chuôi gươm như thế, cũng có mục đích ấy. Ngoài ra, nó thuận lợi trong việc rút kiếm, vì chỉ cần đưa tay trái cầm khiên lên (mà vẫn giữ được khiên, là gươm đã xàng ngang, tay phải rút nhanh để chém đối phương [ta chỉ cầm một tay, không phải cầm chuôi kiếm cả hai tay như Nhật]). Còn cái khiên thì hình tròn, chạy con rết thêu bằng mây cám, to đến khoảng tám tấc đường kính.

Sở dĩ bện hình con rết là cốt cho thật chặt, giáo đâm vào sẽ trượt, mà dù không trượt, cũng bị con rết ấy siết lại, khó đâm thủng qua loại mây cực dẻo, xoắn lấy mũi giáo, chạy theo một vòng gần vành khiên, trông như hoa văn là những mũi đinh bén, được sắp xếp để khi cần, có thể dùng làm binh khí đâm thủng da thịt, mắt đối phương. Khi đối phó với ngựa chiến, binh sĩ dùng khiên lăn tròn cho ngựa bị loá mắt, quì xuống, chặt chân ngựa trong khi bên trên vẫn bảo vệ được mũi thương đối phương đâm tới.

Còn người lính thứ hai cầm một thanh giáo dài. Đây chính là một trường côn, bao giờ cũng cao đúng cả thân người với tay, để cho tiện việc sử dụng khỏi vướng mắt. Cán thương làm bằng loại mây song cứng mà lại dẻo. Gươm chặt vào khó đứt. Khi đâm vào đối phương, nó lại có sức bẩy, đẩy tới.

Đối phương nắm được giáo, cùng nhau giằng co thì ứng phó bằng cách lợi dụng sức dẻo, vật nẩy bật của giáo mà sát hại. Khi cần, lao giáo đi khá xa để cắm vào người đối phương. Nhảy qua các vật trở ngại, chỉ cần chống mạnh uốn cong thân giáo, lấy đà vút đi. Khi phải đánh với số đông, cán giáo biến thành trường côn, vụt tả, hữu, tiền, hậu vun vút.

Nhờ giáo khá dài (có lẽ chịu ảnh hưởng người thượng, chứ không phải kiểu ngắn hơn của Trung Quốc) nên tranh tiên được giáo của đối phương, bắt họ phải dừng trước. Người lính mang giáo không có khiên (vì dùng hai tay) nên thường trước ngực có mang theo những tập giấy dày, nhẹ của thời xưa để thay cho giáp, trụ. Chính nhờ loại giáo này mà Tây Sơn tranh thắng dễ dàng trên các chiến trường.

Ở bên kia, ta thấy có họa hình hai người. Một người là quân nhân lo việc lễ, áo dài, tay rộng, đội khăn chỉnh tề. Còn người ngồi là một phụ nữ, vẻ mặt thanh tú, mặc áo ngắn, đầu đội loại nón có hình gần giống nón thúng ngoài Bắc. Chắc là vào thời ấy các bà, các cô còn đội nón thúng kiểu đơn giản này vì trong bức tranh "Chiều trên sông Hàn" cũng có một hình người đội nón ấy ngồi trên thuyền.

Trong một bài của người Pháp, cũng thấy có viết "Xứ Đàng Trong đàn ông đội nón nhọn, đàn bà đội loại nón trẹt". Đi thăm các nhà làm hàng mã, ta cũng thấy khi có lễ các bà, các cô thời trước, cũng cúng nón thúng quai lớn, và trong nón có một cái vành tròn để đội cho cân đối, quai nón to bản. Về thời này, nón nhọn (nón Huế) chưa thật đẩy lùi được nón cổ truyền. Không rõ người đàn bà ngồi này có mặt với tư cách gì, nhưng dù sao, cũng đáng phải chú ý.

Còn về các binh khí khác, ta ngạc nhiên là không có ai mang súng, tuy bấy giờ, theo bài trình của phái đoàn, loại súng điểu thương và súng trường, thợ rèn đều làm được cả. Chúng ta cũng không thấy bóng dáng một loại cung hay "ná mọi" là thứ vũ khí rất thuận lợi, công dụng gần như súng.

Trai An Thái - Gái An Dinh

Về thuyền, ta không thấy có loại ghe bầu, rất thông dụng và các cố đạo thường nói tới. Loại này dùng để chuyên chở, đi biển xa, biển gần. Cũng thấy vắng hẳn loại "thúng chai" hình tròn mà những người đánh cá, câu tôm ở vịnh Đà Nẵng vẫn thường dùng. Lẽ nào thời bấy giờ chưa có?

Về anh em Tây Sơn, tại Quảng Nam có truyền thuyết: Ba người sinh ra trong một gia đình nghèo. Khi người mẹ sắp sinh, mùi xạ hương bay xa. Rồi một cậu nhỏ mặt đỏ, đi từ phòng mẹ ra, đã thấy ai sắp sẵn mấy cái ghế trên phòng cao giữa nhà. Cậu leo lên, ngồi chễm chệ vào ghế giữa, dáng ra vẻ tự tôn. Lát sau, một cậu khác tiếp tục đi ra, bước đến ngồi ghế thấp bên anh, dáng cung thuận. Cậu thứ ba không đi, mà nhảy ngay lên cái ghế cao đối diện với anh, một lát đến đẩy anh đi để dành ghế. Hai cậu chống nhau kịch liệt...

Có người tên là ông Sáu Tàu Cau (chuyên mỗi tay cầm ba tàu cau, có thể dùng đi từ ngọn cây này sang ngọn kia, họ ông là Diệp), dạy võ nghệ cho anh em Tây Sơn. Trước, thầy vốn ở Tàu sang trú ngụ tại Việt Nam.

Ông thuộc môn phái thiếu lâm, phương Nam (1) rất giỏi võ nghệ có liên hệ với cụ Hồ Phi Phúc(?). Khi về nước, có gởi cho ông này hai chum của quí, nhưng vàng bạc, chôn dấu dưới một cây đa, hẹn sẽ trở lại. Khi trở lại, vì cuộc khởi nghĩa anh em Tây Sơn (hay cuộc nổi dậy nào đó) cây đa bị chặt, dấu xưa không còn. Nhưng ông vẫn dò tìm tông tích, biết là ông Phi Phúc còn sống với ba người con Hồ Nhạc, Hồ Lữ, Hồ Huệ. Ông tìm tới nơi, lấy lại hai chum của báu. Vừa lúc Phi Phúc chết, ông bảo đem đi chôn bằng một cái võng và chỉ khi nào võng đứt thì dừng lại đó, chờ một người đội nón sắt đến mới được chôn.

Ba anh em mang xác cha theo hướng được chỉ dẫn, võng mới, trơ trơ không đứt. Nhưng qua một đêm, thức dậy thấy mối đùn lên, cắn nát võng. Ba người tiếp tục khiêng thi hài đi cho tới khi võng thật sự bị đứt hẳn. Họ chưa đứng chờ người đội mũ sắt. Cho tới hồi có một người thượng đội cái chảo đi tới, đoán đó là mũ sắt, liền chôn tại nơi võng đứt. Người thầy Tàu có chỉ dẫn thêm cách thức chôn cất rồi ra đi.

Vịnh Đà Nẵng. Ảnh: TL
Vịnh Đà Nẵng. Ảnh: TL
Về sau, Nguyễn Huệ làm vua, lại thấy xuất hiện ông thầy Tàu cũ. Nguyên ông này ở quê, thấy có ngôi sao sáng quá, tính toán biết phương Nam, những người mình giúp đỡ ngày xưa đã cực kỳ hiển quí, nhưng không dừng tham vọng. Ông trở lại trù ếm mả ông Phi Phúc và Nguyễn Huệ bị chết bất kỳ, rồi nhà Tây Sơn cũng bị tiêu diệt luôn.

Truyền thuyết này có lẽ không phải người đời đặt ra mà do một người vô tích sự, chuyên sùng bái bọn thầy địa với thuyết "địa lý" vu vơ, có khả năng làm ảnh hưởng đến sự nghiệp con người. Có thể chưa hẳn cố ý bôi nhọ Tây Sơn, nhưng họ có bệnh đề cao giới pháp sư, vốn thành thói quen bất trị trong những người học chữ Nho.

Loại truyện này tuy đối với chúng ta ngày nay vô nghĩa lý, song nó vẫn được các võ sĩ, các thầy "phù thuỷ" tin cậy. Họ cho là anh em Tây Sơn chịu ảnh hưởng nhiều về võ nghệ của phái Thiếu Lâm ở miền Nam Trung Quốc và món võ này rất thịnh tại Qui Nhơn sau khi đựơc "địa phương hóa" phần nào. Hai vùng có tiếng về võ này là "trai An Thái, gái An Dinh". Gái An Dinh mới giỏi võ chứ không phải An Truyền như ngày nay vẫn nhắc; sự thật các cô gái ở vùng này chỉ nổi tiếng vì sắc đẹp - "trai tài, gái sắc" mà thôi.

Cấm thuốc phiện

Nhà cầm quyền nghĩ rằng thuốc phiện ở Quảng Đông tất phải do người Tây mang tới Hạ Châu bán ra. Thuyền Linh Phượng của ta mới từ đó về đậu ở Đà Nẵng. Tuy trong thuyền đã được trấn thủ theo định lệ tra xét, nhưng làm sao tìm cho hết trong gióng tre, chỗ ván ghép các xó xỉnh kín đáo. Hoặc khi xét bắt được thì nhận hối lộ, tha cho, hay nể nang che chở, bao dung. Chính quyền thấy phải có một quyết định rất nghiêm khắc để chấm dứt tệ nạn:

1- Nếu ai dấu, không khai báo trong ba ngày, việc phát giác ra, tất xử tử hình, không tha.

2- Mật xét nhà người ở phố chợ, nếu bắt được thực tang, lập tức bắt đưa về Quảng Nam tra xét.

Lịnh này cũng truyền cho thuyền An Dương ở cửa Cần Giờ trong Nam. Về sau, tra xét kỹ cả hai thuyền, không có tang vật. Nhưng tại Đà Nẵng, bắt được người và tang vật bán trộm, đều chiểu theo luật trị tội.

Kỷ Hợi (1839) tháng 10, còn có thêm quy định cấm thuốc phiện rõ hơn. Những kẻ nấu bán thuốc phiện cũng như người hút loại "ma tuý" độc hại này đều bị xử phạt trượng (đánh) phạt lưu (đày). Người hút đã say mê nó rồi thì:

Hút một điếu cho tiêu thực, thực chưa tiêu, hương hỏa đã tiêu.

Hút một điếu cho cố tinh, tinh chưa cố điền viên đã cố.

Nhưng xét cho đúng thì tội kẻ buôn, nấu thuốc phiện phải nặng hơn người hút nhiều lắm.

Vậy mới có Định lệ xử phạt rất nặng cả cha anh, cả hàng xóm biết mà không tố cáo. Ai tố giác đều có thưởng. Các thuyền buôn ngoại quốc đến đậu cửa biển đều phải làm cam đoan: Nếu trong thuyền dám mang theo thuốc phiện hay chứa giấu thuốc phiện ở đâu; hoặc thuê mướn các thuyền khác mang giúp thì cam đoan chịu bị xử tử.

...Các thuyền công phái đi ngoại quốc mà bọn quan lại, quân lính mang thuốc sống, chín về cũng đều tuỳ tội nặng nhẹ mà xử phạt. Ai có công tố giác đều được thưởng. Người phái đi bắt ăn tiền, cố ý tha, người vu các kẻ khác cũng đều định rõ tội trạng.

Nguyễn Văn Xuân
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm “Tuất Dome” chào đón Xuân Mậu Tuất

phạm ngọc |

Triển lãm tranh, tượng, đồ gốm mang chủ đề mùa xuân và về những chú chó, con giáp của năm 2018 mang tên “Tuất Dome” do nhóm nghệ sĩ G39, Công ty Giáo dục Hài Hòa phối hợp với Trung tâm thương mại Hàng Da tại Trung tâm Thương mại Hàng Da sẽ được khai mạc ngày 2.2.

Chùm ảnh: Bức tường rêu cũ kỹ 1.500 mét bỗng hóa thành bức bích họa khổng lồ đặc sắc

N. TRÂM – N. KƯƠNG |

Mọi chất liệu cuộc sống tinh thần của người Đà Nẵng được lưu giữ, khắc họa đầy sinh động dưới bàn tay của nhóm họa sĩ thực hiện đến từ Hội Mỹ thuật Đà Nẵng. Từ những bức tường cũ kỹ, úa màu bỗng hiện lên một bức tranh bích họa khổng lồ đặc sắc.

Bộ tranh tuyệt đẹp vẽ chân dung cầu thủ U23 gây sốt cộng đồng mạng

ÁNH PHƯỢNG - T. TUYẾT |

Từng hình ảnh từ HLV Park Hang-seo, tới Công Phượng, Xuân Trường, thủ thành Bùi Tiến Dũng được phác vẽ sinh động, bộ tranh U23 Việt Nam của một chàng trai 8x đang làm việc tại Đà Nẵng khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Triển lãm “Tuất Dome” chào đón Xuân Mậu Tuất

phạm ngọc |

Triển lãm tranh, tượng, đồ gốm mang chủ đề mùa xuân và về những chú chó, con giáp của năm 2018 mang tên “Tuất Dome” do nhóm nghệ sĩ G39, Công ty Giáo dục Hài Hòa phối hợp với Trung tâm thương mại Hàng Da tại Trung tâm Thương mại Hàng Da sẽ được khai mạc ngày 2.2.

Chùm ảnh: Bức tường rêu cũ kỹ 1.500 mét bỗng hóa thành bức bích họa khổng lồ đặc sắc

N. TRÂM – N. KƯƠNG |

Mọi chất liệu cuộc sống tinh thần của người Đà Nẵng được lưu giữ, khắc họa đầy sinh động dưới bàn tay của nhóm họa sĩ thực hiện đến từ Hội Mỹ thuật Đà Nẵng. Từ những bức tường cũ kỹ, úa màu bỗng hiện lên một bức tranh bích họa khổng lồ đặc sắc.

Bộ tranh tuyệt đẹp vẽ chân dung cầu thủ U23 gây sốt cộng đồng mạng

ÁNH PHƯỢNG - T. TUYẾT |

Từng hình ảnh từ HLV Park Hang-seo, tới Công Phượng, Xuân Trường, thủ thành Bùi Tiến Dũng được phác vẽ sinh động, bộ tranh U23 Việt Nam của một chàng trai 8x đang làm việc tại Đà Nẵng khiến nhiều người ngưỡng mộ.