Vẻ đẹp trong mắt một “nhiếp ảnh gia nông dân”

Phương Nhiên |

Lâm Đồng – Nhìn ngắm những bức ảnh thiên nhiên đầy sống động trong một triển lãm nhiếp ảnh nổi tiếng ở Đà Lạt, ít ai nghĩ rằng chúng được chụp bởi bàn tay thô ráp, chai sạn và đôi khi còn lấm lem đất cát của một anh nông dân chính hiệu, có làn da ngăm đen và nụ cười hiền khô.

Điều kỳ diệu trong thế giới tí hon

Đỗ Thành Công (sinh năm 1987) là một người nông dân, sở hữu khu vườn trồng hoa rộng gần 8000m2  ở ngoại thành Đà Lạt.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nông nghiệp, Công đã theo chân ba mẹ xới đất, trồng rau từ những ngày còn tấm bé. Tốt nghiệp cấp 3, Công có một vài năm học nghề ở TP.HCM xong vẫn quyết định về quê nối nghiệp trồng trọt.

“Làm nông với tôi cũng tự nhiên như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Là cuộc sống và cũng là thói quen mà nếu ngày nào không ra vườn thì tôi sẽ thấy bứt rứt, khó chịu.”- Đỗ Thành Công chia sẻ.

 
Nhờ làm nông đã giúp Công nhận ra niềm yêu thích chụp ảnh của mình.

Những khi làm vườn, ông thích nhìn ngắm thật kĩ những vật, những con nhỏ xíu xung quanh mình. Khi thì chú sâu nằm im lìm trên cành hoa mới nở, khi chỉ là sợi lông tơ nhỏ li ti trên búp cỏ non còn đẫm sương mai. Ông mê mẩn thế giới tí hon nhưng đầy sống động đó và mắt đầu chụp những tấm ảnh đầu tiên bằng chiếc điện thoại cũ của mình.

“Khi chụp lại thế giới tí hon ấy tôi mới nhận ra giá trị của thời gian. Vừa hay, công việc làm nông lại cho tôi được làm chủ thời gian quý giá đó để có thể thoả thuê với sở thích nhiếp ảnh của mình” – ông chia sẻ.

 
Đỗ Thành Công thích chụp những thứ nhỏ bé trong thiên nhiên như sương, hoa, côn trùng...

Quyết định “chơi lớn” khi rước về bộ máy ảnh để phục vụ niềm đam mê của mình, ông cho biết: “Một năm trồng hoa, sau khi trừ đi các chi phí đầu vào, tôi thu được khoảng hơn 100 triệu đồng vừa là tiền công cũng vừa là tiền lãi. Trong khi bộ máy ảnh tôi đầu tư cũng gần bằng số tiền vừa công vừa lãi cả một năm cặm cụi trồng hoa của mình”.

Nếu tính toán bằng góc nhìn của người nông dân, hẳn sự đầu tư đó sẽ bị cho là hồ đồ, thậm chí là gàn dở, nhưng Đỗ Thành Công lại cho rằng, đó là một cuộc đầu tư sinh lời bởi cuộc sống còn gì ý nghĩa bằng biết mình thích gì và làm được gì.

“Đẹp là biết đủ”

Cứ như thế, hành trình đến với nhiếp ảnh của người nông dân Đỗ Thành Công cũng tự nhiên và nhẹ nhàng như cách ông làm nông. “Có khi đang cặm cụi nhổ cỏ, phát hiện một con rắn nằm ẩn mình dưới gốc, tôi vội chạy đi lấy máy ảnh ra chụp kẻo sợ nó trốn mất. Chụp xong mới nhận ra cái máy dính đầy đất cát vì mình chưa kịp rửa tay chân gì, thế là lại ngồi hì hụi lau chùi”.

 

Mặc dù chỉ tự mày mò học chụp ảnh nhưng những bức hình đầu tiên ông chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Vui một niềm vui như có, như không, ông chia sẻ về cảm xúc có phần khó hiểu ấy: “Nhiếp ảnh với tôi là niềm yêu thích, cũng là một thú chơi. Thay vì người ta đi đá bóng, tập thể dục… thì tôi tìm thấy niềm vui của mình trong nhiếp ảnh. Thế nên tôi không đặt quá nhiều kỳ vọng rằng bức ảnh đó sẽ được yêu thích thế nào, khen ngợi ra sao. Mình thấy đẹp là đủ. Biết đủ thì tự nhiên thấy gì cũng đẹp.”

Ý niệm đó theo ông cả trong những chuyến ngao du chụp ảnh của mình. Có khi dậy từ 2-3h sáng, chạy xe ròng rã gần 80km đến điểm săn ảnh nhưng thời tiết không như ý và quay về tay không, ông cũng vẫn vui. Vui vì quãng đường thênh thang đó chứ không phải kỳ vọng vào kết quả của một hành trình.

 
Với Đỗ Thành Công, mỗi chuyến săn ảnh cũng giống như một cuộc đi chơi.

Ngay cả khi nhận được lời mời tham gia triển lãm ảnh từ nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lý Hoàng Long, Đỗ Thành Công vẫn cho rằng đó là mình may mắn nhận được phần thưởng từ một trò chơi yêu thích.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lý Hoàng Long chia sẻ sự ngưỡng mộ của mình về tình yêu nhiếp ảnh của người nông dân Đỗ Thành Công rằng, tình yêu nhiếp ảnh của anh ấy xứng đáng và đủ sức nổi bật khi đặt cạnh những tấm ảnh của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tinh thần nhiếp ảnh đó rất nghệ sĩ và nó lớn hơn nhịp sống bươn chải theo sinh kế mỗi ngày.

Còn Đỗ Thành Công thì vẫn ngại ngùng khiêm tốn: “Dù thế nào tôi vẫn là một nông dân” như để khẳng định thêm, với ông, là ai không quan trọng, quan trọng là ông biết đủ với những thứ mình có. Khi ấy, cuộc sống tự ắt đẹp như môn nghệ thuật mà ông yêu.

Một số hình ảnh được chụp bởi người nông dân Đỗ Thành Công:

 
"Đôi bạn" - bức ảnh được trưng bày trong triển lãm Dalat Harmony (năm 2020).
 
Bình minh lên trên đồi chè Cầu Đất.
 
Sông trăng.
 
Ngựa hoang.
 
Vạc sành.
 

Phương Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Nông nghiệp Lâm Đồng đang trở nên “thông minh” hơn thế nào?

Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Được xem là một trong những địa phương đi đầu trong ứng dụng khoa học, công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp, việc trồng trọt ở Lâm Đồng vẫn có những cải tiến để trở nên “thông minh” hơn, ngay cả khi không áp dụng công nghệ hiện đại.

Về Tháp Mười, xem nông dân nâng tầm giá trị cây sen

Thành Nhân - Mai Hương |

Đồng Tháp - Ban đầu, cây sen ở xứ Đồng Tháp được người nông dân thu hoạch bán búp, ngó sen... Nhưng giờ đây, từ nguồn nguyên liệu này đã chế biến thành nước uống đóng lon, trà sen,... Từ đó, đã gia tăng giá trị kinh tế cho cây sen ở Đồng Tháp.

Phân bón tăng giá, nông dân Lâm Đồng xoay xở ra sao?

Phương Nhiên |

Lâm Đồng – Hơn 1 năm trở lại đây, giá phân bón liên tục tăng cao. Đặc biệt, từ đầu năm 2022, phân bón đã tăng giá gần như gấp đôi, gấp ba so với cùng kỳ năm 2020, lập mức cao nhất trong khoảng 50 năm qua. Trước tình hình đó, nông dân Lâm Đồng đang có nhiều phương án nhằm tháo gỡ khó khăn này.

Festival nhiếp ảnh quốc tế lần thứ 8-2022 cho học sinh trung học

V.V |

Năm 2022, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban tổ chức Festival nhiếp ảnh quốc tế dành cho học sinh trung học quyết định tổ chức cuộc thi Photo Contest theo hình thức trực tuyến tự do đến mọi học sinh trên toàn cầu có thể tham gia. “ Sức hút quê hương” (ảnh bộ) và “Tuổi trẻ” (ảnh đơn) là 2 chủ đề của cuộc thi Festival nhiếp ảnh quốc tế lần thứ 8-2022 và cũng là lần đâu tiên, cuộc thi có giải thưởng bằng hiện kim

14 tác phẩm ấn tượng đoạt giải nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã của năm 2022

Mai Hoa (Theo SCMP) |

Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về thế giới động vật hoang dã được các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới ghi lại trong cuộc thi Nhiếp ảnh động vật hoang dã 2022.

Nét đẹp của phụ nữ dân tộc Dao Thanh Phán qua ống kính nhiếp ảnh

Tiến Trưởng |

Quảng Ninh - Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có trên 96% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau dân tộc Tày và dân tộc Sán Chỉ). Cuộc sống của người dân nơi đây hiện nhiều sắc màu rực rỡ qua ống kính nhiếp ảnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Nông nghiệp Lâm Đồng đang trở nên “thông minh” hơn thế nào?

Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Được xem là một trong những địa phương đi đầu trong ứng dụng khoa học, công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp, việc trồng trọt ở Lâm Đồng vẫn có những cải tiến để trở nên “thông minh” hơn, ngay cả khi không áp dụng công nghệ hiện đại.

Về Tháp Mười, xem nông dân nâng tầm giá trị cây sen

Thành Nhân - Mai Hương |

Đồng Tháp - Ban đầu, cây sen ở xứ Đồng Tháp được người nông dân thu hoạch bán búp, ngó sen... Nhưng giờ đây, từ nguồn nguyên liệu này đã chế biến thành nước uống đóng lon, trà sen,... Từ đó, đã gia tăng giá trị kinh tế cho cây sen ở Đồng Tháp.

Phân bón tăng giá, nông dân Lâm Đồng xoay xở ra sao?

Phương Nhiên |

Lâm Đồng – Hơn 1 năm trở lại đây, giá phân bón liên tục tăng cao. Đặc biệt, từ đầu năm 2022, phân bón đã tăng giá gần như gấp đôi, gấp ba so với cùng kỳ năm 2020, lập mức cao nhất trong khoảng 50 năm qua. Trước tình hình đó, nông dân Lâm Đồng đang có nhiều phương án nhằm tháo gỡ khó khăn này.

Festival nhiếp ảnh quốc tế lần thứ 8-2022 cho học sinh trung học

V.V |

Năm 2022, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban tổ chức Festival nhiếp ảnh quốc tế dành cho học sinh trung học quyết định tổ chức cuộc thi Photo Contest theo hình thức trực tuyến tự do đến mọi học sinh trên toàn cầu có thể tham gia. “ Sức hút quê hương” (ảnh bộ) và “Tuổi trẻ” (ảnh đơn) là 2 chủ đề của cuộc thi Festival nhiếp ảnh quốc tế lần thứ 8-2022 và cũng là lần đâu tiên, cuộc thi có giải thưởng bằng hiện kim

14 tác phẩm ấn tượng đoạt giải nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã của năm 2022

Mai Hoa (Theo SCMP) |

Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về thế giới động vật hoang dã được các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới ghi lại trong cuộc thi Nhiếp ảnh động vật hoang dã 2022.

Nét đẹp của phụ nữ dân tộc Dao Thanh Phán qua ống kính nhiếp ảnh

Tiến Trưởng |

Quảng Ninh - Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có trên 96% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau dân tộc Tày và dân tộc Sán Chỉ). Cuộc sống của người dân nơi đây hiện nhiều sắc màu rực rỡ qua ống kính nhiếp ảnh.