Văn hóa, lịch sử và “Bảo tàng sông Hương” của Huế

Tường Minh |

Huế sẽ có thêm một bảo tàng tư nhân mang tên là “Bảo tàng sông Hương”, với hơn 7.000 hiện vật gốm được trục vớt từ dưới lòng sông Hương trong hơn 30 năm qua. Chủ nhân của bảo tàng là một phụ nữ Huế đã và đang giảng dạy Triết học ở Đức: GS.TS Thái Kim Lan.

Cổ vật dòng Hương

Ở Huế có một đội ngũ khá hùng hậu, chuyên làm một nghề không giống ai là lặn trục vớt cổ vật, chủ yếu là đồ gốm bị vùi lấp dưới lòng sông Hương qua các thời kỳ. Và điểm đến của những cổ vật này chủ yếu là một vài nhà sưu tập có đam mê cũng không giống ai ở Huế, như cố nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan hay GS Thái Kim Lan - một Việt kiều đi đi về về giữa Huế và Đức để giảng dạy Triết học và Phật học. Cái duyên dẫn GS Thái Kim Lan đến với đồ gốm dưới lòng Hương, bắt đầu từ một buổi chiều của 30 năm trước...

“Trong lúc cùng anh trai là cố họa sĩ Thái Nguyên Bá đi dạo trên đường Trần Hưng Đạo, tôi nhìn thấy nhiều người xếp bán những cái hũ, bình bằng gốm, sành sứ trên vỉa hè. Hỏi ra mới biết tất cả được vớt lên từ lòng sông Hương. Tôi quá bất ngờ và bị mê hoặc. Không ngờ sông Hương có nhiều hiện vật với rất nhiều giai đoạn lịch sử. Niềm đam mê cổ vật sông Hương của tôi bắt đầu từ đó...”, bà Lan nhớ lại.

Cứ thế, những hiện vật được bà cùng anh trai mua khi thì ở vỉa hè Trần Hưng Đạo, khi thì tận tay của những người chuyên lặn cổ vật ở sông Hương, khi thì của những nhà sưu tập như từ gia đình cố nhà nghiên cứu Hồ Tân Phan sau khi ông qua đời. Đến nay, GS Thái Kim Lan sở hữu hơn 7.000 hiện vật.

Với những gì đang có, GS Thái Kim Lan chưa thấy con sông nào có lớp trầm tích dày đặc, kéo dài cả không gian lẫn thời gian như thế. Tất cả được chứng minh khi những hiện vật có từ thời tiền, sơ sử cho đến giai đoạn Chăm Pa và văn hoá Đại Việt trở về sau. GS Thái Kim Lan đinh ninh, mỗi hiện vật thường gắn với một giai đoạn và người sở hữu nên chắc chắn chúng có linh hồn.

“Nó chất chứa nếp sống, cảm xúc và sự sáng tạo của con người. Tất cả hình thành nên một đời sống, tập thể trong xã hội vào thời điểm nhất định”, bà Lan lý giải và khẳng định nhờ đó đã tạo nên sự riêng biệt với những nền văn hoá khác trên thế giới.

Bảo tàng sông Hương

Từ 3 năm trước, GS Thái Kim Lan quyết định xây dựng một bảo tàng có tên là “Bảo tàng sông Hương” ngay tại từ đường tổ tiên ở thượng nguồn sông Hương (số 120 Nguyễn Phúc Nguyên), biến nơi này trở thành không gian văn hoá kể câu chuyện về sông Hương.

“Mọi người sẽ được ngắm sông Hương trước, rồi khi vào bên trong, xem những hiện vật được vớt lên từ chính lòng sông ấy, họ sẽ hiểu và trân quý văn hoá, lịch sử mà ngàn xưa để lại”, bà Lan hình dung.

Để hình thành được một bảo tàng là chuyện không hề đơn giản, trải qua rất nhiều công đoạn. Trong đó, việc phân loại và hệ thống hoá khối di sản, hiện vật cần rất nhiều thời gian, phải có sự đánh giá khoa học, tỉ mỉ và chính xác. Và TS Nguyễn Anh Thư đến từ Khoa Di sản văn hoá - Đại học Văn hoá Hà Nội được GS Thái Kim Lan tin tưởng giao đảm nhận phần việc quan trọng này.

Theo TS Nguyễn Anh Thư, dù mất nhiều thời gian, nhưng với số lượng hiện vật khổng lồ mà GS Thái Kim Lan đang sở hữu để tạo dựng Bảo tàng sông Hương không gặp nhiều khó khăn. Bởi “tất cả các hiện vật đã thể hiện rất rõ nét, việc bây giờ cần làm đó là chọn lọc và trưng bày những hiện vật tiêu biểu trong số đó để người thưởng lãm có thể hình dung theo từng giai đoạn của dòng chảy sông Hương”, TS Nguyễn Anh Thư nói.

Cũng theo TS Nguyễn Anh Thư: “Bên cạnh không gian đường gốm từ cổng dẫn vào vườn, bên trong không gian chính sẽ được trưng bày, chia theo 4 nhóm hiện vật: Tiền Sa Huỳnh - Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, gốm nước ngoài (Nhật Bản, Trung Quốc…). Tôi nghĩ với cách trưng bày như thế, cơ bản phản ánh đúng, khớp với dòng chảy lịch sử vùng đất Cố đô Huế”.

Ngoài xúc tiến các phần việc liên quan đến bảo tàng, GS Thái Kim Lan và TS Nguyễn Anh Thư đang lên kế hoạch viết một cuốn catalogue với nhiều ngôn ngữ khác nhau để giới thiệu, quảng bá những hiện vật của Bảo tàng sông Hương. Trong tương lai, dựa trên nền tảng trưng bày sẵn có, nếu được sẽ tính tới câu chuyện số hoá, bảo tàng ảo.

“Hàng nghìn hiện vật gốm sứ vớt từ dòng sông Hương đã tạo nên hình hài, phản chiếu được lịch sử của vùng đất. Những hiện vật ấy sẽ tự thân kể câu chuyện về nó, giúp chúng ta hiểu hơn giá trị văn hoá, lịch sử vùng đất này”, GS Thái Kim Lan chia sẻ.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: “Bảo tàng làng” Yên Mỹ - nơi lưu giữ quá khứ, nhắn gửi tương lai

Phạm Đông |

Hơn 2 năm nay, Nhà truyền thống xã Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) đã trở thành điểm hẹn văn hóa của nhiều người dân. Đây là "bảo tàng" lưu giữ hơn 300 hiện vật, trong đó có hàng chục hiện vật trên trăm tuổi, toàn bộ do các hộ dân trên địa bàn quyên góp.

Bảo tàng “sống sót” qua mùa dịch

Hải Minh |

Hứng chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thế nhưng các bảo tàng trên địa bàn Thủ đô như Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam... vẫn nỗ lực, chủ động, đổi mới phương thức hoạt động từng ngày để phục vụ khách tham quan tốt hơn.

Hoa Cương - bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh: Lưu giữ hồn nước, hồn quê cho mai sau

Quỳnh Trang |

Với cái tâm của một nhà văn, nhà giáo, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương đã dành gần 50 năm để sưu tầm, tích góp những hiện vật, tài liệu quý hiếm trong dòng lịch sử nước Việt để hi vọng truyền đạt tình yêu cội nguồn cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ.

Ngắm bộ sưu tập hiện vật cổ của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại Hà Tĩnh một bảo tàng tư nhân đầu tiên mang tên Bảo tàng Hoa Cương vừa được cấp phép đi vào hoạt động, trưng bày hơn 4000 hiện vật quý hiếm.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Hà Nội: “Bảo tàng làng” Yên Mỹ - nơi lưu giữ quá khứ, nhắn gửi tương lai

Phạm Đông |

Hơn 2 năm nay, Nhà truyền thống xã Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) đã trở thành điểm hẹn văn hóa của nhiều người dân. Đây là "bảo tàng" lưu giữ hơn 300 hiện vật, trong đó có hàng chục hiện vật trên trăm tuổi, toàn bộ do các hộ dân trên địa bàn quyên góp.

Bảo tàng “sống sót” qua mùa dịch

Hải Minh |

Hứng chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thế nhưng các bảo tàng trên địa bàn Thủ đô như Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam... vẫn nỗ lực, chủ động, đổi mới phương thức hoạt động từng ngày để phục vụ khách tham quan tốt hơn.

Hoa Cương - bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh: Lưu giữ hồn nước, hồn quê cho mai sau

Quỳnh Trang |

Với cái tâm của một nhà văn, nhà giáo, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương đã dành gần 50 năm để sưu tầm, tích góp những hiện vật, tài liệu quý hiếm trong dòng lịch sử nước Việt để hi vọng truyền đạt tình yêu cội nguồn cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ.

Ngắm bộ sưu tập hiện vật cổ của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại Hà Tĩnh một bảo tàng tư nhân đầu tiên mang tên Bảo tàng Hoa Cương vừa được cấp phép đi vào hoạt động, trưng bày hơn 4000 hiện vật quý hiếm.