Văn hoá là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Th.S Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Văn hóa là sức mạnh tinh thần, là nền tảng quan trọng của xã hội; vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (tháng 11.1946), Bác Hồ đã chỉ rõ: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

“Văn hóa tức là sinh hoạt”

Hiện nay có hàng trăm cách giải thích về văn hóa, mỗi khái niệm đưa ra cách hiểu về văn hóa từ những khía cạnh khác nhau. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào ngày 24.11.2021, trong diễn văn khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Văn hóa là một phạm trù rất rộng, có nhiều cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau. Nhưng chung quy có thể hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng văn hóa là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định; nghĩa hẹp thì văn hóa là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức… Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, nhưng khi nhắc tới văn hóa thì là đề cập đến những gì tinh túy nhất được hun đúc thành những giá trị nhân văn”.

Mặc dù có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, theo GS-TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam: Tựu chung lại văn hóa có thể hiểu chung văn hóa ở trong mọi khía cạnh của cuộc sống, có mặt ở mọi nơi mọi chỗ. Từ những hoạt động thuần túy văn hóa, nghệ thuật đến các hoạt động xã hội hay trong mọi lĩnh vực khác. Phát triển văn hóa là nhiệm vụ căn bản hướng tới thúc đẩy phát triển xã hội.

Khơi dậy sức mạnh văn hóa

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước nhấn mạnh, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.

Đại hội XII của Đảng cũng nhấn mạnh quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước; khẳng định cần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phát triển văn hóa là thúc đẩy sức mạnh nội sinh, đưa văn hóa vào trung tâm của quá trình phát triển phù hợp với bối cảnh mới, văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Phương Châm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa: “Nếu phát triển kinh tế mà bỏ qua văn hóa sẽ dẫn đến sự mất ổn định, thậm chí là khủng hoảng xã hội. Chính vì vậy, sự gắn kết văn hóa với phát triển kinh tế sẽ đưa đến sự phát triển đa chiều, toàn diện và bền vững. Không thể có sự phát triển xã hội đúng nghĩa nếu không có phát triển văn hóa và phát triển vì mục tiêu văn hóa”.

Nguồn lực văn hóa Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với những di sản văn hóa vật thể như di tích lịch sử, quần thể kiến trúc, di tích khảo cổ học, di tích tín ngưỡng và tôn giáo, các loại hình nhà cửa…; các di sản văn hóa phi vật thể gồm lễ hội, phong tục tập quán, âm nhạc dân gian, tri thức dân gian… Nhiều di sản đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa đại diện của nhân loại.

GS-TS Vũ Minh Giang - Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, văn hóa phải được sử dụng như một dạng sức mạnh mềm của đất nước, để từ đó có thể mở rộng hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên trường quốc tế. Bên cạnh việc phát huy sức mạnh mềm, việc làm sống dậy các di sản, di tích cũng là một giải pháp quan trọng, cần được đặc biệt quan tâm.

Văn hóa Việt Nam với bề dày lịch sử đã khẳng định được giá trị, góp phần nâng tầm vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Trong mặt trận ngoại giao, nhiều nguyên thủ quốc gia trong các bài phát biểu của mình đã đề cập đến những đặc trưng mang bản sắc của Việt Nam. Năm 2000, trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã lẩy hai câu Kiều “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân” để nói về sự chuyển biến của quan hệ bang giao giữa hai nước.

Ngoài ra, theo Trung tâm kỷ lục Việt Nam, tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, bao gồm tiếng Anh, Pháp, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha… Điều này chứng minh giá trị của Truyện Kiều đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam, đến với độc giả nhiều nước trên thế giới, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam.

Hình tượng cây tre gắn liền với văn hóa nông thôn, lũy tre tạo nên tường rào, giúp cha ông ta bảo vệ làng quê trước thử thách của thiên nhiên và bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Tre còn gắn liền với hình tượng Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, tre là biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là tinh thần quật cường đồng sức, đồng lòng cứu nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ví ngoại giao Việt Nam là “ngoại giao cây tre”: “Thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi”. Phương pháp ngoại giao cây tre đã vận dụng nội hàm của văn hóa Việt vào thực tiễn đối ngoại, lấy đoàn kết đồng lòng làm gốc rễ, biết nhu biết cương, biết tiến thoái, lấy sự mềm mại khôn khéo để giải quyết vấn đề, lấy kiên cường bất khuất để đấu tranh.

Như vậy, văn hóa tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bất kể lĩnh vực nào từ kinh tế, chính trị, xã hội… văn hóa đều giữ vai trò khơi dậy động lực phát triển. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, để văn hóa thực sự trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước thì mỗi chúng ta đều phải hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa. Từ đó mỗi người đều phải tự mình thấm nhuần các giá trị văn hóa truyền thống, nắm rõ được bản sắc văn hóa, chủ động tiếp thu văn hóa nhân loại, góp phần vào công cuộc phát huy giá trị văn hóa Việt Nam.

Th.S Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ tưng bừng Ngày hội du lịch "Văn hoá Chợ nổi Cái Răng" 2022

Phương Quang |

Cần Thơ - Ngày Hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” lần VI năm 2022 là một trong những hoạt động nhằm thiết thực nhằm hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam 9.7; chào mừng 6 năm “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thái Nguyên sẽ đăng cai ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc

Đức Sơn |

Thái Nguyên - Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 2350/KH-BVHTTDL về việc tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II năm 2022 tại tỉnh Thái Nguyên.

Hà Nội tổ chức 2 giải báo chí về xây dựng Đảng và phát triển văn hoá

Hà Thái |

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị và Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cần Thơ tưng bừng Ngày hội du lịch "Văn hoá Chợ nổi Cái Răng" 2022

Phương Quang |

Cần Thơ - Ngày Hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” lần VI năm 2022 là một trong những hoạt động nhằm thiết thực nhằm hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam 9.7; chào mừng 6 năm “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thái Nguyên sẽ đăng cai ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc

Đức Sơn |

Thái Nguyên - Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 2350/KH-BVHTTDL về việc tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II năm 2022 tại tỉnh Thái Nguyên.

Hà Nội tổ chức 2 giải báo chí về xây dựng Đảng và phát triển văn hoá

Hà Thái |

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị và Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022.