Văn hóa - chuyển hóa các kế hoạch thành việc làm thiết thực

Mai Hương |

Tại Hội nghị Tổng kết công tác Văn hóa Thể thao và Du lịch năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của toàn ngành trong năm 2022, góp phần cùng cả nước vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

Có những chuyển biến rất rõ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những nỗ lực của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian qua, đặc biệt, thành tích đó được thể hiện qua 10 sự kiện tiêu biểu được bình chọn mới đây. Bên cạnh đó, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch đã triển khai được các hoạt động cụ thể, nhiều quy mô được triển khai theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc.

Phó Thủ tướng nhắc lại câu nói của Tổng Bí Thư: “Văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất dân tộc mất”. Tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, Tổng Bí thư đã nhắc lại câu nói của một vị tiền bối, đó cũng chính là văn hoá. Chúng ta đi trên con đường xa lộ và nhớ lại những người đã mở đường mòn. Đó cũng là văn hóa.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Chúng ta đã nói rất nhiều về phát triển bền vững. Người ta nói rằng những nước đang phát triển đều mắc căn bệnh chung, tập trung phát triển kinh tế, không để ý đến môi trường, sau đó phải gánh chịu hậu quả mà hàng chục năm sau mới khắc phục được. Xa hơn, nếu chú ý môi trường, không chú ý văn hóa xã hội thì sẽ mất hàng thế hệ, thậm chí sụp đổ. Trong các văn kiện đều lưu ý về việc phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa xã hội”.

Cũng theo Phó Thủ tướng, chúng ta cũng phải thẳng thắn quan tâm, nhìn nhận những vấn đề đã nói rất nhiều lần. Đảng, Nhà nước trong các văn kiện, Nghị quyết đều chú trọng đến phát triển văn hoá, lưu ý phát triển hài hòa giữa văn hóa, xã hội với kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề triển khai thực hiện vẫn còn khoảng cách so với mong muốn trong Nghị quyết của Đảng.

“Văn hoá có những đặc trưng mà ở góc độ nào đó rất khó cho đội ngũ thực hiện. Thứ nhất, đó là quan niệm ngành văn hoá vẫn thường được cho là không làm ra tiền, chỉ tiêu tiền. Thứ hai, làm văn hoá như phù sa bồi đắp dần dần, không phải vấn đề cấp bách, cái tốt nhiều năm mới thấy rõ, cái xấu cũng nhiều năm sau mới bộc lộ, và khi bộc lộ thì phải mất nhiều năm nữa, thậm chí cả thế hệ mới khắc phục được. Khi điều hành, thường thì những vấn đề cấp bách hơn lại được ưu tiên hơn...”, Phó Thủ tướng nêu.

Quan tâm thực sự tới giới văn nghệ sĩ

Bước vào năm 2023, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngành văn hoá cần tiếp tục phát huy tinh thần chịu khó, tỉ mỉ và kiên trì, vốn là đặc tính của ngành. Nhiều chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt, không thể làm chung chung mà phải rất tỉ mỉ, như phù sa bồi đắp hằng ngày, từ thế hệ nọ qua thế hệ kia.

Đặc biệt, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, phải quan tâm thực sự tới giới văn nghệ sĩ. “Vì sao không đặt được hàng sáng tác, trong khi đã có Nghị định về đặt hàng sáng tác, đào tạo Văn học nghệ thuật. Vướng ở đâu? Các văn nghệ sĩ trừ số ít đã trở thành người công chúng, người nổi tiếng, còn lại phần lớn chỉ hào nhoáng trên sân khấu, còn ra bên ngoài, sau cánh gà vô cùng khổ, đời sống bấp bênh, thu nhập thấp.

Chế độ chính sách không thể mãi thế này được. Đào tạo thế hệ trẻ trong các trường nghệ thuật, anh chị em diễn viên tập luyện khổ sở mới có được một tác phẩm…  nhưng chế độ chính sách quá thấp. Đây là vấn đề phải thực sự được quan tâm”, Phó Thủ tướng nói.

Lãnh đạo Chính phủ cũng chỉ rõ, tinh giản biên chế hành chính rất cần, nhưng tinh giản biên chế các đoàn nghệ thuật thì không thể đơn giản. Khi sáp nhập các đoàn nghệ thuật, sẽ có bao nhiêu đoàn nghệ thuật rồi đây sẽ bị mai một. Tuồng, chèo, cải lương, kịch nói… đều có đặc thù, không thể gộp thành một đoàn. “Nhất thời sẽ không thấy vấn đề gì, nhưng sau 10 năm, chúng ta sẽ thấy rất rõ hậu quả. Vì thế, lĩnh vực này cần nhìn nhận kỹ lưỡng, thấu đáo, không nên một chiều”.

Trong vấn đề  xã hội hoá, theo Phó Thủ tướng, chưa có nhiều cơ chế thuận lợi thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mong muốn đầu tư cho văn hoá nghệ thuật.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng yêu cầu toàn ngành cần chuyển hóa các kế hoạch thành việc làm thiết thực; tiếp tục hoàn thiện chương trình tổng thể về chấn hưng, phát triển văn hoá Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quan tâm phát triển du lịch trong tình hình mới…

Bên cạnh đó, phát huy hơn nữa vai trò lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp “Chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”, tiếp tục triển khai hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá

Hương Mai |

Văn hóa giữ vai trò điều tiết xã hội bằng hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hóa của cộng đồng, văn hóa giữ vai trò định hướng sự phát triển của xã hội bằng mục đích nhân văn của mình và cột mốc văn hóa trong tâm trí con người luôn là cột mốc vững chắc nhất. Do vậy, đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai. 

Về một hướng phát triển văn hoá đọc của giới trẻ thời 4.0

Nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn |

Khác nhiều người lo lắng, sốt ruột cho rằng giới trẻ - học sinh, sinh viên thờ ơ với sách, với văn hóa đọc, tôi lại tin lớp độc giả này mới là những đại cử tri quyết định các hình thức cũng chất lượng của sự đọc hiện nay ở Việt Nam.

Hà Nội tổ chức 2 giải báo chí về xây dựng Đảng và phát triển văn hoá

Hà Thái |

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị và Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá

Hương Mai |

Văn hóa giữ vai trò điều tiết xã hội bằng hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hóa của cộng đồng, văn hóa giữ vai trò định hướng sự phát triển của xã hội bằng mục đích nhân văn của mình và cột mốc văn hóa trong tâm trí con người luôn là cột mốc vững chắc nhất. Do vậy, đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai. 

Về một hướng phát triển văn hoá đọc của giới trẻ thời 4.0

Nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn |

Khác nhiều người lo lắng, sốt ruột cho rằng giới trẻ - học sinh, sinh viên thờ ơ với sách, với văn hóa đọc, tôi lại tin lớp độc giả này mới là những đại cử tri quyết định các hình thức cũng chất lượng của sự đọc hiện nay ở Việt Nam.

Hà Nội tổ chức 2 giải báo chí về xây dựng Đảng và phát triển văn hoá

Hà Thái |

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị và Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022.