Văn hóa - Ánh sáng soi đường hành trình dân tộc

Nguyễn Thụy Kha |

Kết quả mà Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 mang lại và khiến chúng ta có thêm nhiều hy vọng trong tương lai phát triển của đất nước.

1.

76 năm trước, vào sáng ngày 24.11.1946, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Văn hoá toàn quốc đã diễn ra ở Nhà hát Lớn trong một không khí lịch sử đặc biệt của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hội nghị diễn ra khi vừa xảy ra các cuộc xung đột ở Lạng Sơn, Hải Phòng. Gần 200 đại biểu Bắc - Trung - Nam. Ngoài những đại biểu văn nghệ sĩ còn có mặt các vị đại biểu của các ngành văn hoá khác, khoa học, triết học... tới dự đại hội. Bác Hồ đã tới dự và đọc diễn văn khai mạc hội nghị. Trong diễn văn có câu “Văn hoá soi đường quốc dân đi” trở thành câu nói nổi tiếng, là kim chỉ nam cho hoạt động văn hoá từ đó đến nay.

2.

Năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã soạn thảo “Đề cương Văn hoá Việt Nam” với phương châm sáng tạo “Dân tộc - khoa học - đại chúng”. Sau  Hội nghị Văn hoá toàn quốc gần một tháng, cả dân tộc đã bước vào cuộc trường chinh lịch sử Toàn quốc kháng chiến ngày 19.12.1946. Ngay lập tức, văn hoá đã là ánh sáng soi đường trong cuộc trường chinh này bằng tất cả sáng tạo văn nghệ, khoa học.

Sức mạnh chiến đấu của toàn dân tộc chống lại thực dân Pháp đã là nguồn cảm hứng bất tận, tầm vóc cho những tác phẩm nghệ thuật lớn ra đời mà âm nhạc chính là ánh sáng xung kích soi đường cho dân tộc đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác và tới chiến thắng cuối cùng là trận Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”. Cả dân tộc ngưỡng mộ những trường ca hợp xướng như “Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, “Trường Sa Sông Lô” của nhạc sĩ Văn Cao, “Trường chinh ca” của Lương Ngọc Trác, “Du kích sông Thao” của Đỗ Nhuận và riêng Đỗ Nhuận đã có liên hành khúc khởi hoàn “Hành quân xa” - “Trên đồi Him Lam” - “Chiến thắng Điện Biên” vang lừng trong ngày toàn thắng.

Trong ánh sáng ấy, có những tác phẩm văn học hừng hực hơi thở mới của cuộc kháng chiến gồm bài thơ “Nhớ máu”, “Tình sông núi” của Trần Mai Ninh, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu…, hay như truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao, kịch “Những người ở lại” của Nguyễn Huy Tưởng, Tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân...

Những tác phẩm văn nghệ tầm vóc cùng với những sáng chế vũ khí của các nhà khoa học như bom ba càng, súng không giật, mìn chống tăng… cùng những bản thảo triết học về cách mạng Việt Nam, những lớp dự bị đại học, lớp hội họa kháng chiến đã tạo nên ánh sáng văn hóa rực rỡ soi đường quốc dân đi trong cuộc trường chinh chống Pháp để giành thắng lợi.

3.

Trong cuộc chống Mỹ cứu nước vĩ đại, ánh sáng văn hóa lại càng chói ngời soi rọi đến cả những lối mòn mờ tối dọc Trường Sơn, đến những căn hầm, những địa đạo sâu trong lòng đất, những ngục đá xà lim giam giữ người yêu nước, đến tận thẳm sâu trong tâm hồn người chiến sĩ trên các mặt trận dữ dội nhất, khốc liệt nhất khi kẻ thù định dìm cả dân tộc vào đêm đen tiền sử thời đồ đá, thì cũng chính là lúc cả dân tộc nhận ra sức mạnh vô song để có thể đương đầu, để có thể chịu đựng tột cùng mà làm nên chiến thắng. “Nơi hầm tối là nơi sáng nhất - nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam” (Dương Hương Ly), “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Lê Anh Xuân).

Lại bắt đầu từ âm nhạc, không ai có thể ngờ giữa hoàn cảnh ngặt nghèo của chiến tranh, chúng ta lại khai sinh ra Dàn nhạc giao hưởng và những nhà soạn nhạc Việt Nam với những bản giao hưởng Việt Nam, đấy là những “Quê hương” (Hoàng Việt) hay “Những cánh chim bay” (Đàm Linh)...  Chúng ta có Nhà hát nhạc - vũ - kịch với những vở nhạc kịch như “Cô Sao”, “Người tạc tượng” (Đỗ Nhuận), “Bên bờ Krông Pa” (Nhật Lai). Chúng ta có dàn hợp xướng và những hợp xướng vạm vỡ như “Sóng Cửa Tùng” (Doãn Nho), “Ca ngợi Tổ quốc” (Hồ Bắc), “Miền Nam anh dũng và bất khuất” (Phạm Tuyên)...

Dòng âm nhạc hàn lâm khiến ta tự hào, những đóng góp vô biên và hiệu quả khôn lường chính là nền ca khúc thời chống Mỹ. Một người lính vượt Trường Sơn lại nhẩm hát “Bài ca Trường Sơn” (Trần Chung phổ nhạc - thơ Gia Dũng) để có thể vượt qua bao gian khó. Một cô gái thanh niên xung phong vừa mở đường vừa hát “Cô gái mở đường” (Xuân Giao). Một người lính xung trận thường nhẩm hát “Mỗi bước ta đi” (Thuận Yến). Một tù nhân để giữ vững khí tiết thường hát lên nho nhỏ sau cơn đòn tra “Bài ca hy vọng” (Văn Ký). Đối với người Việt Nam, trái tim cháy rực mặt trời đức tin và tất cả đều hát “Cuộc đời vẫn đẹp sao” (Phan Huỳnh Điểu).

Với văn học, đội ngũ thơ trở thành người lính xung kích thúc dục hành trình dân tộc. Người đất Bắc nức lòng chống chiến tranh phá hoại và đọc thơ Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Thanh Tùng… Người vượt Trường Sơn thường đọc thơ Nguyễn Mỹ, Phạm Tiến Duật… Người xung trận thì đọc thơ Lê Anh Xuân, Hưởng Triều, Thanh Hải, Giang Nam… Và sừng sững là những trường ca “Bài ca chim Chơ-rao” của Thu Bồn, “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm cùng với những tiểu thuyết “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu, “Hòn đất” của Anh Đức, “Gia đình má Bảy” của Phan Tứ…

Biết bao họa sĩ dấn thân trên các nẻo đường chiến tranh, để ghi chép những ký họa dành cho những bức tranh, những tượng đài trong tương lai. Nhưng thôi thúc tức thời là tranh cổ động khiến thế giới cũng phải dày công sưu tầm. Và những tỏa sáng của những ngành nghệ thuật khác.

Tất cả hòa cùng nghệ thuật quân sự với phương châm “Nắm thắt lưng địch mà đánh”, với nhưng phát minh khoa học phá thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng, lắp thêm bộ tăng tốc cho tên lửa bắn hạ B52… Văn hóa đã soi đường cả dân tộc đi đến ngày thống nhất đất nước.

4.

Vào những năm tháng đầu thời thanh bình, ánh sáng ấy vẫn được bổ xung nguồn năng lượng dồi dào bằng những bài ca khải hoàn, bằng những trường ca lừng danh như “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Đường tới thành phố” (Hữu Thỉnh), “Sông Mê Kông bốn mặt” (Anh Ngọc)… cùng một số tiểu thuyết “Cỏ lau” (Nguyễn Minh Châu), “Đất trắng” (Nguyện Trọng Oánh), “Gặp gỡ cuối năm” (Nguyễn Khải)…

5.

Tròn 75 năm Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất, Đảng đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vào đúng ngày 24.11.2021. Nhờ Hội nghị này, biến chuyển trong nhận thức của các cấp lãnh đạo về văn hóa đã có những thay đổi lớn. Lời dạy của Bác Hồ “Văn hóa soi đường quốc dân đi” đã trở thành mục tiêu cấp bách cho việc thay đổi này.

Kỳ vọng được đặt ra sau Hội nghị là phải nhận thức đúng hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về quan điểm, đường lối của Đảng ta về văn hoá. Đó là nền văn hoá biết tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại trong quá trình tiếp biến, chủ động khắc phục những tác động của văn hoá ngoại lai, ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình hội nhập.

Hội nghị cũng đặt ra nhiệm vụ phải xác định hệ sinh thái văn hoá mà bao trùm xuyên suốt là xây dựng cho được môi trường văn hoá tiếp cận theo hướng chọn việc, chọn điểm, chọn lĩnh vực và phải ưu tiên trong vấn đề văn hoá doanh nghiệp và dân sinh. Khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải coi doanh nghiệp là “trái tim” của nền kinh tế. Do đó phải xây dựng môi trường này đảm bảo hàm lượng văn hoá trong kinh tế và kinh tế trong văn hoá.

Mục tiêu là triển khai hệ giá trị con người Việt Nam, đó là con người Việt Nam yêu nước, trọng lẽ phải, giàu tình thương, có khát vọng xây dựng đất nước. Phải đặt con người trong tổng thể, vừa là nhân vật trung tâm, chủ thể xây dựng văn hoá xây dựng con người của thời đại hội nhập, giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.

Nguyễn Thụy Kha
TIN LIÊN QUAN

Tiếp tục triển khai tinh thần Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021

PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội |

Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, những thành tựu kinh tế, chính trị và xã hội nói chung, của văn hóa nói riêng đã tạo điều kiện và vị thế cho chúng ta trong việc hình thành sức mạnh tổng hợp quốc gia, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để chúng ta có thêm quyết tâm phát triển văn hóa xứng đáng với thời đại Hồ Chí Minh.

Du lịch - Văn hoá: Điểm nhấn trong Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại TP.Cần Thơ

Mai Hương - Thành Nhân |

Việc thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm là một nhu cầu cấp thiết để góp phần gia tăng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, khai thác các tiềm năng kinh tế đang có của thành phố Cần Thơ.

Xây dựng hệ giá trị gia đình, con người Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị con người Việt Nam cũng là một trọng tâm trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài trong lịch sử, con người Việt Nam luôn được thử thách, tôi luyện, hun đúc để hình thành nên nhiều giá trị tốt đẹp.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Tiếp tục triển khai tinh thần Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021

PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội |

Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, những thành tựu kinh tế, chính trị và xã hội nói chung, của văn hóa nói riêng đã tạo điều kiện và vị thế cho chúng ta trong việc hình thành sức mạnh tổng hợp quốc gia, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để chúng ta có thêm quyết tâm phát triển văn hóa xứng đáng với thời đại Hồ Chí Minh.

Du lịch - Văn hoá: Điểm nhấn trong Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại TP.Cần Thơ

Mai Hương - Thành Nhân |

Việc thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm là một nhu cầu cấp thiết để góp phần gia tăng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, khai thác các tiềm năng kinh tế đang có của thành phố Cần Thơ.

Xây dựng hệ giá trị gia đình, con người Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị con người Việt Nam cũng là một trọng tâm trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài trong lịch sử, con người Việt Nam luôn được thử thách, tôi luyện, hun đúc để hình thành nên nhiều giá trị tốt đẹp.