Tủ sách Huế - lưu giữ sách quý hiếm trước nguy cơ thất lạc

Tường Minh |

“Tủ sách Huế” là tên của một đề án đang được tỉnh Thừa Thiên - Huế  xây dựng nhằm lưu giữ, giới thiệu những cuốn sách quý, quảng bá những giá trị di sản văn hóa, hình ảnh Huế qua sách, phát triển văn hóa đọc, xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu Thừa Thiên - Huế trên tất cả các lĩnh vực và hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa văn hóa của vùng đất Cố đô.

Logo và con dấu nhận diện riêng

Với truyền thống hình thành và phát triển hơn 700 năm, Thừa Thiên - Huế có kho tri thức đồ sộ liên quan đến tất cả các lĩnh vực: Văn hóa, văn học-nghệ thuật, khoa học-kỹ thuật… Ngoài hệ thống thư viện nhà nước, nhiều tủ sách gia đình được xem là bảo vật gìn giữ cẩn thận với những đầu sách có giá trị. Ngoài ra, nhiều ngôi chùa, tu viện trên địa bàn Thừa Thiên - Huế đang sở hữu nhiều tủ sách với các kho sách quý chuyên về tôn giáo và lịch sử...

Điều đó đặt ra vấn đề cần tổ chức đánh giá, thẩm định, thiết lập và bảo tồn những cuốn sách về Huế để vừa xuất bản lại những cuốn sách chất lượng có nguy cơ mai một, tuyệt bản; vừa lưu trữ một cách có hệ thống về sách Huế.

Từ năm 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức ra mắt, khởi động đề án xây dựng “Tủ sách Huế”. Dự kiến mỗi năm, xuất bản, phát hành ít nhất ba đầu sách chất lượng, phấn đấu đến năm 2025, có 100% thư viện trên địa bàn tỉnh được trang bị các ấn phẩm về sách Huế. “Tủ sách Huế” có con dấu nhận diện, logo nhận diện, giống như đặc sản Huế. Còn đối với việc in sách nào tùy thuộc vào việc huy động nguồn lực, ý kiến của hội đồng thẩm định, nhà xuất bản…

Khi đã hình thành “Tủ sách Huế”, tỉnh sẽ có những cuộc đấu giá những đầu sách quý, hiếm, có không gian trưng bày và giới thiệu sách Huế, có không gian đường sách Huế thật ý nghĩa.

Việc ra mắt “Tủ sách Huế” là điều mà những người yêu sách, các nhà nghiên cứu văn hóa Huế mong mỏi từ lâu.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế - người chỉ đạo thành lập đề án “Tủ sách Huế”, ý tưởng về xây dựng “Tủ sách Huế” hướng đến ba mục tiêu: Giới thiệu về Huế thông qua các tác phẩm, những đầu sách độc, lạ, có giá trị được sưu tầm, phục dựng; khôi phục các đầu sách viết về Huế, khích lệ văn hóa đọc đang dần mai một; hướng tới xây dựng một xã hội đọc sách.

Giữ gìn cho các thế hệ mai sau

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TTTT tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong quá trình xây dựng đề án “Tủ sách Huế”, Sở đã và đang kêu gọi những đơn vị, tư nhân sở hữu những tủ sách, cuốn sách quý tham gia để phát huy giá trị, lan tỏa đến cộng đồng cũng như bảo quản và gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Trong đó có việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công nghệ trong việc bảo quản, lưu giữ để phát huy hiệu quả, giá trị của “Tủ sách Huế”. Trước mắt, Sở sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan cho sưu tầm một thư mục về sách Huế. Đó là các đầu sách đang nằm ở nước ngoài, trong nước, tại các thư viện, nhà dân… đều được lên danh sách và phân loại công phu, huy động sự tham gia xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân.

Cùng theo ông Sơn, trên cơ sở tổng hợp và phân loại, Hội đồng thẩm định của tỉnh sẽ tuyển chọn “Tủ sách Huế” theo từng giai đoạn, từng chủ đề... Tiếp đến, triển khai xây dựng logo nhận diện “Tủ sách Huế”. Lãnh đạo tỉnh sẽ kêu gọi các cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp đầu sách cho “Tủ sách Huế”; xây dựng một nguồn quỹ cho “Tủ sách Huế”...

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế, cần ưu tiên rà soát những công trình nghiên cứu đã xuất bản về Huế, sắp xếp lại và tái bản thành một hệ thống để tranh thủ được thành quả rất lớn của các thế hệ. Để lan tỏa giá trị của “Tủ sách Huế”, song song với tủ sách thực, nên phát triển tủ sách số bởi đây là xu thế tất yếu của thời đại, cũng là cách tốt nhất để đưa “Tủ sách Huế” đến với đông đảo cộng đồng, nhất là giới trẻ.

Quỹ phát triển “Tủ sách Huế” được thành lập do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế làm đầu mối quản lý.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Chảy máu sách cổ: Thiệt thòi cho nghiên cứu khoa học

Tường Minh |

Việc “chảy máu” sách cổ quý hiếm ở Huế nói riêng, cả nước nói chung và “chảy” ra nước ngoài trước hết thiệt thòi cho giới nghiên cứu khoa học.

Giữ gìn sách cổ, sách quý ở Huế

Tường Minh |

Huế được gọi là “thành phố sách” bởi nơi đây, bắt đầu từ triều Nguyễn đã có những thư viện rất lớn của nhà nước, cùng với đó là những thư phòng tư nhân...

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Kiểm soát, tăng cường bảo mật để ngăn chặn vi phạm bản quyền EURO 2024

MINH PHONG |

Đơn vị nắm bản quyền truyền hình vòng chung kết EURO 2024 sẽ phối hợp với Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) để áp dụng các biện pháp pháp lý, kỹ thuật nhằm kiểm soát và tăng cường bảo mật bảo vệ nội dung, ngăn chặn việc vi phạm bản quyền.

Chảy máu sách cổ: Thiệt thòi cho nghiên cứu khoa học

Tường Minh |

Việc “chảy máu” sách cổ quý hiếm ở Huế nói riêng, cả nước nói chung và “chảy” ra nước ngoài trước hết thiệt thòi cho giới nghiên cứu khoa học.

Giữ gìn sách cổ, sách quý ở Huế

Tường Minh |

Huế được gọi là “thành phố sách” bởi nơi đây, bắt đầu từ triều Nguyễn đã có những thư viện rất lớn của nhà nước, cùng với đó là những thư phòng tư nhân...