Từ bỏ quốc tịch phim, “hờn dỗi” trẻ con hay thách thức bộ Luật?

Việt Văn |

Trường hợp phim “Vị” từ bỏ quốc tịch Việt Nam, trở thành phim Singapore là câu chuyện đáng lưu tâm nhất trong cuộc thảo luận, tọa đàm online của giới làm phim Việt diễn ra vào chiều 26.9. 2021 mang tên “Ai góp ý giơ tay lên” về những bất cập của Luật Điện ảnh cho hoạt động sáng tạo, phát triển nền điện ảnh Việt trong những năm qua.

Trước hết, phải nói ngay, “Vị” là phim Việt Nam đầu tiên từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước đó, phim “Vị” đã đoạt Giải đặc biệt của Ban giám khảo trong hạng mục Những cuộc gặp gỡ (Encounters) ở LHP Berlin nhưng vi phạm Luật Điện ảnh và khi về nước đã không được cấp phép phổ biển.

Nhà quản lý nói gì?

Khi được hỏi về quan điểm về việc này, họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, Cục mới chỉ nhận thông tin về việc phim “Vị” từ bỏ quốc tịch qua một tờ báo và sẽ tìm hiểu vấn đề, xem xét kỹ việc này qua cuộc họp trực tuyến với nhà sản xuất. Ông cho biết: Phim “Vị” khi trình duyệt trong nước, Hội đồng duyệt phim quốc gia ngoài một thành viên duy nhất có ý kiến xem xét phổ biến phim này ở phạm vi hẹp thì số còn lại đều nhất trí không phổ biến “Vị”. Sau đó, Cục lại tổ chức chiếu mời các chuyên gia tư vấn ngoài Hội đồng đến xem và cho ý kiến, từ Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo TƯ, đai diện Hội phụ nữ Việt Nam, một số báo như Báo Văn hóa, Tạp chí Điện ảnh… Và Hội đồng tư vấn nhất trí 100% không phổ biến “Vị” ở Việt Nam. Khi đó, Cục mới ra quyết định không cho phổ biến “Vị”. Cũng không thể cắt bỏ hay lược bớt cảnh nude vì nếu thế nó sẽ không thành phim.

Ông Vi Kiến Thành nói thêm: Việc “Vị” từ bỏ quốc tịch Việt là câu chuyện chưa từng có tiền lệ ở ta. Với những người làm nghệ thuật, đó là điều không vui. Còn góc độ pháp luật sẽ là câu chuyện khác. “Vị” là phim hợp tác sản xuất với nước ngoài thì nó đã vi phạm Luật Điện ảnh ngay từ đầu khi không trình kịch bản để thẩm định.

Trong một cuộc tọa đàm trực tuyến, nhiều đạo diễn đề nghị bỏ khâu thẩm định kịch bản khi nước ngoài hợp tác làm phim tại Việt Nam. Theo tôi, cần cởi mở, thông thoáng hơn để thu hút nước ngoài về đầu tư làm phim tại Việt Nam là đúng, nhưng việc kiểm duyệt kịch bản đứng trên góc độ quản lý Nhà nước lại rất cần. Nhiều phim hợp tác, Hội đồng không cho phép vì vấn đề nội dung kịch bản xuyên tạc như có kịch bản nói rằng hang động Sơn Đoòng không phải của Việt Nam, hay kịch bản về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 được nhìn theo hướng hoàn toàn khác. Vì thế không nên chỉ nhìn ở góc độ kinh tế mà cần nhìn Luật Điện ảnh trong các mối quan hệ điều phối khác nhau.

Trước hiện tượng một số phim độc lập không xin cấp phép mà tự ý gửi đi dự các LHP quốc tế rồi về mới xin duyệt phát hành trong nước, Cục trưởng Vi Kiến Thành cho hay, có thể tính phương án mở hơn, tạo điều kiện cho phim Việt dễ dàng hơn tham dự LHP quốc tế, như thêm một Hội đồng chuyên biệt để thẩm định phim dự LHP quốc tế. Hội đồng này sẽ độc lập với Hội đồng phim duyệt trong nước, và khi thẩm định phim chỉ trừ những phim chống đối, đi ngược lại đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, hay xâm phạm đến chủ quyền biển đảo còn những yếu tố khác như tình dục, bạo lực sẽ được nhìn nhận cởi mở hơn. Dĩ nhiên phim đó đi dự LHP quốc tế rồi về nước muốn phát hành thì lại qua Hội đồng trong nước.

Có đáng không?

Có người coi Hội đồng duyệt phim quốc gia là “rào cản làm thụt lùi sự phát triển của điện ảnh Việt Nam”. Và hai phim được dẫn ra là “Ròm” của đạo diễn Trần Thanh Huy và “Vị” của đạo diễn Lê Bảo với lý do phim được vinh danh ở LHP quốc tế bị vùi dập, bị cắt hoặc cấm. Và đỉnh điểm là đạo diễn và nhà sản xuất phim “Vị” sẵn sàng từ bỏ quốc tịch Việt Nam của phim như nhà sản xuất Đồng Thị Phương Thảo chia sẻ trong cuộc tọa đàm chiều 26.9. “Lệnh cấm phát hành đã không hề dựa trên góc độ xem xét tính nghệ thuật của bộ phim. Lê Bảo thậm chí chấp nhận từ bỏ quyền tác giả của bộ phim và tôi là nhà sản xuất, từ bỏ quyền sở hữu của bộ phim, để có thể cứu được đứa con của mình. Chúng tôi chỉ muốn tìm cách cứu được bộ phim”.

Có thật “Vị”, với điện ảnh Việt, là một phim “không thể không cứu”?

Phải chăng từ bỏ quốc tịch Việt của phim là cách làm “sáng tạo”, đi đầu của đạo diễn và nhà sản xuất phim độc lập để những ai sau đó có thể nhìn vào bắt chước?

Thật tiếc cho những người không được xem phim “Vị” vẫn “tát nước theo mưa” để được tiếng là “cấp tiến”, cổ vũ cho lớp trẻ. Càng buồn hơn có vị làm quản lý mà không phân biệt được các hạng mục của các LHP quốc tế để rồi bị choáng và mờ mắt bởi các giải quốc tế, và không hiểu rõ mục đích bỏ tiền đầu tư của các quỹ văn hóa là gì.

“Vị” có đạo diễn - diễn viên - bối cảnh - câu chuyện ở Việt Nam  (là TPHCM) mang ẩn ý của đạo diễn rất rõ ràng. Anh chàng da đen đến TPHCM tìm cơ hội đổi đời và sống với 4 người đàn bà trung niên, ăn ngủ với họ theo kiểu quần hôn, cùng với một con heo. Mọi sinh hoạt, ăn ngủ con người sống như thời nguyên thủy hoang dã - mà là của thời thế kỷ 21 ở một thành phố có tiếng là văn minh hiện đại. Kết phim là sự bế tắc không lối thoát dù anh da đen cao giọng khuyên những người phụ nữ nên đi tìm lối đi khác.

Cảnh nude quá dài không đáng nói, cái đáng nói là sự hạ thấp nhân phẩm phụ nữ Việt. Đạo diễn đã biến diễn viên thành công cụ đáng thương trong tay mình chứ không phải  là sự hy sinh vì nghệ thuật cao cả.

Việc chối bỏ quốc tịch Việt ở đây là sự hờn dỗi kiểu trẻ con khi không được như ý thì bỏ, để xem thái độ các “người lớn” ra sao. Hay là sự thách thức với Luật của Nhà nước Việt Nam trong quản lý về Văn hóa nghệ thuật?

Nhìn sang Iran, luật kiểm duyệt còn khắt khe hơn Việt Nam nhiều lần, làm phim không sex, không bạo lực, không ma túy, không lạm dụng phụ nữ và trẻ em… nhưng các nhà làm phim Iran vẫn vượt qua để làm những bộ phim xuất sắc giành hàng loạt giải thưởng danh giá. Câu chuyện nhỏ bé, kinh phí ít nhưng giá trị nhân văn của tác phẩm tuyệt vời và đặc biệt nó thấm đẫm văn hóa bản địa.

Trong khi nhiều đạo diễn phim độc lập ở ta không bao giờ dám nhắc hai chữ “nhân văn” vì họ cũng tự biết phim mình làm gì có nhân văn.

Từ bỏ quốc tịch phim Việt, để dán nhãn phim Singapore (“Vị” được sản xuất bởi Singapore, Việt Nam, Đức và Pháp, trong đó Singapore là nhà sản xuất  chính) đi dự các LHP quốc tế và mong có giải.

Có đáng không?

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Điện ảnh Việt vừa cần thông thoáng, lại cần chế tài nghiêm

Việt Văn (lược thuật) |

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, căn cứ theo kết luận tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm 14.9 vừa qua. Rõ ràng, để một Luật Điện ảnh mới được Quốc hội thông qua, và thực thi từ năm 2022 thực sự là đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Việt Nam là hết sức quan trọng. Rất nhiều vấn đề được góp ý, để các khái niệm, thuật ngữ được cụ thể hơn, sáng sủa hơn, chính xác hơn, tránh để những hiểu nhầm, mù mờ không đáng có. Cũng như với các hành vi phạm Luật cần chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe hơn.

Điện ảnh Việt thấp thỏm chờ ngày trở lại

NGỌC DỦ |

Cho đến thời điểm hiện tại, rạp phim Việt vẫn chưa thể mở cửa trở lại vì dịch bệnh phức tạp. Nhiều phim trong nước và quốc tế đang chờ đợi cơ hội được bùng nổ nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Phim điện ảnh Việt - “niềm vui thì ngắn, nỗi lo thì dài”...

Ngọc Dủ |

3 phim Việt đứng đầu phòng vé trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 và thêm 1 phim Việt lập kỷ lục doanh thu kỷ lục của điện ảnh Việt là những niềm vui trong nửa đầu năm 2021, nhưng rồi COVID-19 ập đến...

"Đỉnh cao" và "vực sâu" doanh thu điện ảnh Việt từ đầu 2021

ĐÔNG DU |

Điện ảnh Việt từ đầu năm đến nay đã có những tín hiệu tích cực khi có 2 phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng là "Bố già" của Trấn Thành và "Lật mặt: 48h" của Lý Hải. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít phim thua lỗ nặng.

Điện ảnh Việt sẽ có một “cuộc đua sinh tử”

NGỌC DỦ |

Lần đầu tiên, điện ảnh Việt chứng kiến một cuộc đổ bộ của 12 bộ phim cùng thời điểm, không chỉ tạo nên một cuộc cạnh tranh “vô tiền khoáng hậu” mà còn là thước đo để thị trường phim ảnh có thể sàng lọc và rút được những kinh nghiệm thiếu sót.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Điện ảnh Việt vừa cần thông thoáng, lại cần chế tài nghiêm

Việt Văn (lược thuật) |

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, căn cứ theo kết luận tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm 14.9 vừa qua. Rõ ràng, để một Luật Điện ảnh mới được Quốc hội thông qua, và thực thi từ năm 2022 thực sự là đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Việt Nam là hết sức quan trọng. Rất nhiều vấn đề được góp ý, để các khái niệm, thuật ngữ được cụ thể hơn, sáng sủa hơn, chính xác hơn, tránh để những hiểu nhầm, mù mờ không đáng có. Cũng như với các hành vi phạm Luật cần chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe hơn.

Điện ảnh Việt thấp thỏm chờ ngày trở lại

NGỌC DỦ |

Cho đến thời điểm hiện tại, rạp phim Việt vẫn chưa thể mở cửa trở lại vì dịch bệnh phức tạp. Nhiều phim trong nước và quốc tế đang chờ đợi cơ hội được bùng nổ nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Phim điện ảnh Việt - “niềm vui thì ngắn, nỗi lo thì dài”...

Ngọc Dủ |

3 phim Việt đứng đầu phòng vé trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 và thêm 1 phim Việt lập kỷ lục doanh thu kỷ lục của điện ảnh Việt là những niềm vui trong nửa đầu năm 2021, nhưng rồi COVID-19 ập đến...

"Đỉnh cao" và "vực sâu" doanh thu điện ảnh Việt từ đầu 2021

ĐÔNG DU |

Điện ảnh Việt từ đầu năm đến nay đã có những tín hiệu tích cực khi có 2 phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng là "Bố già" của Trấn Thành và "Lật mặt: 48h" của Lý Hải. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít phim thua lỗ nặng.

Điện ảnh Việt sẽ có một “cuộc đua sinh tử”

NGỌC DỦ |

Lần đầu tiên, điện ảnh Việt chứng kiến một cuộc đổ bộ của 12 bộ phim cùng thời điểm, không chỉ tạo nên một cuộc cạnh tranh “vô tiền khoáng hậu” mà còn là thước đo để thị trường phim ảnh có thể sàng lọc và rút được những kinh nghiệm thiếu sót.