“Tứ Bất Tử” gợi mở một cách làm mới dòng phim truyền thuyết Việt

Đạo diễn Đỗ Khánh Toàn |

Xem bộ phim tài liệu 4 tập “Văn hóa biểu tượng người Việt xưa trong Tứ Bất Tử” về Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Mẫu Liễu Hạnh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử của Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương vừa ra mắt, thấy thật thú vị và đáng suy ngẫm.

4 câu chuyện được hư cấu theo truyền thuyết được lưu truyền từ đời này sang đời khác, qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Từ truyền thuyết trở thành chuyện, nó ăn sâu vào ý thức hệ người Việt để trở thành một thứ văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà mỗi người chúng ta đều có quyền tự hào với truyền thống lâu đời hào hùng đó.

Phim đề tài truyền thuyết phải nói là phim rất khó làm. Các tác giả Trịnh Quang Tùng, Trần Phương Thủy thực sự đã khám phá ra cách làm mới, phá bỏ hẳn những thông lệ, cách làm phim xưa cũ của tài liệu để xây dựng lên một bộ phim dài hơi. Đó là dùng biểu tượng hình ảnh để chuyển tải cho toàn bộ bộ phim. Nhiều biểu tượng trong phim có nhiều cái xưa cũ nhưng qua cách quay, cách dựng kết hợp với yếu tố âm thanh đã làm cho người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, và hiểu hơn chiều sâu của nội dung câu chuyện mà từ xưa cứ nghĩ rằng mình đã hiểu, đã biết nhưng thực ra là chưa biết.

Tập 1 phim Tản Viên Sơn Thánh là chuyện về Sơn Tinh - Thủy Tinh tả về đất nước khi còn vào buổi hồng hoang, ông cha ta đã phải chiến đấu chế ngự thiên nhiên để sinh tồn. Nước, lửa, núi, sông, mưa, bão... đã không làm tổ tiên ta nhụt trí - là hình tượng cao đẹp của công cuộc chế ngự thiên nhiên để tồn tại. Nước dâng cao, núi lên cao, cứ như thế song song mà tồn tại và qui luật đó được lặp đi lặp lại hết đời này qua đời khác mà rèn đúc lên ý chí ngoan cường.

Tập 2 Phù Đổng Thiên Vương là câu chuyện về tinh thần quật khởi chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Khi có giặc, người Việt có một đức tính ra hay là sẵn sàng gác bỏ mọi mâu thuẫn, hiềm khích nội tại đồng lòng chống quân thù. Biểu tượng của Thánh Gióng có cái hay là sau khi thắng giặc ngoại xâm rồi ông bay về trời, dù thường ở đời đã có công thì có quyền, có quyền thì phải có lợi. Giữa công, quyền, lợi sẽ làm méo mó biểu tượng của một vị anh hùng, là bài học răn đời mà tổ tiên ta đã đúc kết lên, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Tập 3 về Mẫu Liễu Hạnh và tín ngưỡng văn hóa thờ Mẫu của dân tộc Việt. Còn tập 4 về Tiên Dung - Chử Đồng Tử không chỉ bó gọn trong chuyện lứa đôi giữa công chúa và một chàng thanh niên nông dân nghèo suốt ngày mò cua, bắt ốc mà đây nó cho thấy một ý nghĩa cao cả giữa vua tôi và dân chúng. Hình tượng 2 nhân vật truyền thuyết này cho ta thấu hiểu nhiều hơn về cội nguồn về sự phát triển nền văn minh lúa nước và công lao vô cùng to lớn của Tiên Dung - Chử Đồng Tử là mở mang bờ cõi, tạo ra một vùng văn minh sông Hồng rộng lớn mà ngày nay con cháu chúng ta đang được thụ hưởng.

Bộ phim tài liệu 4 tập đã mở ra cho chúng ta một chân trời mới, cách làm mới. Tôi tin rằng với phương pháp thể hiện sáng tạo của cách làm trên, Việt Nam có thể làm được nhiều phim truyền thuyết đang còn tiềm ẩn trên khắp đất nước và ngay trong lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến...

Đạo diễn Đỗ Khánh Toàn
TIN LIÊN QUAN

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?

Phim tài liệu độc lập ở Việt Nam chưa có chỗ đứng

Anh Thư (thực hiện) |

Đạo diễn Trần Phương Thảo thuộc thế hệ những nhà làm phim trẻ đầu tiên ở nước ta theo đuổi dòng phim tài liệu độc lập. Bộ phim “Đi tìm Phong” do hai vợ chồng chị đồng đạo diễn đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế, và là bộ phim tài liệu độc lập đầu tiên được công chiếu ở hệ thống rạp thương mại (2018), nhận được phản hồi tích cực của khán giả, góp phần làm thay đổi cái nhìn về người chuyển giới. Khác với nhiều người, chị cho rằng, làm phim độc lập không nhất thiết phải gian khổ. Tuy nhiên, dòng phim này của nước ta vẫn chưa có chỗ đứng trên bản đồ điện ảnh thế giới...

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?

Phim tài liệu độc lập ở Việt Nam chưa có chỗ đứng

Anh Thư (thực hiện) |

Đạo diễn Trần Phương Thảo thuộc thế hệ những nhà làm phim trẻ đầu tiên ở nước ta theo đuổi dòng phim tài liệu độc lập. Bộ phim “Đi tìm Phong” do hai vợ chồng chị đồng đạo diễn đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế, và là bộ phim tài liệu độc lập đầu tiên được công chiếu ở hệ thống rạp thương mại (2018), nhận được phản hồi tích cực của khán giả, góp phần làm thay đổi cái nhìn về người chuyển giới. Khác với nhiều người, chị cho rằng, làm phim độc lập không nhất thiết phải gian khổ. Tuy nhiên, dòng phim này của nước ta vẫn chưa có chỗ đứng trên bản đồ điện ảnh thế giới...