TS. Frank Proschan "nói lại cho rõ" về nhầm lẫn Di sản văn hóa phi vật thể

Hải Minh |

Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới” - TS. Frank Proschan nhấn mạnh.

Như Lao Động đã đề cập, thời gian qua, việc nhầm lẫn về khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi.

Trước vấn đề này, TS. Frank Proschan (Học giả Fulbright 2019-2020, cộng tác nghiên cứu tại Trung tâm Smithsonian về Đời sống dân gian và di sản văn hoá, giảng viên thỉnh giảng, trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã làm rõ về cách gọi “Di sản văn hóa phi vật thể thế giới” hay “Di sản văn hóa phi vật thể  quốc gia”.

“Di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, và chỉ duy nhất thuộc về cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể không thuộc về quốc gia, nhà nước, dân tộc, hay nhân loại cũng như toàn thế giới”. TS. Frank Proschan một lần nữa nhấn mạnh, trong buổi tọa đàm diễn ra sáng nay (3.1).

Và ông giải thích rõ: “Điều này vẫn đúng cho dù Di sản văn hóa phi vật thể đó được kiểm kê, tư liệu hóa, đăng ký, đề cử, ghi danh hay bất kỳ cái gì khác”.

TS. Frank Proschan nhấn mạnh, hiện trạng của một Di sản văn hóa phi vật thể không thay đổi khi được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp hoặc Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nó vẫn thuộc về cộng đồng của nó và không trở thành “Di sản thế giới”, hay tài sản của nhân loại nói chung.

Nghệ thuật hát Then. Ảnh: T.L
Nghệ thuật hát Then. Ảnh: T.L

TS. Frank Proschan quan tâm đến khái niệm sai phổ biến ở Việt Nam, rằng UNESCO “công nhận” những hình thức cụ thể của Di sản văn hóa phi vật thể khi UNESCO ghi danh vào danh sách của Công ước 2003. Thực tế, chỉ có cộng đồng có thể công nhận di sản của chính họ.

Ông đưa ra ví dụ, với người đọc tiếng Việt, tỉ lệ dùng sai cho rằng UNESCO “công nhận” Di sản văn hóa phi vật thể cao gấp 4 lần so với cách dùng đúng là UNESCO “ghi danh” hoặc “đưa vào” danh sách.

Ông đặc biệt chú ý đến câu hỏi "Ai là người sở hữu Di sản văn hóa phi vật thể?" và cho rằng ở Việt Nam có xu hướng coi Di sản văn hóa phi vật thể cũng giống như các thuật ngữ về Di sản thế giới, ngay cả khi Công ước 2003 về Di sản văn hóa phi vật thể rất khác với Công ước 1972 về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

TS. Frank Proschan nhấn mạnh, những người soạn thảo ra Công ước 2003 đã chủ ý không sử dụng lại cụm từ “Di sản thế giới của nhân loại nói chung, như trong ngôn từ của Công ước 1972”. Thay vào đó nhấn mạnh rằng di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng và nhóm người cụ thể.

Theo Tiến sĩ, nếu xem xét thông tin đại chúng về Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam, có thể thấy một số biểu đạt và cụm từ phản ánh những quan niệm sai lầm nhất định. Ông đặc biệt chỉ ra 3 cách dùng từ sai thường gặp ở Việt Nam: “Di sản văn hóa phi vật thể thế giới”, “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, “UNESCO công nhận”.

Đối với TS. Franf Proschan, việc sử dụng đúng thuật ngữ vô cùng quan trọng vì 1 trong 4 mục đích của Công ước là “nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia, quốc tế về tầm quan trọng của Di sản văn hóa phi vật thể và của việc đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau”.

“Chúng ta, những người làm việc cùng nhau trong lĩnh vực bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể có trách nhiệm rất nghiêm túc là phải tôn trọng những khái niệm, ngôn ngữ trong Công ước để đảm bảo rằng khi chúng ta nâng cao nhận thức cộng đồng về Di sản văn hóa phi vật thể và tầm quan trọng của việc bảo vệ các di sản đó thì phải làm đúng với những gì đã ghi trong Công ước”, TS. Frank Proschan kết luận.

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Gác kèo ong, nuôi ba khía là di sản văn hóa phi vật thể

NHẬT HỒ |

Hai nghề truyền thống độc đáo miệt Cà Mau được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đó là nghề gác kèo ong thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời và nghề nuôi ba khía tại Ngọc Hiển, Cà Mau.

“Việt Nam không có Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại” - phải chăng là nhầm lẫn?

Mai Châu - Hải Ngọc |

Theo cựu cán bộ chương trình cấp cao của UNESCO, “không có Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại” mà chỉ có Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó. Nếu vậy, Hát Then, Ca Trù, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh hay Hát Xoan… không có tính “nhân loại” mà chỉ là di sản văn hóa phi vật thể của một cộng đồng ở Việt Nam. Trong khi đó Tổng Thư ký UNESCO tại Việt Nam lại khẳng định rằng không thể có sự nhầm lẫn trên.

26 di sản văn hoá được UNESCO ghi danh trong vòng 10 năm

Linh Chi |

Việc thực hiện tiêu chí 16 về văn hoá trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa góp phần giáo dục truyền thống. Giai đoạn 2010 -2019 đã có 26 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Gác kèo ong, nuôi ba khía là di sản văn hóa phi vật thể

NHẬT HỒ |

Hai nghề truyền thống độc đáo miệt Cà Mau được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đó là nghề gác kèo ong thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời và nghề nuôi ba khía tại Ngọc Hiển, Cà Mau.

“Việt Nam không có Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại” - phải chăng là nhầm lẫn?

Mai Châu - Hải Ngọc |

Theo cựu cán bộ chương trình cấp cao của UNESCO, “không có Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại” mà chỉ có Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó. Nếu vậy, Hát Then, Ca Trù, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh hay Hát Xoan… không có tính “nhân loại” mà chỉ là di sản văn hóa phi vật thể của một cộng đồng ở Việt Nam. Trong khi đó Tổng Thư ký UNESCO tại Việt Nam lại khẳng định rằng không thể có sự nhầm lẫn trên.

26 di sản văn hoá được UNESCO ghi danh trong vòng 10 năm

Linh Chi |

Việc thực hiện tiêu chí 16 về văn hoá trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa góp phần giáo dục truyền thống. Giai đoạn 2010 -2019 đã có 26 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh.