Trung tá Đặng Thái Huyền: “Đàn ông quá đẹp sẽ tạo cảm giác không có thật"

Hiền Hương (thực hiện) |

Trung tá Đặng Thái Huyền hiện là Phó Giám đốc Điện ảnh Quân đội Nhân dân. Chị có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động về hình tượng đàn ông nói chung và hình tượng người lính nói riêng trên màn ảnh Việt.

Bộ phim “Hoa hồng giấy” do chị đạo diễn được Netflix phát hành từ 24.10 tới. Được biết, phim xuất hiện hình ảnh người lính và sẽ được tiếp cận dưới lăng kính mới mẻ. Trước đây, hình ảnh người lính trên phim Việt thường bị chê cũ kỹ, xáo mòn, thậm chí khô cứng, luôn phải theo công thức có sẵn là những anh lính hiền lành, chất phác... Ở bộ phim được chiếu trên nền tảng số, chị muốn phác họa hình ảnh người lính như thế nào?

-Tôi được nhà sản xuất mời làm đạo diễn của dự án “Hoa hồng giấy” 40 tập. Họ gửi kịch bản cho tôi đọc. Xin được nói thêm một chút là, những năm gần đây tôi từ chối khá nhiều dự án, kịch bản phim.

Dù còn rất yêu nghề nhưng tôi không thu xếp được thời gian. Phần nữa là vì chưa thấy có kịch bản nào đủ hấp dẫn hoặc khiến tôi nghĩ có thể làm điều gì đó mới mẻ hơn cho tác phẩm. Lần này, khi nhận được “Hoa hồng giấy”, tôi bị thuyết phục rất mạnh khi đọc.

Câu chuyện ở “Hoa hồng giấy” khiến tôi hứng thú chính là vì sự mới lạ, thú vị trong cách tiếp cận nhân vật. Đó sẽ là những nhân vật phụ nữ không đi theo mô tuýp hiền lành, cam chịu, nhẫn nhịn. Đó là hình ảnh người lính văn minh, lịch lãm, lãng mạn như soái ca.

Tôi nhận thấy mình có rất nhiều điều mới mẻ để khai phá “Hoa hồng giấy”, bản thân câu chuyện phim mới mẻ, và bản thân tôi cũng thấy mới mẻ khi so sánh dự án này với những dự án trước đây tôi từng làm. Góc tiếp cận hoàn toàn khác.

Với hình tượng người lính, nhân vật sẽ do Samuel An đảm nhận. Tôi tin khi khán giả xem phim sẽ thấy đó là một người lính mang nhiều nét mới, cậu ấy đẹp trai, lãng tử, ngọt ngào.

Đạo diễn - Trung tá Đặng Thái Huyền. Ảnh: FBNV
Đạo diễn - Trung tá Đặng Thái Huyền. Ảnh: FBNV

Chị từng ấp ủ dự án điện ảnh dựa trên tác phẩm văn học “Mùi thuốc súng”. Đây là câu chuyện khai thác về bi kịch của người lính, gai góc và ám ảnh. Sau nhiều năm, chị lại chuyển hướng với “Hoa hồng giấy” về hình tượng người lính soái ca. Chị thay đổi, hay hình tượng người lính trên phim Việt đã đến lúc cần thay đổi?

- Tôi thật sự vẫn rất đắm đuối với hình ảnh người lính của “Mùi thuốc súng”. Thậm chí, tôi đã nghĩ nếu thực hiện được dự án này, tôi kết thúc sự nghiệp làm phim cũng cam lòng. Khi bắt tay vào dự án nào, tôi xác định rất rõ ràng, tôi đang làm phim cho ai, đối tượng khán giả nào. Tôi không áp đặt những điều mình muốn vào phim.

Có thể hiểu, “Mùi thuốc súng” là điều tôi muốn làm. Đó là dự án điện ảnh tôi đau đáu rất lâu. “Hoa hồng giấy” là dự án truyền hình, tôi phục vụ đối tượng khán giả rất khác so với “Mùi thuốc súng”.

Khi làm phim, điều tôi muốn và điều khán giả muốn, là hai chuyện khác nhau.

Với hình tượng người lính soái ca, Hàn Quốc đã có Hậu duệ mặt trời, Hạ cánh nơi anh... gây bão khắp Châu Á. Hàn Quốc xây dựng hình ảnh người lính của quốc gia họ nhưng khiến hàng triệu khán giả ở quốc gia khác tan chảy. Chị có nghĩ chúng ta cần học hỏi từ họ?

Đúng là mọi sự so sánh đầu khập khiễng. Hàn Quốc đi trước chúng ta rất lâu, họ có cả một nền công nghiệp điện ảnh, truyền hình lớn mạnh đang vận hành với tài năng phân bổ ở nhiều khâu từ kịch bản, diễn xuất đến quảng bá.

Khi đi sau sẽ dễ bị so sánh là phim có câu chuyện này, nét diễn kia giống Hàn Quốc. Tôi không nghĩ đó là áp lực. Tôi nhìn thẳng vào thực tế rằng, chúng ta đi sau, chúng ta học hỏi, nhưng sẽ không được phép chịu ảnh hưởng quá nhiều.

Tôi xây dựng hình tượng người lính gần gũi với đời sống, có tính cách soái ca, nhưng phải xây dựng như thế nào để khi xem phim, khán giả nhận ra đó một người lính của Việt Nam, phù hợp với văn hóa, cách sống của người Việt.

Tôi sẽ không được phép và không muốn xây dựng hình ảnh người lính trong phim mình giống với một soái ca Kpop nào đó. Tôi nghĩ rằng, chúng ta được phép học hỏi, nhưng không được phép trộn lẫn về văn hóa. Tìm được tiếng nói riêng, lối đi riêng – là điều quan trọng nhất.

Tôi có được nhà sản xuất kể lại về quy trình duyệt phim để phát sóng trên nền tảng số, không hề đơn giản. Nhưng điều đó không tác động đến tôi nhiều, bởi, dù làm phim phát sóng trên kênh nào, tôi cũng làm hết sức, như thể đó là bộ phim cuối cùng.

Samuel An đảm nhận vai người lính trong phim “Hoa hồng giấy“. Ảnh: ĐPCC
Samuel An đảm nhận vai người lính trong phim “Hoa hồng giấy“. Ảnh: ĐPCC

Vậy theo chị, hình tượng người lính trên phim Việt cần gì để vượt thoát khỏi các công thức có sẵn và gây bão màn ảnh?

-Với các nhà làm phim, sáng tạo mới trên những hình tượng cũ là điều tối quan trọng. Theo tôi, không có hình tượng cũ, nhân vật cũ, chỉ là dựa trên những chất liệu ấy, các nhà làm phim có cách làm mới không, có cách khai thác khác đi không.

Sẽ rất khó để đưa ra quy chuẩn chung, tôi hy vọng, Samuel An và nhân vật người lính ở “Hoa hồng giấy” sẽ mang đến một cảm nhận khác cho khán giả.

Giới chuyên môn từng lý giải hình tượng người lính trên phim Hàn, sở dĩ khiến khán giả nữ “nghiêng ngả”, là bởi, họ được xây dựng quá đẹp. Những người lính không chỉ bắn súng, nhảy dù điêu luyện còn biết chơi piano, biết trồng cà chua... Những người lính được xây dựng đa góc cạnh, không chỉ là người hùng chiến trận, còn là người đàn ông đầy nam tính giữa đời thường.

- Tôi nghĩ không phải tự nhiên giới làm phim Hàn xây dựng được những hình tượng người lính đẹp như thế. Họ đã thử nghiệm rất nhiều, khai thác rất nhiều góc khác nhau. Trước và sau Hạ cánh nơi anh, Hậu duệ mặt trời... Hẳn nhiên họ đã có rất nhiều phim khác về người lính nhưng không gây bão như thế.

Xây dựng hình tượng người lính là “anh hùng trên mọi mặt trận”, tất cả các đạo diễn đều biết, đều nắm được lý thuyết đó, nhưng khai thác thế nào, đưa lên màn ảnh ra sao, có chạm đến trái tim khán giả hay không, lại là chuyện khác.

Nhưng ở góc của mình, tôi chỉ nói quan điểm cá nhân nhé, tôi không thích những hình tượng đàn ông quá đẹp trên phim. Khi anh ấy quá hoàn hảo, quá đẹp sẽ tạo cảm giác không có thật.

Với phim ảnh, dù là nhân vật nam hay nữ, tôi thích nhìn họ ở góc cạnh con người nhất, có ưu điểm, nhược điểm, có tốt và có xấu, để khán giả khi xem sẽ tin rằng anh ấy/cô ấy có thật, mình có thể gặp một người như thế ngoài đời.

Tôi không thích cách làm “hình tượng hóa”, xem phim xong có thể thấy rất hay nhưng tặc lưỡi, “làm gì có người đàn ông như thế ngoài đời, anh ấy chỉ có trên phim thôi”. Tất nhiên đấy là quan điểm của riêng tôi.

“Tôi không thích xây dựng trên phim những hình ảnh đàn ông quá đẹp, khi anh ấy quá hoàn hảo sẽ chỉ có trong mơ, chứ không có ngoài đời thật” - Đạo diễn Đặng Thái Huyền.
“Tôi không thích xây dựng trên phim những hình ảnh đàn ông quá đẹp, khi anh ấy quá hoàn hảo sẽ chỉ có trong mơ, chứ không có ngoài đời thật” - Đạo diễn Đặng Thái Huyền.

Hay chính vì nhiều nhà làm phim Việt đang nghĩ giống như chị, muốn bám sát đời sống, nên hình ảnh đàn ông Việt trên phim lâu nay gắn nhiều với chuyện ngoại tình, vũ phu, ruồng rẫy vợ con... Từng có ý kiến cho rằng, đàn ông Việt đang bị bêu xấu, bị thiếu nam tính trên phim. Chị có nghĩ, cũng đã đến lúc khán giả nữ cần những hình ảnh đàn ông đẹp, gây bão, để ít ra thấy cuộc sống màu hồng hơn (tôi lấy ví dụ thế)?

- (Cười), câu hỏi rất khó. Tôi nghĩ, ở mỗi độ tuổi khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, phụ nữ sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về đàn ông.

Đơn cử như tôi, tôi thích người đàn ông có bờ vai đủ rộng để dựa vào những lúc khó khăn nhất. Khi đi qua nhiều sóng gió trong đời, tôi chỉ cần người đàn ông như thế.

Nhưng những phụ nữ khác, sẽ cần những điều khác tôi. Họ cần đàn ông có tài chính để lo được cuộc sống chung chu đáo, đủ đầy.

Sẽ rất khó để có một hình tượng đàn ông chung cho tất cả phụ nữ. Phim ảnh cũng vậy, rất khó để có người đàn ông khiến tất cả khán giả nữ rung động, yêu thích.

Điều quan trọng nhất, bộ phim phải hay, kịch bản tốt, đủ sức thuyết phục để khán giả dõi theo.

Với tôi, vậy là đủ.

Hiền Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Khi nào dưa muối, bánh chưng ở Việt Nam sẽ xuất khẩu nhờ phim?

Mi Lan |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động về nền công nghiệp văn hóa hái ra tiền của Hàn Quốc, ông Suk Jin Young - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc – cho rằng, Hàn Quốc làm như vậy vì đã có cả một chiến lược đầu tư bài bản.

Nghịch lý hài hước về bữa ăn trong phim Hàn và phim Việt

Mi Lan |

Phim Hàn đã giúp mì gói, kim chi, kimbap (cơm cuộn), bánh gạo tokbokki bước ra thế giới. Trong khi trên phim Việt, việc chuẩn bị cho các phân cảnh ăn uống rất sơ sài, thậm chí chỉ là đồ nhựa xếp lên cho có.

Loạt phim Việt thua lỗ nặng nề năm 2022

Huyền Chi |

Phim Việt thua lỗ nặng nề trong năm 2022 trong khi phim ngoại ăn nên làm ra ở thị trường Việt.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Khi nào dưa muối, bánh chưng ở Việt Nam sẽ xuất khẩu nhờ phim?

Mi Lan |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động về nền công nghiệp văn hóa hái ra tiền của Hàn Quốc, ông Suk Jin Young - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc – cho rằng, Hàn Quốc làm như vậy vì đã có cả một chiến lược đầu tư bài bản.

Nghịch lý hài hước về bữa ăn trong phim Hàn và phim Việt

Mi Lan |

Phim Hàn đã giúp mì gói, kim chi, kimbap (cơm cuộn), bánh gạo tokbokki bước ra thế giới. Trong khi trên phim Việt, việc chuẩn bị cho các phân cảnh ăn uống rất sơ sài, thậm chí chỉ là đồ nhựa xếp lên cho có.

Loạt phim Việt thua lỗ nặng nề năm 2022

Huyền Chi |

Phim Việt thua lỗ nặng nề trong năm 2022 trong khi phim ngoại ăn nên làm ra ở thị trường Việt.