Tranh Hồ Xuân Hương bị gỡ vì hình ảnh dung tục - cú sốc của tranh Việt 2022

Mi Lan |

Năm 2022, sau đại dịch COVID-19, nhiều triển lãm tranh được mở, tuy nhiên đều nhỏ lẻ, ít gây tiếng vang.

Kể từ năm 2017, tranh Đông Dương (tranh của các họa sĩ theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) đầu thế kỷ XX ngày càng trở nên đắt giá.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2017, tranh Việt của các họa sĩ Đông Dương bắt đầu có giá triệu USD đầu tiên. Năm 2020 có 4 tác phẩm triệu USD. Đến năm 2021 có đến 8 tác phẩm đạt mức giá triệu USD trong đó có đến 3 tác phẩm của họa sĩ Mai Trung Thứ.

Họa sĩ Mai Trung Thứ sinh năm 1906, là người Pháp gốc Việt. Họa sĩ Lê Phổ - họa sĩ sở hữu loạt tranh triệu USD khác sinh năm 1907. Hay những cái tên khác như Phạm Hậu, Lê Quốc Lộc, Vũ Cao Đàm... Họ đều là những họa sĩ bước ra từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đầu thế kỷ XX.

Nghe giá tranh Việt đạt mức triệu USD trên sàn đấu giá quốc tế, nhà báo Nguyễn Mỹ Linh đưa quan điểm, “Không phải tranh Việt Đông Dương đạt giá cao có nghĩa là mỹ thuật, hội họa Việt Nam đã ở vị trí cao giá”.

Theo đó, nhà báo Nguyễn Mỹ Linh – hiện đang thường trú tại Pháp cho biết, nhiều họa sĩ đương đại Việt Nam đã mang tranh sang Châu Âu bán nhưng chịu sự cạnh tranh gay gắt với các họa sĩ ở đây. Không ít họa sĩ đương đại Việt Nam bán tranh ở Châu Âu thậm chí còn chịu mức giá thấp hơn ở thị trường Việt Nam – nơi họ có thể “hét giá”.

Tranh Việt đương đại đang phải đối diện với thị trường “vàng thau lẫn lộn”. Tranh giả, tranh đạo, nhái, sao chép ý tưởng bán tràn lan. Tranh Việt đương đại cũng chưa có được lớp công chúng yêu tranh, yêu hội họa thực sự.

Số đông công chúng Việt còn thờ ơ với mỹ thuật, hội họa. Ngay đến các chuyên gia thẩm định, giới phê bình trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật cũng hoạt động nhạt nhòa, cầm chừng.

Năm 2022 – thời gian mở cửa các triển lãm tranh – sau đại dịch COVID-19, ghi nhận nhiều triển lãm cá nhân ra mắt. Tuy nhiên, hầu hết các triển lãm đều nhỏ lẻ, diễn ra khá yên ắng.

Triển lãm về tranh vẽ Hồ Xuân Hương phải đóng cửa sớm vì bị phản ứng. Ảnh: LĐ
Triển lãm về tranh vẽ Hồ Xuân Hương phải đóng cửa sớm vì bị phản ứng. Ảnh: LĐ

Gây sốc nhất, khiến dư luận quan tâm nhiều nhất lại là triển lãm tranh về nữ sĩ Hồ Xuân Hương của đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng.

Ngay khi triển lãm mở cửa, một số bức tranh vẽ nữ sĩ Hồ Xuân Hương của 2 tác giả đã bị dư luận phản ứng dữ dội.

Ngay sau đó, giới chuyên gia và Hội Mỹ thuật Việt Nam lên riêng, cho rằng tranh của đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng vẽ nữ sĩ Hồ Xuân Hương có nội dung dung tục, phản cảm. Nhiều bức bị ví với tranh khiêu dâm.

Hội Mỹ thuật Việt Nam quyết định rút khỏi phòng tranh một số tác phẩm được cho là phản cảm và dung tục. Ngay sau đó, 2 tác giả xin đóng cửa sớm triển lãm trước 6 ngày.

Triển lãm tranh Hồ Xuân Hương được ví là "cú sốc" gây ồn ào nhất khi loạt triển lãm ra mắt.

Nhiều triển lãm khác được mở với đa dạng các chủ đề, đề tài, như “Tình biên viễn”, “Lụa 2022”, “Thủy mặc”... nhưng đều khá yên ắng.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm nghệ thuật điêu khắc lấy chủ đề lao động của họa sĩ Ngô Xuân Bính

Trang Ngọc |

Cuộc triển lãm nghệ thuật điêu khắc, hội họa với chủ đề “Ego – Người” của họa sĩ Ngô Xuân Bính sẽ diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội ngày 18.11 tới.

Tranh Việt đạt mức giá triệu USD cho thấy giới buôn tranh quá giỏi

Hào Hoa (thực hiện) |

Từ Pháp, nhà báo Nguyễn Mỹ Linh có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động câu chuyện đằng sau những bức tranh triệu USD được bán trên các sàn đấu giá ở Châu Âu.

Vì sao từng có "nghi vấn" Hồ Xuân Hương không có thật?

Mi Lan |

Ở nhiều tài liệu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn có dòng chữ “không rõ lai lịch”, và nhiều lần giới nghiên cứu từng đặt nghi vấn về sự tồn tại thực sự của nhà thơ đặc dị có tên Hồ Xuân Hương.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Triển lãm nghệ thuật điêu khắc lấy chủ đề lao động của họa sĩ Ngô Xuân Bính

Trang Ngọc |

Cuộc triển lãm nghệ thuật điêu khắc, hội họa với chủ đề “Ego – Người” của họa sĩ Ngô Xuân Bính sẽ diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội ngày 18.11 tới.

Tranh Việt đạt mức giá triệu USD cho thấy giới buôn tranh quá giỏi

Hào Hoa (thực hiện) |

Từ Pháp, nhà báo Nguyễn Mỹ Linh có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động câu chuyện đằng sau những bức tranh triệu USD được bán trên các sàn đấu giá ở Châu Âu.

Vì sao từng có "nghi vấn" Hồ Xuân Hương không có thật?

Mi Lan |

Ở nhiều tài liệu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn có dòng chữ “không rõ lai lịch”, và nhiều lần giới nghiên cứu từng đặt nghi vấn về sự tồn tại thực sự của nhà thơ đặc dị có tên Hồ Xuân Hương.