Tranh cãi xưng hô, "đẹp vãi đạn" và chuyện tiếng Việt gây hoang mang

Mi Lan |

Trên hành trình phát triển, tồn tại và bị vây bủa bởi nhiều lần tranh cãi, tiếng Việt đã có dòng chảy của riêng mình, với nhiều biến thiên và cả “nổi loạn”.

Hiện dư luận vẫn tiếp tục tranh cãi quanh chuyện các đại từ nhân xưng “hỗn loạn” trong tiếng Việt, đưa các ngôi thứ nhân xưng từ gia đình vào các mối quan hệ xã hội, “giáo viên không được gọi học sinh là con”.

Theo giới chuyên gia, việc này không cần phải tranh cãi đến thế, bởi tiếng Việt đã trải qua nhiều cuộc biến thiên, thay đổi, “những gì không phù hợp sẽ bị đào thải, loại bỏ, những gì có giá trị, phù hợp với số đông, sẽ được bảo tồn và gìn giữ”.

Cách đây hơn 10 năm, khoảng thời gian từ năm 2010-2011, xã hội từng được phen “bối rối” thậm chí “sốc” trước cách dùng từ của giới trẻ, những ngôn ngữ này còn được đặt tên riêng là “ngôn ngữ tuổi teen”.

Ngôn ngữ teen từng khiến các nhà xã hội học, giới nghiên cứu ngôn ngữ “đau đầu“. Ảnh: TL
Ngôn ngữ teen từng khiến các nhà xã hội học, giới nghiên cứu ngôn ngữ “đau đầu“. Ảnh: TL

“Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ, đư pợn na dwc twng hoa kua! Ko 1 fan twng hoa jo min nen thay zui zui…” – đây là một trong những câu chat của “thế hệ teen” những năm 2010, khiến phụ huynh “choáng váng”. Nội dung của đoạn chat được dịch lại là: “Hôm nay là 14.2 đấy bà con ạ, đã bạn nào được tặng hoa chưa! Có một người hâm mộ tặng hoa cho mình nên thấy vui vui”…

Hệ thống ngôn ngữ chat được “đính kèm” theo rất nhiều tiếng lóng được giới trẻ ưa chuộng, sử dụng rộng rãi. Đơn cử, “hệ thống ngôn ngữ tuổi teen” dùng “no table” với ý “miễn bàn”, Thứ High (thứ Hai), thứ Bar (thứ ba), thả thính (tán tỉnh nhau), gấu (người yêu), bánh bèo (con gái)... Hay những biến dạng của cấu trúc ngôn ngữ, bùn (buồn), bít rùi (biết rồi), chuối (không hợp lý), hic (buồn), iu (yêu)... Giới trẻ muốn “ngắn gọn hóa” cấu trúc của từ ngữ, sử dụng nhiều ký tự để viết tắt. Bởi vậy, dù nhìn thấy câu chat của con, phụ huynh chưa chắc đã dịch được nghĩa.

Cách vận dụng ngôn ngữ của giới trẻ cũng khác biệt, với cách nói nhấn mạnh, tạo ấn tượng mạnh theo cách, “đẹp khủng khiếp”, “đẹp dã man con ngan”...

Giới chuyên môn, các nhà khoa học đã từng lo lắng về sự việc này, cho rằng tiếng Việt đang bị bóp méo, bị “xâm hại”. Tiếng Việt rơi vào “ma trận ngôn ngữ khó hiểu”.

Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ phát triển và chịu ảnh hưởng, chịu sự chi phối từ xã hội, Giáo sư ngôn ngữ Nguyễn Văn Khang cho rằng: “Chúng ta cũng nên nhìn nhận hiện tượng này một cách khách quan vì đó là một quy luật của xã hội và của cả ngôn ngữ. Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng biến đổi, và đến lượt mình, ngôn ngữ cũng tác động trở  lại cuộc sống”.

Ngôn ngữ thường xuyên biến động theo sự biến động của xã hội. Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu xã hội. Tiếng Việt đã và đang phản ánh mọi sự đổi thay của xã hội Việt Nam và theo đó, chính tiếng Việt cũng có những thay đổi dưới tác động của xã hội Việt Nam.

Ngôn ngữ vận động không ngừng theo sự biến thiên của xã hội phát triển. Những gì không phù hợp sẽ bị đào thải. Những giá trị tinh túy sẽ được chọn lọc, bảo tồn. Ảnh: LĐ
Ngôn ngữ vận động không ngừng theo sự biến thiên của xã hội phát triển. Những gì không phù hợp sẽ bị đào thải. Những giá trị tinh túy sẽ được chọn lọc, bảo tồn. Ảnh: LĐ

Theo sự vận động không ngừng của xã hội, ngôn ngữ “tuổi teen” từ 2011 đến nay cũng đã có những chuyển biến lớn, từ “đẹp khủng khiếp”, “đẹp dã man con ngan” giờ đã được nói ngắn gọn lại là “đẹp vãi”, “đẹp vãi chưởng”.

Nhiều ký tự của “hệ thống ngôn ngữ teen” đã bị xóa bỏ, cách dùng từ được giản lược và xuất hiện thêm nhiều tiếng lóng mới.

Theo phân tích của giới chuyên môn, về tiếng Việt của cư dân mạng, khi xã hội tồn tại các nhóm, thì tương ứng với nó sẽ có "ngôn ngữ của nhóm xã hội đó" (ngôn ngữ học xã hội gọi là "phương ngữ xã hội"). Tiếng lóng ra đời cũng bởi lý do này.

Xuất hiện cư dân mạng, thì cũng đồng thời xuất hiện ngôn ngữ của cư dân mạng. Hệ thống ngôn ngữ này xuất hiện từ những “biến báo” của tiếng Việt nguyên bản.

Theo Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ: “Theo sự vận hành và chuyển biến của xã hội, ngôn ngữ sẽ có sự biến đổi, không thể tránh khỏi. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta không cần phải quá lo lắng. Tiếng Việt có sự vận hành, phát triển, tự nó sẽ đào thải, xóa bỏ những gì không phù hợp, phản cảm, và giữ lại những gì giá trị, tinh túy, được số đông sử dụng và gìn giữ. Chỉ cần mỗi chúng ta ý thức được việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt như một trách nhiệm xã hội, một trách nhiệm về văn hóa".

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Cách xưng hô và tiếng Việt thường gây tranh cãi vì người Việt bảo thủ?

Mi Lan |

Đề xuất “Giáo viên không gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân không phải là lần đầu tiên tiếng Việt bị kéo vào một cuộc tranh cãi nảy lửa.

"Tranh cãi giáo viên không được gọi học sinh là con, bề nổi và cực đoan"

Hào Hoa (thực hiện) |

Xung quanh những tranh cãi “Giáo viên không được gọi học sinh là con”, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ. Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ đã có 17 năm công tác tại Viện Ngôn ngữ học.

Tranh cãi gay gắt trước đề xuất giáo viên không gọi học sinh là "con"

ANH THƯ (TH) |

Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm trước thông tin nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô học học sinh là "con" ra khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cách xưng hô và tiếng Việt thường gây tranh cãi vì người Việt bảo thủ?

Mi Lan |

Đề xuất “Giáo viên không gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân không phải là lần đầu tiên tiếng Việt bị kéo vào một cuộc tranh cãi nảy lửa.

"Tranh cãi giáo viên không được gọi học sinh là con, bề nổi và cực đoan"

Hào Hoa (thực hiện) |

Xung quanh những tranh cãi “Giáo viên không được gọi học sinh là con”, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ. Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ đã có 17 năm công tác tại Viện Ngôn ngữ học.

Tranh cãi gay gắt trước đề xuất giáo viên không gọi học sinh là "con"

ANH THƯ (TH) |

Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm trước thông tin nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô học học sinh là "con" ra khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.