"Tiền trả cho nhạc sĩ đôi khi chỉ bằng cát xê của ca sĩ hạng B"

Hiền Hương |

Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh – đoàn đại biểu Hà Nội có cuộc trả lời phỏng vấn Lao Động xung quanh những tranh cãi về “đối tượng nhạc sĩ”.

Các nhạc sĩ sáng tác từ xưa đến nay chưa bao giờ được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, tại sao khi chưa bao giờ làm điều này, giờ lại mang ra làm luật "bỏ đối tượng nhạc sĩ, phát thanh viên" ra khỏi việc xét tặng, theo chị? 

Tôi cũng không hiểu vì lý do gì khi Luật thi đua khen thưởng được ban hành ngày 26.11.2003 tại khoản 1, Điều 64 có quy định nhạc sĩ là một trong những đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng ban hành ngày 16.11.2013 không điều chỉnh về đối tượng này. 

Nhưng tại Nghị định 89/2014/NĐ-CP ngày 29.9.2014 của Chính phủ quy định về xét tặng NSND, NSƯT và Nghị định 40/2021/NĐ-CP ngày 30.03.2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 89/2014/NĐ-CP ngày 29.9.2014 lại không đưa nhạc sĩ là đối tượng được xét tặng NSND, NSƯT. 

Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh - đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội. Ảnh: Lao Động.
Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh - đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội. Ảnh: Lao Động.

Nhạc sĩ không được xét tặng danh hiệu, chỉ được trao giải thưởng HCM, giải thưởng Nhà nước. Theo ý kiến của nhiều người, việc đoạt đủ huy chương ở các hội diễn để được xét tặng danh hiệu không khó, nhưng việc để có được cụm tác phẩm xuất sắc để đoạt giải thưởng Nhà nước, giải thưởng HCM... lại quá khó. Đây có phải là sự thiệt thòi cho các nhạc sĩ?

Tôi nghĩ cần phải làm rõ hai khái niệm này. Như đại biểu Nguyễn Anh Trí - đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội đã nêu tại Quốc hội, Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh vẫn là giải thưởng dành cho tác phẩm. Còn NSND, NSƯT là danh hiệu cho sự nghiệp. 

Do vậy, giải thưởng cho tác phẩm sẽ có tiêu chí riêng để xét tặng, còn danh hiệu cho sự nghiệp cũng sẽ có tiêu chí riêng để xét tặng. Chúng ta không nên so sánh như vậy sẽ rất khập khiễng.

Quan điểm của tôi là một nhạc sĩ vinh dự đạt được giải thưởng Nhà nước hoặc giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm tác phẩm sáng tác. Nếu xét thấy nhạc sĩ đó có đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn, đảm bảo về số năm công tác, cống hiến, có sức ảnh hưởng, lan tỏa tới công chúng và có các giải thưởng đạt yêu cầu vẫn có thể xét tặng NSND, NSƯT cho sự nghiệp. 

Việc gom đủ HCV, HCB ở các hội diễn (ở lĩnh vực sân khấu) cũng từng gây ra muôn chuyện bi hài. Có những nghệ sĩ rất giỏi nhưng "vật vã" mãi không đủ huy chương để lên NSND, nhưng lại có những nghệ sĩ còn rất trẻ đã được phong tặng đủ các danh hiệu vì chăm đi thi hội diễn... Quan điểm và góc nhìn của chị về câu chuyện này? 

Quan điểm của tôi là cần phải nhìn nhận một cách khách quan, công bằng đối với các nghệ sĩ. Tại sao phải đưa ra các tiêu chí để xét bởi đó là thước đo chung và làm căn cứ để các Hội đồng từ Trung ương đến địa phương xem xét, tư vấn cho Hội đồng Thi đua khen thưởng nhà nước quyết định những nghệ sĩ đủ tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT. 

Tuy nhiên, những nghệ sĩ không đủ tiêu chuẩn về số lượng Huy chương hay số năm công tác nhưng có sự đóng góp to lớn cho ngành và lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và có sức ảnh hưởng lớn trong lòng công chúng vẫn được đưa ra Hội đồng xem xét và quyết định. 

Theo tôi được biết thì Nghị định 40/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 đã phần nào khắc phục được những bất cập mà nhà báo đã nêu. 

Hoạt động nhiều năm trong nghề nhưng vì chưa đủ số huy chương nên NSƯT Chí Trung chưa được phong tặng danh hiệu NSND. Ảnh: NVCC.
Hoạt động nhiều năm trong nghề nhưng vì chưa đủ số huy chương nên NSƯT Chí Trung chưa được phong tặng danh hiệu NSND. Ảnh: NVCC.

Việc không được xét tặng danh hiệu, đạt được Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh lại quá khó... sẽ khiến nhiều nhạc sĩ hoạt động cả đời, có những ca khúc được yêu mến, nhưng vẫn "trắng tay" danh hiệu?

Chính vì những trăn trở trên nên tôi mới lên tiếng để bảo vệ các nhạc sĩ, nghệ sĩ sáng tác ở lĩnh vực âm nhạc truyền thống cần được Quốc hội, Chính Phủ xem xét để đưa vào đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. 

Một số nhạc sĩ đang đùa rằng, "hay là dỗi, không sáng tác nữa", các ca sĩ sẽ lấy gì để hát, để được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT? Chỉ là cách đùa, nhưng ít nhiều cũng có nỗi niềm trong đó? 

Mới đây thôi, tôi có gặp một anh bạn là nhạc sĩ sáng tác, trong câu chuyện trao đổi anh có hỏi tôi: "Anh nghe nói em đưa nhạc sĩ vào đối tượng xét tặng NSND, NSƯT đúng không? Theo anh thì không nên đưa nhạc sĩ vào đối tượng xét tặng bởi họ không phải là nghệ sĩ biểu diễn". 

Tôi muốn kể câu chuyện của tôi với anh bạn là nhạc sĩ ra đây là để thấy có nhiều quan điểm khác nhau về xung quanh vấn đề này ngay cả trong giới các nhạc sĩ, nghệ sĩ. Nhưng tôi vẫn giữ quan điểm của mình. 

Cách nói, "giải thưởng lớn nhất của chúng tôi là khán giả", liệu có phải là cách các nhạc sĩ an ủi nhau? 

Theo tôi thì không riêng gì các nhạc sĩ mà đây là suy nghĩ chung của giới văn nghệ sĩ chúng tôi bởi "giải thưởng lớn nhất của chúng tôi là khán giả". Người nghệ sĩ cả đời chỉ cần một tác phẩm được công chúng ghi nhận và nhớ đến là niềm hạnh phúc lớn lao còn mong muốn gì hơn. 

Nhiều nhạc sĩ gạo cội chưa bao giờ được đưa vào danh sách xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Ảnh: NVCC
Nhiều nhạc sĩ gạo cội chưa bao giờ được đưa vào danh sách xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Ảnh: NVCC

Công việc của các nhạc sĩ không chỉ đơn giản là sáng tác. Họ còn sáng tác nhạc khí, nhạc phim, nhạc sân khấu... những công việc rất thầm lặng, nhưng lại bị gạt ra khỏi việc xét tặng, dù bộ phim mà họ làm nhạc, vở diễn mà họ làm nhạc, đoạt HCV, HCB? Đây có phải cũng là một nỗi niềm khác của các nhạc sĩ, theo chị?

Phải nói thật rằng, người nhạc sĩ, nghệ sĩ sáng tác ở lĩnh vực âm nhạc truyền thống rất thiệt thòi, họ âm thầm làm việc như con tằm nhả tơ. Tôi đã từng làm việc với nhiều nhạc sĩ gạo cội như: Cố nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Lê Minh Sơn... Họ có đến hàng trăm tác phẩm.

Số các tác phẩm mà chúng ta đã nghe và đã thấy chỉ là con số rất nhỏ trong kho tàng sáng tác của họ. Ngoài những ca khúc mà chúng ta đã nghe, các nhạc sĩ còn có những tác phẩm đồ sộ như tác phẩm khí nhạc, tác phẩm viết cho hợp xướng, viết cho dàn nhạc, viết cho phim và các vở kịch...

Tôi thật sự kinh ngạc bởi sự làm việc không biết mệt mỏi của họ nhưng kinh phí chi trả cho một tác phẩm độc quyền của nhạc sĩ đôi khi cũng chỉ bằng cát xê của một ca sĩ hạng B hát một đêm tại sân khấu lớn. 

Điều mà tôi nhận thấy ở các nhạc sĩ này là họ không sáng tác với mục đích để được nhận danh hiệu hay giải thưởng. Điều mà các nhạc sĩ mong muốn đó là tác phẩm của họ được đến với công chúng và được công chúng đón nhận.

Có lẽ chính vì điều này nên bao lâu nay các nhạc sĩ không lên tiếng về việc đấu tranh để được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Xin cảm ơn chị!

Hiền Hương
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất không xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho nhạc sĩ: Hình như nhầm lẫn!

Nhóm PV |

Mới đây, trong Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV đã không còn danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) đối với nhạc sĩ, phát thanh viên như quy định hiện hành. Việc sửa đổi này hiện đang gây tranh cãi trong dư luận. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng nhạc sĩ Giáng Son để có thêm góc nhìn, quan điểm của chị về câu chuyện này.

Đại biểu Quốc hội tranh luận về việc bỏ danh hiệu NSND, NSƯT cho nhạc sĩ

Đặng Chung - Trần Vương |

So với quy định hiện hành, dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đối với nhạc sĩ, phát thanh viên. Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) cho rằng không nên bỏ xét tặng danh hiệu này đối với nhạc sĩ.

Giáng Son nói gì về việc xóa bỏ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho nhạc sĩ?

Hải Minh |

Việc xoá bỏ xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" đối với nhạc sĩ, phát thanh viên sẽ khiến nhiều người thiệt thòi.

Bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đối với nhạc sĩ, phát thanh viên

Hải Ngọc |

So với quy định hiện hành, dự thảo luật trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đối với nhạc sĩ, phát thanh viên.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Đề xuất không xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho nhạc sĩ: Hình như nhầm lẫn!

Nhóm PV |

Mới đây, trong Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV đã không còn danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) đối với nhạc sĩ, phát thanh viên như quy định hiện hành. Việc sửa đổi này hiện đang gây tranh cãi trong dư luận. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng nhạc sĩ Giáng Son để có thêm góc nhìn, quan điểm của chị về câu chuyện này.

Đại biểu Quốc hội tranh luận về việc bỏ danh hiệu NSND, NSƯT cho nhạc sĩ

Đặng Chung - Trần Vương |

So với quy định hiện hành, dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đối với nhạc sĩ, phát thanh viên. Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) cho rằng không nên bỏ xét tặng danh hiệu này đối với nhạc sĩ.

Giáng Son nói gì về việc xóa bỏ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho nhạc sĩ?

Hải Minh |

Việc xoá bỏ xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" đối với nhạc sĩ, phát thanh viên sẽ khiến nhiều người thiệt thòi.

Bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đối với nhạc sĩ, phát thanh viên

Hải Ngọc |

So với quy định hiện hành, dự thảo luật trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đối với nhạc sĩ, phát thanh viên.