Thừa Thiên Huế sẽ có Quỹ bảo tồn di sản Huế

Tường Minh |

Quỹ bảo tồn di sản Huế là một trong các hạng mục của 6 cơ chế, chính sách đặc thù cho Thừa Thiên Huế vừa được Quốc hội thông qua.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Quỹ Bảo tồn di sản Huế được Trung ương thành lập, ủy quyền cho tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý và hoạt động theo quy định của Nghị định Chính phủ.

Đây là Quỹ được thành lập nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ngân sách của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đóng góp để đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.

Việc bảo tồn, trùng tu di sản sẽ thuận lợi hơn nhờ việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế. Ảnh: Bảo Minh
Việc bảo tồn, trùng tu di sản sẽ thuận lợi hơn nhờ việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế. Ảnh: Bảo Minh

Đây là Quỹ bảo tồn của Trung ương thành lập nên các tỉnh có điều kiện hỗ trợ cho quỹ quốc gia chứ không phải hỗ trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đồng thời, bản chất của Quỹ bao gồm Quỹ ngoài ngân sách và Quỹ xã hội phục vụ cho trùng tu và bảo tồn di sản, việc đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật xây dựng, Luật di sản…

Cho nên, việc thành lập Quỹ sẽ thuận tiện trong việc huy động vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân và được phép nhận hỗ trợ của nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trong nước ủng hộ để trùng tu di sản.

Quỹ sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc huy động nguồn lực và quản lý sử dụng các nguồn vốn huy động được, đẩy nhanh tiến độ trùng tu di sản văn hoá, vừa đảm bảo theo quy định của nhà nước hiện hành, đồng thời, đảm bảo tính công khai minh bạch các khoản chi, tạo niềm tin lâu dài cho các tổ chức và cá nhân tài trợ vốn.

“Việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong với Thừa Thiên Huế trong việc huy động nguồn lực, đẩy mạnh công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn.

Cụ thể là việc tu bổ, tôn tạo và phục hồi các dự án di sản văn hóa Huế do nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh từ nay sẽ chủ động, kịp thời, không theo niên độ tài chính do xuống cấp nghiêm trọng.

Đặc biệt, Quỹ còn có các nhiệm vụ chi khác như mua tranh ảnh, di sản cổ vật; Hỗ trợ, tài trợ cho các dự án nghiên cứu, đào tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo liên quan đến công tác bảo tồn, trung tu và phát triển văn hóa Huế…”, ông Phương nói.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Phương thì thực tế trong thời gian qua, đã có nhiều tổ chức, cá nhân mong muốn được cùng với tỉnh Thừa Thiên Huế trùng tu, tôn tạo, bảo tồn một số công trình di tích; cũng như có nguyện vọng đóng góp, đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản riêng biệt nhằm minh bạch và đầu tư đúng địa chỉ tài trợ để chung tay cùng với tỉnh trong công tác trùng tu, bảo tồn các di sản, di tích của quốc gia và thế giới đang có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp.

Theo thống kê, tổng số tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế trong 10 năm qua là hơn 250 tỉ đồng.

Ngoài ra, có một số địa phương có nguồn thu ngân sách lớn có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương mong muốn cùng chia sẽ hỗ trợ trùng tu, bảo tồn và phát huy một số công trình di sản.

Cụ thể như thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ cùng với tỉnh Thừa Thiên Huế để trùng tu, tôn tạo lại di tích Hải Vân Quan. Tuy nhiên, do vướng quy định của Luật Ngân sách nên khó khăn trong đóng góp để thực hiện.

“Với việc Quốc hội thông qua việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế”, từ nay việc huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong việc trùng tu, tôn tạo di sản sẽ thuận lợi hơn, cũng như không còn những vướng mắc liên quan Luật ngân sách như câi chuyện trùng tu Hải Vân quan nữa”, ông Phương cho biết.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Huế - Kinh đô Áo dài, không chỉ phục hưng một truyền thống văn hoá

Hoàng Văn Minh thực hiện |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: “Huế - Kinh đô Áo dài” là một đề án dài hơi, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản của cố đô Huế mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành du lịch dịch vụ phát triển.

128 phim của 42 đơn vị tham dự Liên hoan phim Việt Nam tại Huế

Tường Minh |

Có 128 phim của 42 đơn vị tham dự, gồm 26 phim truyện, 56 phim tài liệu, 15 phim khoa học và 31 phim hoạt hình tham dự Liên hoan phim Việt Nam tại Huế.

Liên hoan phim - cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn tiềm năng điện ảnh

Hoàng Văn Minh |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII sắp được khai mạc tại Huế. Đây là cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn nữa tiềm năng điện ảnh đã được chứng minh trong thời gian qua.

“Tủ sách Huế” quảng bá văn hoá Huế và phát triển văn hoá đọc

Hoàng Văn Minh |

Huế đang xây dựng đề án “Tủ sách Huế”, giới thiệu những cuốn sách quý nhằm quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc cũng như hình thành bộ quà tặng.

Bỏ hoang trên 20ha đất "vàng" tại trung tâm thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Khu đất rộng hơn 20ha nằm tại trung tâm thành phố Ninh Bình (thuộc phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình), được phân lô, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn nằm bỏ hoang gây lãng phí.

Chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền nhằm vào tài khoản quảng cáo Facebook

Mạnh Cường |

Vì một chút lơ là, chị Nguyễn Thị Hoài (Nam Định) đã bị kẻ gian lừa mất hơn 3 triệu đồng. Đáng nói, đây là một chiêu lừa mới của kẻ gian, thường nhắm đến các tài khoản quảng cáo Facebook.

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Chuỗi cung ứng đa quốc gia đe dọa vị thế nhà sản xuất của Trung Quốc

Thanh Hà |

Các công ty toàn cầu đang để mắt đến chuỗi cung ứng ở Châu Á gọi là Altasia - nhóm được coi là có nhiều tiềm năng để thay thế sản xuất ở Trung Quốc.

Huế - Kinh đô Áo dài, không chỉ phục hưng một truyền thống văn hoá

Hoàng Văn Minh thực hiện |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: “Huế - Kinh đô Áo dài” là một đề án dài hơi, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản của cố đô Huế mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành du lịch dịch vụ phát triển.

128 phim của 42 đơn vị tham dự Liên hoan phim Việt Nam tại Huế

Tường Minh |

Có 128 phim của 42 đơn vị tham dự, gồm 26 phim truyện, 56 phim tài liệu, 15 phim khoa học và 31 phim hoạt hình tham dự Liên hoan phim Việt Nam tại Huế.

Liên hoan phim - cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn tiềm năng điện ảnh

Hoàng Văn Minh |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII sắp được khai mạc tại Huế. Đây là cơ hội để Huế khai thác mạnh hơn nữa tiềm năng điện ảnh đã được chứng minh trong thời gian qua.

“Tủ sách Huế” quảng bá văn hoá Huế và phát triển văn hoá đọc

Hoàng Văn Minh |

Huế đang xây dựng đề án “Tủ sách Huế”, giới thiệu những cuốn sách quý nhằm quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc cũng như hình thành bộ quà tặng.