Thiếu vắng phim truyện Ngày Thống nhất

Việt Văn |

Năm nay, đúng 45 năm kỷ niệm ngày thống nhất đất nước lại không có một phim truyện mới nào về ngày thống nhất. Thật đáng tiếc khi một đề tài lớn và có sức hấp dẫn như vậy, từ trước đến nay lại được khai thác quá ít.

Nếu như số phim tài liệu Việt về chiến thắng lịch sử ngày 30.4 khá dồi dào, thì số phim truyện điện ảnh lại quá ít. Phim mới “Truyền thuyết về Quán Tiên” của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ theo kế hoạch phát hành vào dịp này là phim chiến tranh, nhưng cũng không phải tập trung vào chiến thắng ngày 30.4.

Số phim chưa hết một bàn tay

Nhiều người nhắc tới phim về đề tài ngày 30.4 hay kể tới “Biệt động Sài Gòn” thường  được phủ sóng nhiều nhất trên khắp các rạp chiếu cũng như Đài truyền hình và sau này in thành đĩa DVD. “Biệt động Sài Gòn” dài 4 tập của đạo diễn Long Vân, làm khá hấp dẫn từ trailer cho đến kết thúc mỗi tập luôn tạo được điểm nhấn để thu hút khán giả xem tiếp tập sau.

Không chỉ tái hiện lại chiến công của lực lượng biệt động Sài Gòn với các trận đánh nổi tiếng vào Đài phát thanh Sài Gòn, Đại sứ quán Mỹ, dinh Độc Lập… mà phim còn miêu tả những cuộc đấu trí gay cấn khi Tư Chung - Tư lệnh biệt động Sài Gòn (do diễn viên Quang Thái thủ vai), cùng nữ biệt động Ngọc Mai (Hà Xuyên nhập vai) phải đóng giả một cặp vợ chồng tư bản giàu có, hoạt động ngay trong lòng địch. Thế nhưng, kết thúc tập 4 “Trả lại tên cho em” cũng chỉ dừng ở mốc năm 1973, khi Mỹ phải rút quân theo hiệp định Paris đã ký, chứ chưa phải là chiến dịch Hồ Chí Minh.

Một bộ phim được đầu tư rất nhiều tiền và thời gian làm phim kỷ lục (13 năm) nhưng lại không gây tiếng vang như mong muốn là “Giải phóng Sài Gòn” (2005) nhân kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tái hiện lại những sự kiện lịch sử, những trận đánh lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, phim còn thể hiện hình ảnh nhiều nhân vật lịch sử như Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Trung ương Cục Miền Nam Phạm Hùng, Đặc phái viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ… Tuy nhiên, “Giải phóng Sài Gòn” lại có kết cấu không chặt chẽ, và không tạo được hình tượng nhân vật nổi bật để khắc vào lòng người xem. Phim hơi bị dàn trải, thiếu những chi tiết, điểm nhấn sắc sảo…Vì thế sau 10 ngày công chiếu ở Hà Nội và TP.HCM chỉ thu về 170 triệu đồng doanh thu với trên 12.000 khán giả.

“Chiến trường chia nửa vầng trăng” của đạo diễn, NSND Hồng Sến  là một trong số ít phim gây xúc động cho người xem. Thành công của phim còn nhờ vào một kịch bản hay của cố nhà văn Nguyễn Khắc Phục và tài diễn xuất của các gương mặt tên tuổi Thế Anh, Thương Tín, Quang Đại, Thúy An, Mai Phương… Phim có những nhóm nhân vật, có câu chuyện giàu kịch tính,  và xúc động nhất là cuối phim khi người cha vĩnh biệt con cũng là đồng đội, sau chiến thắng quan trọng Buôn Ma Thuột, dấu mốc mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1975.

Vì sao ít phim về ngày 30.4?

Năm 2005, khi trả lời báo Tuổi trẻ, cố đạo diễn Lê Dân đã nói: “Làm phim chiến tranh hoành tráng, điện ảnh Việt Nam mình còn chưa đủ sức. Những cảnh lớn, ví dụ cảnh trận đánh phi trường, theo tôi còn bị giả nhiều quá. Đừng tưởng làm phim chiến tranh dễ, không đâu. Khi đạo diễn Phillip Noyce qua đây làm phim “Người Mỹ trầm lặng”, lấy bối cảnh thời chiến tranh Việt Nam, phải cần đến cả một êkip hùng hậu với 7, 8 đạo diễn làm phó, quay nhiều máy cùng lúc, kỹ lưỡng đến mức có lúc quay được 5 cảnh một ngày là tối đa. Điện ảnh Việt Nam chưa đủ công nghệ hiện đại để dàn cảnh qui mô. Tôi cho là nên liên kết với nước ngoài, nhờ các đạo diễn, chuyên viên kỹ thuật, quay phim nước ngoài để vừa làm vừa học công nghệ của họ”.

15 năm sau, nhận xét đó còn còn đúng được bao nhiêu phần trăm thì chỉ những nhà làm phim Việt mới có thể trả lời chính xác nhất.

Được biết, để có thể thực hiện một dự án quy mô làm phim chiến tranh, từ việc đặt hàng, chuẩn bị, thực hiện, và mọi thủ tục khác... cần thời gian từ 3- 5 năm. Nhưng cái gốc là vấn đề kịch bản, yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của phim. Điện ảnh Việt đang khủng hoảng những tác giả viết kịch bản phim chiến tranh. Số tác giả già thì không có nhiều sức viết nữa, bao tinh hoa đã cống hiến gần hết,  như các cây bút Văn Lê, Nguyễn Mạnh Tuấn…. Một số tác giả có thể chuyển thể kịch bản từ tác phẩm văn học gốc về chiến tranh nhưng số này cũng không nhiều.

Số tác giả trẻ thì không hứng thú với đề tài chiến tranh vì 2 lý do: vốn hiểu biết không dày, và kịch bản viết về chiến tranh khó dùng, lại không nhiều tiền. Một số nhà làm phim có khả năng, thường chạy sang làm bên truyền hình hoặc tư nhân. Với một kịch bản hay, tư nhân có thể bỏ ngay ra 300 triệu đồng mua đứt để dành làm phim sau. Với Nhà nước, gần đây mới có cơ chế đầu tư và ngay đầu tư chiều sâu cũng chỉ tầm 10 triệu đồng, kịch bản hoàn tất được nghiệm thu là hay, bậc 1 cán mốc khoảng 100 triệu đồng thì cũng phải trên dưới 3 năm mới nhận được hết tiền.

Thiếu một cơ chế, chính sách đầu tư lâu dài, bài bản cho các tác giả viết về truyền thống, từ việc phát động những cuộc thi viết kịch bản phim truyện về đề tài truyền thống cho đến đặt hàng, đầu tư… là một số nguyên nhân khiến cho thiếu vắng phim chiến tranh nói chung và phim về đề tài ngày 30.4 nói riêng.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Dịp lễ 30.4 , 1.5: Hành khách giảm mạnh, vẫn phải tuân thủ phòng chống dịch

đặng tiến - minh quân |

Theo khảo sát của phóng viên Lao Động tại các bến xe ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh ngày 28.4, khác với dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 mọi năm, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách đi lại sụt giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 30% so với mọi năm.

TP.Hồ Chí Minh khoác "áo mới" mừng ngày đại lễ 30.4 và 1.5

HUYÊN NGUYỄN |

Khác với sự bình lặng trong thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, chào đón ngày lễ 30.4 và 1.5, TP.Hồ Chí Minh khoác lên những bộ "áo mới" cho sự kiện trọng đại kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giữ nhà máy trong ngày 30.4.1975

Nam Dương |

Trước năm 1975, có một bộ phận cán bộ Công đoàn đã âm thầm hoạt động ngay trong lòng địch để vận động công nhân trong các nhà máy, công xưởng tham gia các phong trào cách mạng. Những ngày cuối tháng 4.1975, lực lượng cán bộ công vận này đã phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ nguyên vẹn nhà máy, bảo đảm cung cấp đủ điện, nước cho cả Thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ sinh hoạt bình thường sau ngày 30.4.1975.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Dịp lễ 30.4 , 1.5: Hành khách giảm mạnh, vẫn phải tuân thủ phòng chống dịch

đặng tiến - minh quân |

Theo khảo sát của phóng viên Lao Động tại các bến xe ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh ngày 28.4, khác với dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 mọi năm, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách đi lại sụt giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 30% so với mọi năm.

TP.Hồ Chí Minh khoác "áo mới" mừng ngày đại lễ 30.4 và 1.5

HUYÊN NGUYỄN |

Khác với sự bình lặng trong thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, chào đón ngày lễ 30.4 và 1.5, TP.Hồ Chí Minh khoác lên những bộ "áo mới" cho sự kiện trọng đại kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giữ nhà máy trong ngày 30.4.1975

Nam Dương |

Trước năm 1975, có một bộ phận cán bộ Công đoàn đã âm thầm hoạt động ngay trong lòng địch để vận động công nhân trong các nhà máy, công xưởng tham gia các phong trào cách mạng. Những ngày cuối tháng 4.1975, lực lượng cán bộ công vận này đã phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ nguyên vẹn nhà máy, bảo đảm cung cấp đủ điện, nước cho cả Thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ sinh hoạt bình thường sau ngày 30.4.1975.