Thắp sáng lên chữ “Hiếu” và lòng “Từ”

trần Việt |

Rằm tháng Bảy là một trong hai ngày rằm quan trọng nhất của người Việt cùng với Rằm tháng Giêng. Rằm tháng Bảy là ngày xá tội vong nhân, là ngày lễ Vu Lan để cho chữ “Hiếu” và lòng “Từ” thêm lan tỏa yêu thương. Dĩ nhiên, đạo Hiếu và tình yêu thương không phải chỉ xuất hiện trong Rằm tháng Bảy mà nó phải là bốn mùa, là dòng chảy bất tận, có chăng ngày này là dịp để nhắc nhở mỗi người trong chúng ta nếu ai đó vì cuộc sống mưu sinh bất tận mà lãng quên…

Trong bốn chữ nhà Phật (Từ, Bi, Hỉ, Xả) thì chữ Từ đứng hàng đầu.

“Từ” chính là tình yêu, lòng thương không phân biệt cao thấp, sang hèn, mà lan tỏa, rộng khắp. Nó được ví như cơn mưa tưới nước cho mọi nơi chốn, mọi ngõ ngách của cuộc đời, nó không bị ngăn trở bởi địa hình hiểm trở như núi cao, vực sâu và luôn công bằng.

Tháng Bảy là tháng mưa ngâu, trời chớm thu ngập ngừng đón gió heo may và những cơn mưa hờn dỗi, thoắt đến, thoắt đi để lại cho lòng người bao cảm xúc khó tả.

Ngày xưa, đọc tùy bút “Bông hồng cài áo” của thiền sư Thích Nhất Hạnh thấy rưng rưng mà nay đọc lại vẫn vẹn nguyên cảm xúc như ngày nào. “Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. Con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con”.

Ca dao có câu: “Công Cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”. Nước trong nguồn là vô tận, là tinh khiết là trong trẻo và mát lành.

Và bông hồng cài áo trở thành một phong tục đẹp của lễ Vu Lan, ngày hiếu hạnh của những người con kính dâng các bậc sinh thành, dưỡng dục… Bông hồng đỏ hay bông hồng trắng - đều là để tri ân, hoài niệm về Mẹ về Cha. Người xưa có câu: “Hiếu vi vạn hạnh chi tiên” - Một người không có hiếu đạo thì không xứng đáng làm người”.

Và cha mẹ chính là Phật sống ở trong nhà. Bởi thế, đáng trách biết bao, nhiều người không hiểu ý nghĩa sâu xa của đạo lý, bỏ cả mẹ, cha lên chùa lo tu, cầu cúng… cũng là con đường sai lạc. Hay ai đó đối xử vô tình thậm chí bạc bẽo với cha mẹ để rồi khi cha mẹ khuất núi mới làm mâm cao cỗ đầy để lên bàn thờ thì đó chỉ là hình thức, làm sao thấu non xanh.

Đọc trên truyền thông có tin gia đình bất hòa, con cái bỏ rơi cha mẹ… thậm chí hành hạ cha mẹ chỉ vì lòng tham, sự ích kỷ của mỗi cá nhân, thấy đau xót.

Bởi nếu không làm trọn chữ “Hiếu” thì làm sao có thể trở thành một con người viết hoa đúng nghĩa, để làm trọn vẹn trách nhiệm công dân với đất nước, quốc gia, dân tộc?

Lòng tri ân, báo ân xuất phát từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc, đó cũng chính là nền tảng xây dựng trật tự đạo đức cho con người, gia đình, xã hội, thế giới hòa bình, hoàn thiện và thánh thiện hơn.

Rằm tháng Bảy còn là ngày “Xá tội vong nhân” theo tín ngưỡng dân gian quan niệm, là dịp mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân, nên có lễ cúng cô hồn không nơi nương tựa. Đây cũng là ngày các tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được trở về cuộc sống trần gian. Tục “cúng cô hồn” là một hành động nhân văn, đề cao việc làm phúc, từ thiện với chúng sinh.

Những ngày này, trong Nam ngoài Bắc, gia đình nào dù cuộc sống còn nhiều vất vả, khó khăn cũng có chút đỉnh để cúng lễ “cô hồn” người Bắc thường cúng cháo, người Nam thì bánh trái gạo muối...

Có một mái nhà ấm áp, nhưng mỗi người đều mở rộng lòng Từ để hướng tới những vong hồn còn lang thang, vất vưởng với tấm lòng thương cảm.

Có một nhà văn ở Sài Gòn bảo tôi rằng mỗi Rằm tháng Bảy là nhớ về những phiên chợ âm - dương ở nhiều làng quê Việt Nam, khi cõi âm cõi dương như hòa vào nhau, người sống gặp được người thân đã thuộc về thế giới khác. Để cho người âm có thể thực hiện những gì khi ở dương thế chưa làm được, cho họ thanh thản mà siêu thoát không còn tiếc nuối cõi trần.

Hãy thắp sáng lên chữ Hiếu và lòng Từ cho ngày Rằm tháng Bảy, với lễ “Xá tội vong nhân” và lễ Vu Lan và nhớ đến lời ca của nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì, em biết không?/ Để gió cuốn đi/Để gió cuốn đi…”.

trần Việt
TIN LIÊN QUAN

Trang nghiêm Đại lễ Vu lan - Phật lịch 2566 tại Thừa Thiên Huế

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều tăng ni, Phật tử dự Đại lễ Vu Lan - Phật lịch 2566 tại Tổ đình Từ Đàm (TP. Huế).

Cần hiểu rõ về việc phóng sinh ngày lễ Vu Lan để tránh "tận diệt" sinh vật

MINH HÀ - QUỲNH ANH |

Hiện nay, nhiều người đang thiếu hiểu biết về việc phóng sinh khiến phong tục này trở nên biến tướng, vô tình tiếp tay cho việc săn bắt, tận diệt động vật.

Giới trẻ nghĩ thế nào về chữ Hiếu trong mùa lễ Vu Lan?

Huyền Chi |

Vu Lan là dịp lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch. Vào ngày này, người trẻ nghĩ gì về truyền thống báo hiếu, tri ân công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ?

Ý nghĩa và nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu

Huyền Chi |

Rằm tháng 7 âm lịch là thời điểm lễ Vu Lan diễn ra để tôn vinh, báo hiếu công lao dưỡng dục của đấng sinh thành.

Hình ảnh đẹp khắp phố phường Hà Nội mùa lễ Vu Lan

đình hiếu - nguyễn huế |

Hàng nghìn bông hoa sen nở rộ được kết thành hình trái tim đặt tại nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội như một thông điệp nhắc nhở một mùa Vu Lan nữa lại về.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Trang nghiêm Đại lễ Vu lan - Phật lịch 2566 tại Thừa Thiên Huế

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều tăng ni, Phật tử dự Đại lễ Vu Lan - Phật lịch 2566 tại Tổ đình Từ Đàm (TP. Huế).

Cần hiểu rõ về việc phóng sinh ngày lễ Vu Lan để tránh "tận diệt" sinh vật

MINH HÀ - QUỲNH ANH |

Hiện nay, nhiều người đang thiếu hiểu biết về việc phóng sinh khiến phong tục này trở nên biến tướng, vô tình tiếp tay cho việc săn bắt, tận diệt động vật.

Giới trẻ nghĩ thế nào về chữ Hiếu trong mùa lễ Vu Lan?

Huyền Chi |

Vu Lan là dịp lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch. Vào ngày này, người trẻ nghĩ gì về truyền thống báo hiếu, tri ân công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ?

Ý nghĩa và nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu

Huyền Chi |

Rằm tháng 7 âm lịch là thời điểm lễ Vu Lan diễn ra để tôn vinh, báo hiếu công lao dưỡng dục của đấng sinh thành.

Hình ảnh đẹp khắp phố phường Hà Nội mùa lễ Vu Lan

đình hiếu - nguyễn huế |

Hàng nghìn bông hoa sen nở rộ được kết thành hình trái tim đặt tại nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội như một thông điệp nhắc nhở một mùa Vu Lan nữa lại về.