Thành tựu của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản thế giới

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) |

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972) tại Ninh Bình, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã ghi nhận vai trò, đóng góp và trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế nhằm tôn vinh, phát huy giá trị của Công ước. Tổng Giám đốc UNESCO cũng ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản thế giới.

Trân trọng quá khứ…

Năm 1945, ngay sau khi đất nước giành được độc lập từ tay thuộc địa của Pháp, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 “Giao nhiệm vụ cho Đông Phương Bác cổ Học viện có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam”. Đây là Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta đặt nền móng cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược với nhiều thiệt hại về di sản văn hóa, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Việt Nam đã tích cực tham gia các tổ chức quốc tế tập trung vào công tác bảo vệ di sản văn hóa. Năm 1976, Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO và nghiêm túc tuân thủ các công ước về bảo vệ di sản, cụ thể là Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972), Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể (2003), Công ước Bảo vệ và Thúc đẩy sự đa dạng của các biểu hiện văn hóa (1975)…

Chung tay cùng quốc tế trong Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Việc thực thi các Công ước của UNESCO, đặc biệt là Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972 đến nay tròn 50 năm đã góp phần nâng cao nhận thức và hành động của Chính phủ Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và chính sách về văn hóa.

Năm 2001, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Di sản văn hóa và luật này đã được sửa đổi bổ sung một số diều vào năm 2009. Sau đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được hoàn thiện như các Nghị quyết của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật Di sản văn hóa.

Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng hiệu quả, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cộng đồng nơi có di sản hoặc nắm giữ/thực hành di sản, góp phần thu hút du lịch,… tạo thêm thế và lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực thi Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972, một di sản sau khi được UNESCO công nhận, Chính phủ trung ương và địa phương có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ và trao cơ chế để bảo tồn và phát huy các di sản đó. Nhiều di sản lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được trùng tu bằng ngân sách của Nhà nước hoặc từ ngân sách huy động xã hội hóa. Quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn gắn liền với việc tôn vinh các nghệ nhân dân gian. Nhiều bảo tàng, bao gồm nhà nước và tư nhân đã và đang cố gắng thay đổi cách thức làm việc, hướng đến hướng tiếp cận khán giả nhiều hơn và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Một di sản khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, di sản thiên nhiên thế giới… là một bước ngoặt làm thay đổi số phận của nhiều di sản. Hầu hết các di sản sau khi được được công nhận đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng địa phương, được chính quyền và báo chí truyền thông quan tâm hơn, được các doanh nghiệp đầu tư... Việc công nhận và ghi danh cũng góp phần giới thiệu di sản ra nước ngoài, được nhiều khách du lịch biết tới, tạo cơ hội cho du lịch phát triển, từ đó có cơ hội tăng ngân sách cho địa phương.

Từ phía cộng đồng dân cư, việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa hay thiên nhiên thế giới là động lực tinh thần, khơi dậy trong họ niềm tự hào về truyền thống văn hóa của quê hương, tạo động lực để họ chung sức bảo vệ và phát huy di sản. Một số di sản thế giới như Vịnh Hạ Long, Quần thể Di sản Tràng An, Quần thể Cố đô Huế, Phổ cổ Hội An… sau khi được công nhận, ghi danh đã có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nguồn lợi to lớn cho ngân sách địa phương.

Nhìn chung, sau 50 năm thực thi Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972, Việt Nam đã và đang hòa chung dòng chảy với thế giới trong việc bảo vệ di sản. Ngay trong buổi lễ kỷ niệm vừa qua, Tổng Giám đốc UNESCO đã đặc biệt hoan nghênh nỗ lực của các Bộ, Ngành và Chính phủ Việt Nam vì phát huy đầy đủ tiềm năng các công ước văn hoá của UNESCO, trong đó có Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972. Đồng thời, bà nhấn mạnh rằng 50 năm đánh dấu một hành trình Việt Nam thành công trong bảo vệ di sản nhưng chúng ta cần chung tay hành động để có thể bảo vệ di sản cho các thế hệ mai sau, vì một tương lai tốt đẹp hơn.

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ bảo tồn Di sản Văn hóa phi vật thể Chợ nổi Cái Răng

Mai Hương |

Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm kết quả thực hiện đề án “Bảo tồn và phát triển Chợ nổi Cái Răng”, nhiều ý kiến đánh giá, tham mưu từ các cơ quan đưa ra góp phần hoàn thiện Chợ nổi Cái Răng. 

Pháp hỗ trợ 15 tỉ đồng giúp Việt Nam bảo tồn di sản

Khánh Minh |

Chính phủ Pháp hỗ trợ 650.000 euro (15 tỉ đồng) cho dự án hợp tác quan trọng về chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cần Thơ bảo tồn Di sản Văn hóa phi vật thể Chợ nổi Cái Răng

Mai Hương |

Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm kết quả thực hiện đề án “Bảo tồn và phát triển Chợ nổi Cái Răng”, nhiều ý kiến đánh giá, tham mưu từ các cơ quan đưa ra góp phần hoàn thiện Chợ nổi Cái Răng. 

Pháp hỗ trợ 15 tỉ đồng giúp Việt Nam bảo tồn di sản

Khánh Minh |

Chính phủ Pháp hỗ trợ 650.000 euro (15 tỉ đồng) cho dự án hợp tác quan trọng về chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam.