Xây dựng thương hiệu quốc gia Liên hoan phim Việt Nam:

Thành phố điện ảnh và những giải pháp đột phá

Việt Văn (lược thuật) |

Hội thảo “Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Liên hoan Phim Việt Nam” diễn ra sáng 29.7 tại Hà Nội với khá nhiều ý kiến đóng góp và có tính khả thi cao.

Gắn với du lịch, đổi mới khâu tổ chức

Trong đề dẫn hội thảo, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh nêu rõ: Cùng sự phát triển của ngành Điện ảnh là các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam (LHPVN) do Bộ VHTTDL tổ chức định kỳ 2 năm/lần, đến nay đã qua 21 lần tổ chức thành công. Trước nhu cầu và xu hướng phát triển của điện ảnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức, bộ đã chỉ đạo Cục Điện ảnh phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng Đề án “Quảng bá thương hiệu quốc gia - Liên hoan Phim Việt Nam” với mục tiêu xây dựng, quảng bá, nâng tầm và phát triển LHPVN chính thức trở thành thương hiệu Quốc gia, thu hút công chúng trong nước và bạn bè quốc tế… Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện ảnh trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Vi Kiến Thành đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận vào 2 nội dung chính: Giải pháp nào để LHPVN hay hơn, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn? Và giải pháp nào để quảng bá thương hiệu quốc gia LHPVN?

Bà Nguyễn Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam - trình bày báo cáo về thực trạng LHPVN. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của điện ảnh Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là 5 năm gần đây tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường vị thế của LHPVN. Điện ảnh là một trong những phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước rất hiệu quả, dù rằng lượng người xem phim ít hơn người xem truyền hình và các kênh truyền thông xã hội. Ngoài những mặt mạnh nổi rõ thì một số tồn tại của  LHPVN được chỉ ra như chưa có sự đổi mới về cách thức tổ chức và chưa có kế hoạch đổi mới nhằm phù hợp với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng như đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình thực tế…

Nhằm nâng cao vị thế, tăng cường quảng bá hiệu quả LHPVN, Bộ VHTTDL, Cục Điện ảnh đề xuất một số giải pháp như mở rộng chương trình LHPVN thêm các lĩnh vực xúc tiến đầu tư (như Chợ phim, Chợ dự án), đào tạo (Trại sáng tác, bồi dưỡng ngắn ngày, cuộc thi ý tưởng kịch bản); Xã hội hóa và mở rộng Giải thưởng LHP; Tổ chức một số hoạt động của LHP, giới thiệu phim trên không gian mạng và phối hợp với Tổng cục Du lịch và các doanh nghiệp du lịch nhằm quảng bá các điểm du lịch, địa điểm quay phim...

Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch đề cập tới mối quan hệ tương hỗ giữa du lịch và điện ảnh. Ông đề xuất cần một doanh nghiệp chuyên tổ chức sự kiện LHP để tăng tính chuyên nghiệp, bổ sung cơ cấu giải cho phim ngắn vì xu hướng làm phim trên mạng phát triển và quảng bá du lịch phải gắn với quảng bá LHP như giới thiệu LHP tại các hội chợ quốc tế; Phải tính tới các hoạt động trước và sau LHP như tuần phim trong Năm Du lịch quốc gia, mang các phim đoạt giải ra công chúng quảng bá rộng rãi để thu hút các nhà đầu tư.

Thành phố điện ảnh và quỹ hỗ trợ điện ảnh

Đạo diễn Lương Đình Dũng dự nhiều LHP quốc tế đã nêu kinh nghiệm rút ra là mỗi LHP cần một Ban giám đốc ổn định để tập trung xây dựng thương hiệu LHP. Cốt yếu phải tạo ra những phim hay, nên mời các nhà làm phim quốc tế tham dự Ban giám khảo để tăng sức hấp dẫn. Cần có quỹ kết nối với Bộ VHTTDL, mỗi năm chọn 5 đề án sản xuất.

Đại biểu Thanh Hường từ Văn phòng UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh, các LHP nổi tiếng hay gắn với thành phố, địa danh cụ thể. 18 thành phố của 16 quốc gia nộp đơn lên UNESCO được công nhận là thành phố điện ảnh như Sydney (Australia), Busan (Hàn Quốc), Mumbai (Ấn Độ)... có nhiều thuận lợi. Chính phủ cam kết hỗ trợ, thành phố có nhiều dự án huy động nguồn vốn cho phát triển điện ảnh giữa các kỳ LHP. Thành lập văn phòng thúc đẩy, quảng bá phim ảnh, chương trình xóa mù điện ảnh cho công chúng. Xây dựng ứng dụng phim cho các điện thoại tìm hiểu di sản điện ảnh của thành phố, các dự án tập trung về đào tạo. Ở Việt Nam nên tạo ra từ 3 đến 5 thành phố điện ảnh (network) sẽ góp phần định vị thương hiệu cho điện ảnh Việt Nam, phải xây dựng quỹ hỗ trợ điện ảnh và nên dành ưu tiên cho các phim độc lập, phim thể nghiệm nghệ thuật. Xây dựng thí điểm mô hình hợp tác công tư trong việc xây dựng thương hiệu.

Ông Trần Nhất Hoàng - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế nêu lên kinh nghiệm tham khảo từ một số LHP quốc tế ở Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc và giải thưởng danh giá Oscar. Từ việc tổ chức địa điểm cố định hay có thể luân phiên nhưng phải chọn điểm tốt nhất cho đến việc công bằng khi chấm giải ở Oscar hay việc cải tổ không ngừng của LHP Cannes. Việc mời giám khảo nổi tiếng ở LHP Thượng Hải hay chương trình chiếu phim phong phú ở Busan.

Ông Nguyễn Danh Dương - Giám đốc Trung tâm chiếu phim quốc gia nhấn mạnh: “Tác phẩm hay tự nó quảng bá. Phải có cơ chế phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất phim Việt, xây dựng một nền điện ảnh đa dạng...”.

Hội thảo đặt ra nhiều vấn đề với nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi và thú vị, tiếc là thời gian có hạn. Trong lời tổng kết hội thảo, ông Vi Kiến Thành, có  tóm gọn lại các ý kiến, trong đó có việc nói LHPVN chưa thu hút các thành phần lực lượng trẻ. Theo ông, nguyên nhân là do sự lẫn lộn giữa ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống ngành Điện ảnh với LHP. LHP phải là một sân chơi để vinh danh, ghi nhận những người đang sáng tác. Ngoài ra, ông nhấn mạnh khán giả là yếu tố đặc biệt quan trọng và phải chú ý quan tâm tới phim thị trường.

Việt Văn (lược thuật)
TIN LIÊN QUAN

2 hai dự án phim điện ảnh Việt "khủng" đáng để chờ đợi

Thu Lan |

2 phim điện ảnh Việt là “Thanh sói” và “Em và Trịnh” hứa hẹn, khi phát hành trong nửa cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Điện ảnh Việt cần một tư duy mới

Việt Văn |

Giải Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam vừa qua đánh dấu sự trở lại của phim Nhà nước, dù phim tư nhân vẫn áp đảo và cho thấy sự vượt trội tiến bộ trên nhiều lĩnh vực. Điều đáng nói, cả 2 dòng phim này đều cần những bước chuyển ngoạn mục hơn nữa, để điện ảnh Việt Nam phát triển rực rỡ hơn.

“Điện ảnh sẽ là nạn nhân chủ yếu, nhất là phim tác giả…”

Việt Văn (thực hiện) |

Đạo diễn Lê Lâm từng làm nhiều phim ấn tượng mạnh như “Long Vân Khánh Hội”, “Đế chế tàn vụn” và gần nhất là “Công binh, đêm dài Đông Dương” đang sống ở Paris (Pháp). Ông đã chia sẻ với báo Lao Động, góc nhìn của một đạo diễn về phim ảnh thời COVID-19 và những hoạt động quảng bá điện ảnh Việt ở Paris.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

2 hai dự án phim điện ảnh Việt "khủng" đáng để chờ đợi

Thu Lan |

2 phim điện ảnh Việt là “Thanh sói” và “Em và Trịnh” hứa hẹn, khi phát hành trong nửa cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Điện ảnh Việt cần một tư duy mới

Việt Văn |

Giải Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam vừa qua đánh dấu sự trở lại của phim Nhà nước, dù phim tư nhân vẫn áp đảo và cho thấy sự vượt trội tiến bộ trên nhiều lĩnh vực. Điều đáng nói, cả 2 dòng phim này đều cần những bước chuyển ngoạn mục hơn nữa, để điện ảnh Việt Nam phát triển rực rỡ hơn.

“Điện ảnh sẽ là nạn nhân chủ yếu, nhất là phim tác giả…”

Việt Văn (thực hiện) |

Đạo diễn Lê Lâm từng làm nhiều phim ấn tượng mạnh như “Long Vân Khánh Hội”, “Đế chế tàn vụn” và gần nhất là “Công binh, đêm dài Đông Dương” đang sống ở Paris (Pháp). Ông đã chia sẻ với báo Lao Động, góc nhìn của một đạo diễn về phim ảnh thời COVID-19 và những hoạt động quảng bá điện ảnh Việt ở Paris.