Tết mừng lúa mới “đoàn tụ” của dân làng Kêr 2

HƯNG THƠ |

Đối với người đồng bào thiểu số Pa Cô, Tết mừng lúa mới không chỉ là dịp để tạ ơn thần linh phù hộ một vụ mùa no ấm, mà còn là dịp để bà con sum vầy.

Sau khi thu hoạch xong mùa màng, người đồng bào Pa Cô sinh sống ở khu vực huyện miền núi Hướng Hóa, huyện miền núi Đakrông (tỉnh Quảng Trị) và huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) thường tổ chức Tết mừng lúa mới.

Ngày rằm tháng chạp, ở làng Kêr 2 (xã Hồng Thủy, huyện A Lưới), con cháu của các dòng họ tập trung về đây để tham dự Tết mừng lúa mới. Già Kôn Be – trưởng dòng họ A Kiêng ở xã Hồng Thủy cho biết, không phải năm nào bà con cũng tập trung về đây, mà tùy vào sự thống nhất của các dòng họ.

Lễ vật dùng trong Tết mừng lúa mới. Ảnh: HT.
Lễ vật dùng trong Tết mừng lúa mới. Ảnh: HT.

Trước ngày tổ chức Tết mừng lúa mới, con cháu dòng họ A Kiêng tập trung đông đủ. Phụ nữ thì dùng nếp trồng trên rẫy và lá cây đót để gói bánh sừng trâu. Loại bánh này không thể thiếu trong các nghi lễ của đồng bào Pa Cô. Phụ nữ làm bánh, còn thanh niên thì chẻ tre, đan lát để làm liếp nướng thịt, nấu cơm lam.

Trước đêm diễn ra Tết mừng lúa mới, con cháu cả làng tập trung về một khoảng sân rồi làm lễ cảm tạ các vị thần đã giúp đỡ để có một vụ mùa tốt tươi, phù hộ một vụ mới sức khỏe tràn đầy, lúa thóc đầy kho. Trong đêm, dân làng mặc trang phục truyền thống tập trung ca hát, đánh cồng chiêng và cùng nhau nhảy múa.

Người dân tập trung ở sân để làm lễ. Ảnh: HT.
Người dân tập trung ở sân để làm lễ. Ảnh: HT.

Và đến sáng sớm hôm sau, mọi người thức dậy để nấu cơm lam. Sau đó nghi thức chính của Tết mừng lúa mới diễn ra, đó là lễ hiến tế. Trong khoảng sân cộng đồng rộng chừng 100m2, những cây gỗ lớn dài khoảng 1,2 đến 1,5m được dựng lên, bên cạnh buộc những cây tre được tạo hình thành hoa tre.

Theo phong tục, mỗi họ tộc sẽ góp trâu, bò, dê để làm lễ dâng lên các vị thần, nhưng nay thì lễ vật tuỳ tâm, phụ thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi họ tộc chứ không bắt buộc. Cùng với lễ vật là trâu, hoặc bò, hoặc dê, hoặc gà thì không thể thiếu tấm thổ cẩm của người Pa Cô.

Theo già Kôn Be, ngày trước, các già làng tổ chức đâm trâu, bò để hiến tế ngay tại sân này, thịt trâu bò cũng bắt buộc phải ăn hết. Nhưng hiện nay, người dân được mang trâu bò, dê về nhà để giết thịt, ngoài một phần nhỏ để cúng lễ, phần lớn còn lại, người dân được bán để giảm bớt gánh nặng kinh tế.

Tết mừng lúa mới là cơ hội để con cháu ở xa tập trung về quê. Ảnh: HT.
Tết mừng lúa mới là cơ hội để con cháu ở xa tập trung về quê. Ảnh: HT.

Sau nghi lễ ở sân, nghi thức của Tết mừng lúa mới diễn ra với các lễ cúng, mời thần lúa, thần đất, thần rừng... về chứng kiến thành ý của bà con trong dòng họ. Tiếp đó là lễ cúng tổ tiên trong nhà, cầu gia đình được bình an, xui xẻo qua đi, điều may mắn đến. Nghi lễ cuối cùng là cầu sức khỏe cho người sống.

Quê ở huyện A Lưới, dịp này bà Hồ Thị Loan (trú tại xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) trở về đây để cùng đón Tết mừng lúa mới. “Ngày thường thì khó có cơ hội về quê, nay có Tết mừng lúa mới, trở về gặp được bà con, họ hàng, chung vui mấy ngày rất vui” – bà Loan, cho hay.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Mật ngữ phía sau những bức tranh Tết dân gian của người Việt

Hoàng Minh |

Chơi tranh là một trong những thú vui tao nhã trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt từ xa xưa. Sau ngày Hai ba tháng Chạp, các gia đình từ nông thôn đến thành thị thường tìm mua những bức tranh Tết thay cho tranh cũ trong nhà để “tống cựu, nghinh tân” và gửi gắm vào đó những ước vọng về một năm mới đủ đầy, sung túc. Không chỉ là vật trang trí ngày Tết, đằng sau mỗi bức tranh Tết dân gian còn ẩn chứa những “mật ngữ” riêng mang thông điệp văn hoá, thẩm mỹ và những triết lý xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Chiếu rượu Tết của người Vân Kiều Quảng Trị

YÊN MÃ SƠN |

Giữa đại ngàn Trường Sơn thâm u ở miền tây Quảng Trị, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Pa Cô, Vân Kiều có nhiều tập tục còn giữ nguyên dù trước những đổi thay của cuộc sống…

Phong vị Tết xưa của người Hà Nội qua những hình ảnh tư liệu phục chế

Tuấn Anh - Duy Hưng |

Khám phá phong vị Tết xưa của người Hà Nội cùng những phong tục Tết Nguyên đán truyền thống của người Việt qua những hình ảnh tư liệu được chụp cách đây gần một thế kỷ, lưu trữ tại Thư viện Hành chính Paris (Bibliotèque de l'Hôtel de Ville) và Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO), phục chế màu bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo bởi Báo Lao Động.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Mật ngữ phía sau những bức tranh Tết dân gian của người Việt

Hoàng Minh |

Chơi tranh là một trong những thú vui tao nhã trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt từ xa xưa. Sau ngày Hai ba tháng Chạp, các gia đình từ nông thôn đến thành thị thường tìm mua những bức tranh Tết thay cho tranh cũ trong nhà để “tống cựu, nghinh tân” và gửi gắm vào đó những ước vọng về một năm mới đủ đầy, sung túc. Không chỉ là vật trang trí ngày Tết, đằng sau mỗi bức tranh Tết dân gian còn ẩn chứa những “mật ngữ” riêng mang thông điệp văn hoá, thẩm mỹ và những triết lý xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Chiếu rượu Tết của người Vân Kiều Quảng Trị

YÊN MÃ SƠN |

Giữa đại ngàn Trường Sơn thâm u ở miền tây Quảng Trị, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Pa Cô, Vân Kiều có nhiều tập tục còn giữ nguyên dù trước những đổi thay của cuộc sống…

Phong vị Tết xưa của người Hà Nội qua những hình ảnh tư liệu phục chế

Tuấn Anh - Duy Hưng |

Khám phá phong vị Tết xưa của người Hà Nội cùng những phong tục Tết Nguyên đán truyền thống của người Việt qua những hình ảnh tư liệu được chụp cách đây gần một thế kỷ, lưu trữ tại Thư viện Hành chính Paris (Bibliotèque de l'Hôtel de Ville) và Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO), phục chế màu bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo bởi Báo Lao Động.