Tân Nhàn - đam mê bất tận với âm nhạc truyền thống

Mai Hương (thực hiện) |

Sau album “Yếm đào xuống phố” được đề cử vào hạng mục Album của năm ở Giải âm nhạc Cống hiến lần 9 năm 2014, liveshow “Trở về” của Tân Nhàn tháng ba vừa qua đã được  vinh danh ở hạng mục “Chương trình của năm” ở Giải âm nhạc Cống hiến lần 15. Một hành trình dài, kiên trì với lối đi riêng, với Tân Nhàn,  đó là câu chuyện của tình yêu và một ước vọng...

Nỗ lực kéo khán giả lại gần hơn với nhạc truyền thống, xuất phát từ đâu, Tân Nhàn có tình yêu và khát vọng lan tỏa?

- Tình yêu với âm nhạc truyền thống đã ở trong trái tim, huyết quản của tôi từ khi còn nhỏ xíu sống ở quê hương Hà Nam, nơi có những làn điệu dân ca nức tiếng. Thứ tôi tiếp xúc nhiều nhất chính là những âm thanh, giai điệu, những làn điệu dân ca trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Chính tôi nhiều khi cũng thấy lạ là mình còn nhỏ lại mê âm nhạc truyền thống đến thế, trong khi phần lớn bạn bè đồng trang lứa chỉ thích nhạc mới. Đó cũng là khởi nguồn và gốc rễ sâu xa để tôi trưởng thành, trở  thành một nghệ sĩ dòng nhạc âm hưởng dân gian.

Khi tôi bước chân vào Nhạc viện, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để học các kỹ thuật thanh nhạc cổ điển phương Tây, tôi để âm nhạc truyền thống tạm thời ngủ yên. Học xong và cũng đã có những thành công trên con đường sự nghiệp, tôi quay trở lại tìm về tình yêu đặc biệt của mình. Những sản phẩm âm nhạc truyền thống Việt Nam như “Yếm đào xuống phố” được tôi đầu tư kỹ lưỡng với mục đích khơi gợi cho giới trẻ cách nghe và cách thưởng thức mới với các làn điệu truyền thống cũ.

Tân Nhàn luôn muốn tôn vinh những làn điệu dân gian như quan họ, xẩm, chèo, chầu văn… trong các chương trình âm nhạc, điều gì đã thôi thúc chị làm những điều khác biệt thế?

- Đối với tôi, dòng chảy và sức sống với âm nhạc truyền thống là vô bờ và còn rất nhiều khán giả yêu thích dòng nhạc này. Khát vọng của tôi là làm sao thế hệ trẻ cũng dành tình yêu với âm nhạc truyền thống như lớp cha ông. Bởi truyền thống là giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc đã trải qua lịch sử nghìn năm, cũng thể hiện vẻ đẹp tinh thần con người Việt Nam. Công sức của tôi không thấm vào đâu so với những điều cần làm, nhưng tôi tin rằng mỗi người góp một chút sức nhỏ sẽ tạo nên những giá trị lớn lao. Tôi rất mừng khi học trò, khán giả của mình đã và đang cùng chung tay để nuôi dưỡng, lan tỏa âm nhạc truyền thống.

Kiên trì theo đuổi âm nhạc này, Tân Nhàn được cho là mạo hiểm khi chọn con đường khó khăn...

- Bài toán khó là làm thế nào để khán giả trẻ cảm thụ và thấy được cái hay, cái đẹp trong âm nhạc truyền thống mà thế hệ trước ca ngợi. Khó khi Việt Nam đang hội nhập với thế giới, giới trẻ bây giờ nói tiếng Anh như… gió và chuộng nhạc ngoại, thích nhạc trẻ. Sự quan tâm của khán giả trẻ nói riêng và khán giả nói chung dành cho âm nhạc truyền thống ít đi và bị chi phối bởi các dòng âm nhạc khác.

Cái khó là lôi kéo mọi người, làm thế nào để họ nhận diện được nét đẹp, giá trị văn hóa của âm nhạc truyền thống và có sự quan tâm? Một mình tôi cũng không thể làm được và cũng không phải trong ngày một ngày hai mà là cả quá trình. Năm 2013 với “Yếm đào xuống phố”, 2018 là “Níu dải lụa đào” và gần nhất 2019 với Liveshow “Trở về” rồi ngay sau đó là đêm nhạc “Tứ Ân”, tôi đã đưa âm nhạc truyền thống trở thành một phần quan trọng của chương trình. Hy vọng nỗ lực đó sẽ là nguồn cảm hứng để cùng với thế hệ trẻ làm sống dậy các giá trị âm nhạc truyền thống.

Tân Nhàn nghĩ sao về việc đưa âm nhạc truyền thống lên sân khấu lớn, thay bằng diễn ở những chiếu đình, hay sân khấu nhỏ, để từ đó giúp khán giả tiếp cận một cách dễ dàng, thú vị hơn?

- Đây cũng là điều trăn trở của tôi, làm cách nào để mình truyền tải được cái hay đến với khán giả. Những năm trở lại đây đời sống văn hóa cũng phát triển, sự giao thoa văn hóa mãnh liệt, đối tượng nghe âm nhạc bây giờ cũng không giống như xưa. Chính vì vậy, các nghệ sĩ âm nhạc truyền thống cần phải tìm hiểu để sao cho phù hợp với xã hội đương thời. Tôi cho phép mình mạo hiểm khi đưa làn điệu cổ của Việt Nam lên sân khấu lớn để có một không gian diễn xướng khác. Cách thay đổi này hy vọng làm khán giả thấy thú vị hơn. Tôi hạnh phúc khi trong liveshow “Trở về”, khán giả đã bày tỏ sự ấn tượng mạnh mẽ với cách làm hoàn toàn mới và có thể thấy để lôi kéo khán giả không quá khó, vấn đề là cách làm và thể hiện ra sao.

Sau chiến thắng ngoạn mục của “Trở về”, khán giả vẫn chờ đợi Tân Nhàn sẽ tiếp tục cho ra mắt những sản phẩm âm nhạc khác. Chị có thể chia sẻ,  đang ấp ủ dự định gì?

- Năm nay, tôi có dự định sẽ sản xuất album dưới định dạng đĩa than nhạc truyền thống Việt Nam, có sự phối hợp các điệu cổ với nhiều dòng nhạc khác, làm mới khi kết hợp với nhạc điện tử, nhạc giao hưởng,...  Với cương vị là giảng viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, tôi sẽ đưa âm nhạc truyền thống vào sâu hơn với thế hệ sinh viên, bằng việc sẽ nghiên cứu và biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo cho khoa Thanh nhạc về các làn điệu âm nhạc truyền thống cổ Việt Nam, để từ đó chính sinh viên của mình có những hiểu biết sâu hơn về vốn văn hoá quý giá của cha ông.

Vậy Tân Nhàn - Tiến sĩ âm nhạc, Phó trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã truyền cảm hứng cho sinh viên của mình như thế nào?

- Tôi có nhiều buổi thảo luận với sinh viên cũng như cho các em xem những sản phẩm của mình để có thể thực hành ngay tại trường. Điều hy vọng là các bạn sinh viên có thể coi tôi là minh chứng sống cho việc theo đuổi đam mê thì sẽ có “trái ngọt” trong sự nghiệp. Tôi tin, âm nhạc truyền thống sẽ không “phụ” bất kỳ ai yêu và góp phần tạo cho người ca sĩ một nền tảng giá trị về văn hoá, lịch sử khi phát triển sự nghiệp.

- Xin cảm ơn chị !

Mai Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.