Tận mắt ngắm gần 100 châu bản có bút tích của vua về Kinh thành Huế

Ý Yên |

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm “Kinh thành Huế - Dấu xưa còn lại”.

Triển lãm công bố lần đầu gần 100 Châu bản có lưu hình dấu và bút tích ngự phê cùng nhiều tư liệu, hình ảnh về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế.

Đặc biệt, những tài liệu, tư liệu và hình ảnh này được triển lãm trên chính khu vực Kỳ Đài, Thượng thành, Kinh thành Huế để du khách đến với Huế có thêm những thông tin giá trị về một nét xưa thành cũ trên đất cố đô.

Triển lãm khai mạc vào 15h ngày 17.1 tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội, TP Huế, Thừa Thiên Huế. Triển lãm gồm hai phần: Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế trong dòng lịch sử và Kinh thành Huế - dấu tích một triều đại.

Kinh thành Huế là nơi đã ghi dấu một thuở vàng son của vương triều Nguyễn cũng như chứng kiến những hưng vong, thành bại của triều đại quân chủ cuối cùng này. Sau bao thăng trầm của lịch sử và sự biến thiên của thời gian, Kinh thành Huế đã chịu nhiều tàn phá, có nơi đã trở thành phế tích, thậm chí có nơi chỉ còn là dấu tích.

Tuy nhiên, những dấu xưa thành cũ đó và cả những công trình còn hiện hữu của Kinh thành Huế vẫn còn in dấu trong từng trang Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.

Châu bản ban hành ngày 21 tháng 3 năm Gia Long thứ 4 (1805) về việc cắt cử dân binh tới để xây đắp Kinh thành. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) cung cấp
Châu bản ban hành ngày 21 tháng 3 năm Gia Long thứ 4 (1805) về việc cắt cử dân binh tới để xây đắp Kinh thành. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) cung cấp

Từ nửa đầu thế kỉ 17, nơi đây đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ. Đầu thế kỉ 18, đất này trở thành đô thành của Đàng Trong. Dưới triều Tây Sơn, đất Phú Xuân này được vua Quang Trung chọn làm kinh đô. Sau khi Nguyễn Ánh vương thống nhất đất nước, Phú Xuân lại trở thành kinh đô của triều Nguyễn.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long “muốn mở rộng đô thành để làm nơi bốn phương chầu hội”. Năm 1803, vua sai giám thành là Nguyễn Văn Yến ra “bốn mặt ngoài đô thành cũ Phú Xuân đo cắm để mở rộng thêm”.

Khu vực Hoàng thành trong Kinh thành Huế, 1932. Ảnh: AAVHj.c.
Khu vực Hoàng thành trong Kinh thành Huế, 1932. Ảnh: AAVHj.c.

Kinh thành mở ra các xã Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại và vua Gia Long thân định cách thức xây thành.

Năm 1805, vua bắt đầu cho xây đắp Kinh thành. Việc xây đắp Kinh thành kéo dài đến năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) mới hoàn thành. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ nhất và quy mô nhất.

Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc Vauban với 24 pháo đài quanh thành bố trí cách đều nhau. Phía bên ngoài thành có một hệ thống hào, sông bao quanh vừa có chức năng bảo vệ Kinh thành vừa có chức năng giao thông đường thủy.

Đồng thời, phía bên trong có sông Ngự Hà là đường thủy duy nhất vắt ngang Kinh thành. Cùng với đó là hệ thống cửa của Kinh thành với 10 cửa chính thông ra ngoài thành, 1 cửa thông tới Trấn Bình đài và 2 cửa thủy quan ở phía Đông và Tây trên dòng Ngự Hà.

Ý Yên
TIN LIÊN QUAN

Nhiều Châu bản quý triều Nguyễn lần đầu được trưng bày tại Hà Nội

Ý Yên |

Hướng tới ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp khai mạc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại”.

Nườm nượp người kéo đến check-in vườn hoa cỏ tranh ở Kinh thành Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Thượng thành (Kinh thành Huế) những ngày này trở thành địa điểm check-in của đông đảo người dân và du khách, khi những vườn hoa cỏ tranh tại đây nở rộ, đẹp đến nao lòng.

Cận cảnh máng xối nước mưa hình thù kỳ lạ ở Kinh thành Huế

NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Bên trong những công trình đồ sộ như Kinh thành Huế, lăng vua, cung điện… hạng mục máng xối nước mưa có hình đầu cá và rồng cũng là một kiến trúc nghệ thuật ấn tượng của mỹ thuật triều Nguyễn, khiến bất kỳ ai chiêm ngưỡng phải trầm trồ.

Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới Châu bản triều Nguyễn

Mai Hương |

Đà Nẵng - Chiều 24.3, Triển lãm "Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới Châu bản triều Nguyễn" diễn ra tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa (Sơn Trà, Đà Nẵng).

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Cần thiết giữ nguyên đối tượng nộp và mức đóng 2% kinh phí công đoàn

CAO NGUYÊN |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn cho rằng, việc giữ ổn định quy định về nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn bằng 2% nhằm bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Sự tiến bộ của 2 đội tuyển bóng chuyền Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

HOÀNG HUÊ |

2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đều có sự tiến bộ rõ rệt ở các giải đấu quốc tế nửa đầu năm 2024.

Nhiều Châu bản quý triều Nguyễn lần đầu được trưng bày tại Hà Nội

Ý Yên |

Hướng tới ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp khai mạc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại”.

Nườm nượp người kéo đến check-in vườn hoa cỏ tranh ở Kinh thành Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Thượng thành (Kinh thành Huế) những ngày này trở thành địa điểm check-in của đông đảo người dân và du khách, khi những vườn hoa cỏ tranh tại đây nở rộ, đẹp đến nao lòng.

Cận cảnh máng xối nước mưa hình thù kỳ lạ ở Kinh thành Huế

NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Bên trong những công trình đồ sộ như Kinh thành Huế, lăng vua, cung điện… hạng mục máng xối nước mưa có hình đầu cá và rồng cũng là một kiến trúc nghệ thuật ấn tượng của mỹ thuật triều Nguyễn, khiến bất kỳ ai chiêm ngưỡng phải trầm trồ.

Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới Châu bản triều Nguyễn

Mai Hương |

Đà Nẵng - Chiều 24.3, Triển lãm "Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới Châu bản triều Nguyễn" diễn ra tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa (Sơn Trà, Đà Nẵng).