Sự khó tính của khán giả là động lực để không lặp lại mình!

Việt Văn (thực hiện) |

Nữ biên kịch Tống Thị Phương Dung thế hệ 8X, Hãng phim truyện Việt Nam là tác giả sung sức với nhiều kịch bản phim truyền hình gây ấn tượng tốt cho khán giả (viết độc lập) như “Nữ trinh sát”, “Sát thủ Online”, “Bốn cuộc tình và một người đàn ông” và gần 30 kịch bản phim (viết nhóm) như “Luật giang hồ”, “Máy bay ký sự”, “Đặc vụ ở Macao”...

Nữ biên kịch Tống Thị Phương Dung. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Nữ biên kịch Tống Thị Phương Dung. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Là nhà biên kịch trẻ có nhiều kịch bản hay được khán giả đón nhận, chị thấy khán giả xem phim truyền hình Việt khó tính hay dễ tính? Có bao giờ chị phải bớt cái riêng của mình để dung hòa với “mẫu số chung” nhu cầu người xem?

- Thật thú vị khi tôi viết kịch bản hơn 15 năm nay mà vẫn được gọi là biên kịch trẻ (cười). Theo tôi, khán giả xem phim truyền hình Việt chưa bao giờ dễ tính. Tuy nhiên mức độ khó tính của họ ở mỗi thời điểm có khác nhau. Cứ tạm coi mỗi bộ phim truyền hình là một “món ăn tinh thần”, khi chúng tôi mời khán giả ăn một món mới, có thể chưa thật sự ngon nhưng vì nó mới nên được chấp nhận. Nhưng khi những “món ăn” na ná như thế được đưa ra lần thứ 2, thậm chí là lần thứ 3 thì nó sẽ trở nên nhàm chán và mức độ khó tính của khán giả sẽ tăng cao là điều dễ hiểu. Tôi thật sự rất tôn trọng sự khó tính đó, vì nó chính là động lực để tôi không lặp lại mình trong sáng tác.

Mỗi bộ phim được làm ra đều hướng tới nhu cầu của người thưởng thức, đều mong muốn được khán giả đón nhận. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt tay vào viết đề cương kịch bản, tôi luôn tự hỏi mình liệu với những nhân vật này, tình huống này, câu chuyện này… đã đủ hấp dẫn khán giả chưa. Không phải đôi khi mà là khá nhiều khi tôi bớt cái riêng của mình đi một chút để hướng tới nhu cầu của người xem, nhưng tôi vẫn rất vui vẻ thôi, đó là cách tôi tôn trọng khán giả.

Thường những phim truyền hình chủ đề gia đình thường dễ đi vào mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, gần đây thành công có “Về nhà đi con”, “Hương vị tình thân”… Nhưng khai thác làm sao để chủ đề gia đình luôn cũ mà mới theo chị?

- Tôi luôn tâm niệm như này, không có chủ đề cũ, chỉ có cách khai thác cũ thôi. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, chủ đề gia đình luôn được thường xuyên khai thác vì nó gần gũi, dễ hiểu nên dễ được người xem đón nhận. Phim truyền hình Việt Nam những năm gần đây có rất nhiều bộ phim thành công với chủ đề này, sở dĩ có được sự thành công đó thì cần rất nhiều yếu tố. Riêng ở góc độ kịch bản, để có được sự mới mẻ khi khai thác chủ đề gia đình theo tôi điều quan trọng nhất là sự nỗ lực của nhà biên kịch. Có thể không cần câu chuyện gai góc, hay đặc biệt, đôi khi xây dựng một câu chuyện nhân văn, nhẹ nhàng, gần gũi, với những tình tiết chân thật, thú vị, lời thoại giản dị, hợp lý cũng đủ để truyền tải mọi thông điệp đến khán giả, được khán giả ấn tượng và cảm động.

Viết một bộ phim truyền hình nhiều tập, cá nhân hay nhóm tác giả sẽ dễ viết hơn theo chị?  Nếu là cá nhân khó nhất có phải là duy trì cảm xúc từ đầu đến cuối phim còn nhóm tác giả khó nhất là dung hòa những cái tôi để tạo nên một tổng thể phim thống nhất?

- Viết một bộ phim truyền hình nhiều tập chưa bao giờ là việc dễ, việc tác giả là cá nhân hay nhóm tác giả đều có cái khó, nhưng cũng có thuận lợi khác nhau. Khi nhà biên kịch sáng tác độc lập, nghĩa là một mình họ “tự bơi”, mệt lắm. Ngoài chuyện khó khăn trong việc duy trì cảm xúc từ đầu đến cuối phim, họ còn gặp khó trong việc kiểm soát có khi cả trăm tuyến nhân vật nhân vật, phải đảm bảo làm sao cho kịch bản không bị áp đặt theo quan điểm chủ quan…Và nhất là deadline. Tác giả phải chạy đua với thời gian để hoàn thành kịch bản phim đúng hạn, đây thật sự là áp lực đấy! Khi viết theo nhóm, thì hầu như những gánh nặng của cá nhân sẽ được chia ra, giảm nhẹ. Một nhóm các nhà biên kịch sẽ ngồi lại, áp dụng những kỹ năng viết kịch bản của mình để cùng tính toán, trao đổi, phản biện lẫn nhau rồi bàn bạc nhằm mục đích cuối cùng là có một kịch bản chi tiết hoàn chỉnh nhất có thể, chất lượng nhất có thể. Với những nhóm biên kịch chuyên nghiệp bao giờ cũng có một người cầm trịch đóng vai trò làm trưởng nhóm để thống nhất ý kiến và cách làm việc của cả nhóm, chịu trách nhiệm trước hết về chất lượng kịch bản. Người này có thể không phải là trưởng nhóm cố định mà có thể thay đổi theo từng dự án. Việc dung hòa những cái tôi trong nhóm để tạo nên một series phim thống nhất chỉ thật sự khó với những nhóm viết chưa thật sự chuyên nghiệp.

Người ta hay nói phim là của đạo diễn. Chị có bao giờ tự ái với điều đó? Và chị có bao giờ không nhận ra “đứa con” tinh thần khi xem phim do mình viết?

- Hồi xưa, khi còn là sinh viên chuyên ngành Biên kịch, tôi đã được nghe câu: Phim là của đạo diễn rồi. Có tự ái chứ, vì nếu không có kịch bản của chúng tôi thì đạo diễn lấy gì để làm phim được. Nhưng thú thật, cảm xúc tự ái đó lâu lắm rồi hầu như tôi không có nữa. Không phải vì tôi không còn nâng niu kịch bản của mình, mà vì tôi hiểu rất rõ rằng “bộ phim trên giấy” mới thật sự chính xác là của tôi, còn bộ phim phát trên tivi là công sức của rất rất nhiều người, đặc biệt là đạo diễn. Khi kịch bản của mình vào tay đạo diễn thì đạo diễn có quyền can thiệp miễn đừng quá “thô bạo”. Có đạo diễn nào không muốn phim của mình hay đâu, vì thế họ chỉnh sửa kịch bản để cho hay, tuy nhiên khái niệm “hay” thì mơ hồ lắm, mỗi người mỗi khác nhau, và hay đến mức nào còn tùy thuộc vào năng lực của đạo diễn. Chính vì vậy mà cũng có lần tôi không nhận ra đứa con tinh thần của mình khi xem phim đấy, đành chỉ cười thôi chứ biết làm sao.

Có công thức nào cho một phim truyền hình hay? Và vai trò biên kịch chiếm bao nhiêu phần trăm?

- Chắc là có đấy. Nhưng công thức này chính xác bao nhiêu phần trăm thì tôi không rõ lắm, tôi chỉ có thể khẳng định phần quan trọng đầu tiên trong công thức đó là cần phải có một kịch bản tốt. Phần quan trọng thứ hai là đạo diễn tài và diễn viên “hot”. Thật sự tôi có khó thể phân định rạch ròi vị trí của đạo diễn và diễn viên trong công thức này. Vai trò của đạo diễn thì ai cũng biết rồi, nhưng thực tế trong lĩnh vực phim truyền hình, đôi khi chỉ vì diễn viên “hot” mà bộ phim được đón nhận nồng nhiệt hơn nhiều đấy. Tiếp theo sẽ là hình ảnh đẹp, bối cảnh chỉn chu, âm nhạc ấn tượng. Cuối cùng là PR bài bản.

Nếu phải đưa ra một con số thì tôi sẽ chọn số 28, đó là ngày sinh của tôi, tôi thích nó.

Bộ phim truyền hình nào kịch bản chị viết có chỉ số rating cao nhất? Và phim nào chị viết kịch bản khó nhất, tâm huyết nhất?

- Tôi không có thói quen theo dõi chỉ số rating phim, không biết đây có phải là thiếu sót của tôi không, nhưng thật sự tôi không để tâm vào chuyện đó. Khi nghe đạo diễn thông báo phim có rating ở mức này mức kia tôi không thấy vui bằng việc biết phim mà mình viết kịch bản được phát lại hoặc được Đài truyền hình ở tỉnh nọ tỉnh kia mua để phát sau vài năm phim chính thức phát sóng rồi. Mà biết trực tiếp lại càng vui, kiểu như năm trước tôi đi thực tế sáng tác ở miền Tây, bật tivi gặp ngay phim “Đặc vụ ở Ma Cao” tôi viết đó.

Có một thực tế là những việc chúng ta tưởng khó khăn nhất nhưng khi đã qua rồi thì mới thấy đó chỉ còn là việc khó thôi. Viết kịch bản nào cũng khó - với tôi - kịch bản nào tôi cũng đầu tư tâm huyết.

- Cảm ơn chị và chúc chị luôn có nhiều ý tưởng mới độc đáo cho phim truyền hình Việt.

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thêm một bộ phim truyền hình ấm áp "Hương vị tình thân"

Hải Minh |

Với những mảng màu khai thác đa dạng, phim "Thương ngày nắng về" mang đến câu chuyện ấm áp, gần gũi cho khán giả.

Thông điệp từ quan hệ “mẹ chồng - nàng dâu” trên phim truyền hình

Mỹ Linh |

Đề tài về quan hệ mẹ chồng - nàng dâu lâu nay được khai thác khá mạnh trên phim ảnh, đặc biệt phim truyền hình. Thậm chí có đạo diễn nói thẳng ra “đây là yếu tố câu view, tăng rating cho phim”. Thông điệp đằng sau mối quan hệ này là gì?

Nhà biên kịch Craig Mazin gây chú ý với phim chuyển thể “The Last of Us”

Thanh Hương |

Nhà biên kịch từng đoạt giải Emmy - Craig Mazin xác nhận sẽ trở lại với dòng phim chuyển thể sau hơn 2 năm vắng bóng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thêm một bộ phim truyền hình ấm áp "Hương vị tình thân"

Hải Minh |

Với những mảng màu khai thác đa dạng, phim "Thương ngày nắng về" mang đến câu chuyện ấm áp, gần gũi cho khán giả.

Thông điệp từ quan hệ “mẹ chồng - nàng dâu” trên phim truyền hình

Mỹ Linh |

Đề tài về quan hệ mẹ chồng - nàng dâu lâu nay được khai thác khá mạnh trên phim ảnh, đặc biệt phim truyền hình. Thậm chí có đạo diễn nói thẳng ra “đây là yếu tố câu view, tăng rating cho phim”. Thông điệp đằng sau mối quan hệ này là gì?

Nhà biên kịch Craig Mazin gây chú ý với phim chuyển thể “The Last of Us”

Thanh Hương |

Nhà biên kịch từng đoạt giải Emmy - Craig Mazin xác nhận sẽ trở lại với dòng phim chuyển thể sau hơn 2 năm vắng bóng.