Sẽ xử lý nghiêm phim Việt đem chiếu nước ngoài không phép dù được khen ngợi

Việt Phong |

Tại Hội nghị phổ biến, triển khai Luật Điện ảnh số 05/2022/QH của Quốc hội và Nghị định số 131/2022/NĐ-CP của Chính phủ diễn ra vào 14.4, ông Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Đỗ Quốc Việt cho biết những phim chưa được cấp phép nhưng đem chiếu ở nước ngoài sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định pháp luật.

Hội nghị được tổ chức vào 14.4 do Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức với sự góp mặt của bà Nguyễn Thị Thanh Thúy – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, ông Đỗ Quốc Việt – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cùng đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về điện ảnh trên địa bàn thành phố.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM phát biểu khai mạc. Ảnh: Việt Phong
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM chủ trì hội nghị. Ảnh: Việt Phong

Phát biểu tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Đỗ Quốc Việt nêu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc triển khai Luật Điện ảnh số 05/2022/QH do Quốc hội thông qua ngày 15.6.2022 và Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, Luật mới gồm 8 chương và 50 điều, ít hơn 5 điều so với Luật điện ảnh 2006. Đồng thời, Luật cũng có nhiều sự chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển.

Về từ ngữ, Luật mới đã có những thay đổi, chỉnh sửa và bổ sung thêm nhiều thuật ngữ như: "Phân loại phim", "Phim Việt Nam", "Công nghiệp điện ảnh", "Địa điểm chiếu phim công cộng" hay "Trường quay".

Đặc biệt, khái niệm "phim" cũng được kế thừa, sửa đổi giúp cho việc đánh giá loại sản phẩm được Luật Điện ảnh xác định là phim và không được xác định là phim.

Luật mới cũng đưa ra những quy định chi tiết, cụ thể về nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh, qua đó tạo cơ sở, hành lang cho việc tuân thủ Luật.

Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, dù không phải là nội dung mới so với Luật năm 2006, tuy nhiên Luật sửa đổi đã bổ sung và làm rõ thêm mục đích, nguyên tắc hoạt động và địa vị pháp lý của Quỹ.

Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến của đại biểu thảo luận tập trung vào các nội dung: Kiểm soát phim được chiếu bởi các đơn vị trong và ngoài nước; Phát hành phim; Điều kiện thực hiện phân loại phim, phổ biến phim trên không gian mạng; vấn đề nhập khẩu và kiểm duyệt phim; Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh...

Đại diện Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh tỏ ra quan ngại khi một số cơ quan ngoại giao tổ chức chiếu phim không xin phép chứa nội dung gây ảnh hưởng đến Việt Nam.

Giải đáp vấn đề này, ông Việt cho biết Luật Điện ảnh 2022 quy định rõ những nội dung làm tổn hại đến lợi ích quốc gia sẽ bị kiến nghị xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, Cục Điện ảnh cũng phối hợp với nhiều Bộ, ban ngành để thẩm định, phân loại phim của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Ông Đỗ Quốc Việt giải đáp thắc mắc của Đại biểu. Ảnh: Việt Phong
Ông Đỗ Quốc Việt giải đáp thắc mắc của đại biểu. Ảnh: Việt Phong

Về vấn đề khó khăn khi phát hành phim độc lập, ông Đỗ Quốc Việt khẳng định, khi nhà sản xuất đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì chẳng có trở ngại nào.

"Có những phim vi phạm pháp luật tại Việt Nam nhưng ra nước ngoài lại được chào đón. Ví dụ như phim "Vị". Ở Việt Nam, phim "Vị" vi phạm pháp luật, không phù hợp thuần phong mĩ tục, nhưng lại được đem ra nước ngoài, được cổ xúy ở môi trường này môi trường kia.

Đó là những phim không thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam ngay từ đầu. Pháp luật quy định những phim đem ra nước ngoài phải có giấy phép phổ biến", ông cho biết thêm.

Theo điều 32 Luật sửa đổi, những bộ phim có nội dung vi phạm pháp luật tương tự sẽ được sắp xếp vào loại C (không được phép phổ biến).

Việt Phong
TIN LIÊN QUAN

Hy vọng các nhà điện ảnh có nhiều tác phẩm xứng đáng với sự nghiệp Đổi mới

Việt Văn |

Ngày 15.3, lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15.3.1953 - 15.3.2023) diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh sửa đổi

Nhóm PV |

Với 467 đại biểu tham gia biểu quyết (chiếm 93,78%), trong đó có 449 đại biểu tán thành (chiếm 90,16%), có 14 đại biểu không tán thành (chiếm 2,81%), Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh sửa đổi.

Nhiều điểm mới trong Dự thảo Luật Điện ảnh

Việt Văn |

Sau bao nhiêu lần chỉnh sửa, bổ sung qua nhiều hội nghị, hội thảo, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Kỳ họp thứ 3 tháng 5.2022 thông qua. Không chỉ so với Luật Điện ảnh 2006 (sửa đổi, bổ sung 2009) mà ngay cả so với bản dự thảo Luật trình Quốc hội tháng 11.2021 thì dự thảo lần này đã có những chỉnh sửa đáng kể, để tạo hành lang pháp lý cho công nghiệp điện ảnh.

Hạn cuối khóa sim 2 chiều, hơn một triệu thuê bao vẫn chưa chuẩn hóa

MINH HÀ- ĐỨC TRUNG |

Hôm nay (15.4) là hạn cuối cùng để người dân thực hiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, nếu không sẽ bị khóa sim 2 chiều. Vì vậy, tại một số điểm giao dịch của các nhà mạng ở Hà Nội, người dân đã đổ xô đến làm thủ tục.

1001 lý do khiến phụ nữ ngại sinh con

NHÓM PV |

Tại TP.HCM (năm 2021), mỗi phụ nữ trung bình chỉ sinh 1,48 con. Xã hội càng phát triển, tâm lý ngại sinh con thứ 2 thậm chí không muốn sinh con ngày càng phổ biến trong xã hội. Những yếu tố nào khiến cho phụ nữ, nhất là phụ nữ tại các thành thị ngày càng ngại sinh con?

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình: 10 năm vẫn dở dang do thiếu vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dở dang do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida bị ném bom khói

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã được sơ tán khỏi một cảng ở Wakayama ngày 15.4 sau một vụ nổ. Thủ tướng Kishida không bị thương.

Hy vọng các nhà điện ảnh có nhiều tác phẩm xứng đáng với sự nghiệp Đổi mới

Việt Văn |

Ngày 15.3, lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15.3.1953 - 15.3.2023) diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh sửa đổi

Nhóm PV |

Với 467 đại biểu tham gia biểu quyết (chiếm 93,78%), trong đó có 449 đại biểu tán thành (chiếm 90,16%), có 14 đại biểu không tán thành (chiếm 2,81%), Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh sửa đổi.

Nhiều điểm mới trong Dự thảo Luật Điện ảnh

Việt Văn |

Sau bao nhiêu lần chỉnh sửa, bổ sung qua nhiều hội nghị, hội thảo, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Kỳ họp thứ 3 tháng 5.2022 thông qua. Không chỉ so với Luật Điện ảnh 2006 (sửa đổi, bổ sung 2009) mà ngay cả so với bản dự thảo Luật trình Quốc hội tháng 11.2021 thì dự thảo lần này đã có những chỉnh sửa đáng kể, để tạo hành lang pháp lý cho công nghiệp điện ảnh.