Sân khấu kịch TP.Hồ Chí Minh đối phó với dịch COVID-19

NGỌC DỦ |

Gần hết cả năm 2020 và rồi từ đầu năm đến nay, các sân khấu kịch ở TPHCM luôn hoạt động trong tình trạng thấp thỏm, cầm chừng vì dịch bệnh. Và hàng loạt sân khấu một lần nữa phải đóng cửa, hoãn nhiều vở diễn mới để chờ đợi, với những “nỗi khổ không biết ngỏ cùng ai...”.

Mới hoạt động lại, nhưng các sân khấu ở TPHCM lại một lần nữa phải đóng cửa vì dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Quá nhiều nỗi khổ, giới nghệ sĩ, giờ cũng chỉ biết “cắn răng” chấp nhận và gồng mình vượt khó.

NSND Hồng Vân cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM nên quyết định đóng cửa 2 sân khấu Phú Nhuận và Chợ Lớn. Chị chia sẻ, đang gặp phải nhiều áp lực, khi phải tiếp tục bù lỗ kinh phí hoạt động sau nhiều lần mở rồi đóng sân khấu. Thời gian qua, Hồng Vân, Việt Anh và các nghệ sĩ khác tập trung đào tạo, huấn luyện cho các nghệ sĩ, học trò và đầu tư cho vở diễn mới. Mới nhất, sân khấu kịch Phú Nhuận trình làng tác phẩm kịch kinh điển “Romeo và Juliet” với một lực lượng diễn viên trẻ hùng hậu. Đạo diễn trẻ Ngọc Tưởng dưới sự cố vấn nghệ thuật của NSND Việt Anh đã dựng lại tác phẩm này với phiên bản trẻ trung, lôi cuốn hơn, vậy nhưng, bao hy vọng, tâm huyết thì dịch lại ập tới...

“Khi bắt đầu chọn vở, chúng tôi đã dành 6 tháng để các diễn viên trẻ làm quen với thoại kịch cổ điển. Đã bước vào thử thách, để tiếp tục dòng chảy kéo người trẻ là thanh niên, học sinh, sinh viên đến rạp thưởng thức những tác phẩm kinh điển phù hợp với thị hiếu hiện nay...”. NSND Việt Anh tâm sự với cái lắc đầu. Riêng NSND Hồng Vân, chưa kịp vui với niềm vui sau những nỗ lực cùng thế hệ đi trước dốc sức truyền nghề cho thế hệ sau để các em diễn viên trẻ sau khi hoàn thành khóa đào tạo nâng cao sẽ từng bước trở thành đồng nghiệp.

Cùng chịu chung số phận, sân khấu Thế giới trẻ cũng thông báo đóng cửa vì dịch, đạo diễn Ngọc Hùng phải hủy một số suất chiếu đã được khán giả đặt vé trước, xin lỗi và liên hệ lại với khán giả đã mua vé để hoàn tiền. Nam đạo diễn bày tỏ sự tiếc nuối và thương cho sân khấu ở TPHCM, vừa sáng đèn trở lại thì lại phải tắt đèn.

Sân khấu nhỏ 5B của “bà bầu” Mỹ Uyên đóng cửa để chờ chỉ đạo mới của thành phố, với thông báo rằng lịch diễn trong tháng 5, ban tổ chức sẽ liên hệ với khán giả để đưa ra các phương án hoàn vé hoặc giữ chỗ đối với khán giả đã mua vé.

Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh cũng phát đi thông báo lịch diễn sẽ tạm ngưng từ hôm 5.5 và mong khán giả đã mua vé thông cảm, chia sẻ để cùng giải quyết.

Idecaf cũng đóng, dời lịch chiếu các suất diễn trong ngày 8.5 và 9.5, còn khán giả đã mua vé được thông báo suất diễn thay thế, sau khi được hoạt động trở lại. Giống như nhiều sân khấu phải gồng mình lên từ suốt mấy năm nay, tình trạng cố gắng duy trì vừa mở cửa lại phải đóng vì dịch nên tất cả đều rơi vào “thảm cảnh” khi khó khăn chồng chất.

Với sân khấu Hồng Hạc, 2 đêm diễn của 2 vở “Làm bạn với bầu trời” (24.4) và “Tấm và Hoàng hậu” (1.5) ở Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM đã thu hút nhiều khán giả đến xem. Điều này khiến các diễn viên rất phấn khích và có động lực, hy vọng khấp khởi, sau thời gian chờ đợi trong thấp thỏm, cầu mong. Tuy nhiên, COVID-19 tái phát và tất cả đều dừng lại...

Trong thời điểm bấp bênh vì dịch bệnh luôn đe dọa, các sân khấu hoạt động cầm chừng và đối phó bằng cách diễn lại các vở cũ để tiết kiệm chi phí và công sức luyện tập. Tuy nhiên, trong tình hình khan hiếm kịch mới từ sau Tết đến nay của các sân khấu kịch thì một số sân khấu ở TPHCM cũng mạnh dạn dàn dựng vở mới. Sân khấu nhỏ 5B đã cho ra mắt vở mới “Rồi... mắc cái gì cười?”. Tuy nhiên, vì dịch COVID-19 lại đóng cửa nên vở diễn sẽ được diễn lại cho khán giả vào dịp thích hợp.

IDECAF quyết định dời lịch 2 vở mới chuẩn bị cho tháng 5 “Tía ơi má dìa” và “Người lạ người thương rồi người dưng”.

Một số sân khấu của các nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi chọn cách phát một số vở diễn lên YouTube để khán giả thưởng thức.

Ngoài sân khấu kịch chịu ảnh hưởng, các nghệ sĩ cải lương cũng phải hủy, hoãn các buổi diễn. NSND Bạch Tuyết, NSƯT Diệu Hiền chuẩn bị cho đêm nhạc tại phòng trà We (Quận 3, TPHCM) mang tên “Gửi người tri kỷ 2” vào ngày 6.5 nhưng rồi phải hủy.

Sân khấu Hà Nội:

Không lúng túng, hoang mang, chăm chỉ tập luyện mỗi ngày

Với những kinh nghiệm từ những đợt dịch trước, nhiều nhà hát, sân khấu không hoang mang hay lúng túng mà chủ động trong việc chung tay phòng chống dịch. Các nghệ sĩ vẫn tập luyện đều đặn hằng ngày, sẵn sàng chờ đến thời điểm để gặp lại khán giả trên sân khấu trong trạng thái bình thường mới.

NSƯT Sĩ Tiến - Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, thực hiện chỉ đạo nên nhà hát đã tạm dừng toàn bộ các chương trình nghệ thuật phục vụ khán giả nhằm đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Trong tháng 5, lịch diễn khá dày đặc nhưng nhà hát lùi sang một thời điểm khác thích hợp hơn.

Ông Lê Tùng Linh - Trưởng phòng tổ chức biểu diễn Nhà hát kịch Việt Nam cho hay, nhà hát dự kiến sẽ ra mắt 3 vở diễn và 1 vở đặc biệt dành cho thiếu nhi trong tháng 5 nhưng phải tạm dừng. Toàn bộ vé khán giả đã đặt mua sẽ hoàn trả tiền hoặc bảo lưu lại khi có lịch diễn trở lại. May mắn, khán giả mua vé đều là những người đam mê nghệ thuật nên đa phần họ giữ lại vé và chờ đến khi có thể thưởng thức những vở diễn hay và chất lượng.

Sân khấu Lệ Ngọc có 2 vở “Dế mèn” dành cho thiếu nhi và vở “Làm vua” dự kiến công diễn tại Nhà hát Lớn vào đầu tháng 5 nhưng phải tạm dừng trong tiếc nuối.

Theo đại diện Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, kế hoạch cuối tháng 5 và đầu tháng 6 sẽ đưa vở “Những người khốn khổ” đến với khán giả TPHCM và Buôn Mê Thuột. Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhà hát sẽ phải cân nhắc tuỳ theo tình hình mới quyết định có thực hiện chuyến lưu diễn hay không. Nếu có sự thay đổi về kế hoạch chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến các công tác tổ chức, chi phí nhưng phải chấp nhận vì cần chấp hành nghiêm theo đúng chỉ thị của Chính phủ, Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch. M.KA

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Cafe chiều thứ 7: NSND Lan Hương kể thời "hoàng kim" của sân khấu kịch

Nhóm PV |

NSND Lan Hương nhớ lại, thời "hoàng kim" của sân khấu kịch, diễn viên ngày diễn 3 - 4 suất, ít có thời gian ăn cơm. Cho tới hiện tại, dù sân khấu đang dần khủng hoảng nhưng NSND Lan Hương vẫn có niềm tin rằng loại hình nghệ thuật này sẽ vẫn có chỗ đứng và luôn có những khán giả riêng.

Sân khấu Lệ Ngọc và điểm sáng của sân khấu kịch Việt Nam

Quỳnh Vũ - Huyền Thương |

Là sân khấu kịch xã hội hóa đầu tiên ở miền Bắc, sân khấu Lệ Ngọc đã tiếp lửa đam mê cho thế hệ trẻ và trở thành điểm sáng. Dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng sân khấu Lệ Ngọc vẫn liên tục giới thiệu với khán giả yêu kịch nhiều vở diễn ấn tượng.

Sân khấu kịch nỗ lực hoạt động trở lại

NGỌC DỦ |

Trong những ngày đầu tháng 3 này, các sân khấu kịch bắt đầu “hồi sinh” với những vở diễn được chuẩn bị từ lâu, trong thời gian dịch bệnh khiến tất cả đình trệ.

Sân khấu kịch mùa Tết “lên dây cót” để đón một năm sáng đèn

NGỌC DỦ |

Năm 2020 phải đóng cửa và hoạt động lay lắt vì dịch COVID-19, đầu năm 2021 nhiều sân khấu đã “lên dây cót” cho mùa Tết Tân Sửu sáng đèn với những kế hoạch, vở diễn mới.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Cafe chiều thứ 7: NSND Lan Hương kể thời "hoàng kim" của sân khấu kịch

Nhóm PV |

NSND Lan Hương nhớ lại, thời "hoàng kim" của sân khấu kịch, diễn viên ngày diễn 3 - 4 suất, ít có thời gian ăn cơm. Cho tới hiện tại, dù sân khấu đang dần khủng hoảng nhưng NSND Lan Hương vẫn có niềm tin rằng loại hình nghệ thuật này sẽ vẫn có chỗ đứng và luôn có những khán giả riêng.

Sân khấu Lệ Ngọc và điểm sáng của sân khấu kịch Việt Nam

Quỳnh Vũ - Huyền Thương |

Là sân khấu kịch xã hội hóa đầu tiên ở miền Bắc, sân khấu Lệ Ngọc đã tiếp lửa đam mê cho thế hệ trẻ và trở thành điểm sáng. Dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng sân khấu Lệ Ngọc vẫn liên tục giới thiệu với khán giả yêu kịch nhiều vở diễn ấn tượng.

Sân khấu kịch nỗ lực hoạt động trở lại

NGỌC DỦ |

Trong những ngày đầu tháng 3 này, các sân khấu kịch bắt đầu “hồi sinh” với những vở diễn được chuẩn bị từ lâu, trong thời gian dịch bệnh khiến tất cả đình trệ.

Sân khấu kịch mùa Tết “lên dây cót” để đón một năm sáng đèn

NGỌC DỦ |

Năm 2020 phải đóng cửa và hoạt động lay lắt vì dịch COVID-19, đầu năm 2021 nhiều sân khấu đã “lên dây cót” cho mùa Tết Tân Sửu sáng đèn với những kế hoạch, vở diễn mới.