Sài Gòn từng có hơn 60 rạp hát, nhưng nay “biến” đi đâu?

Huân Cao |

Sau năm 1975, thành phố Sài Gòn có tới hơn 60 rạp hát với qui mô lớn nhỏ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, những rạp hát này lần lượt “biến mất” thay vào đó là những nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại,…

Nhiều nhà hát nổi tiếng, nhưng chỉ còn 4 nhà hát hoạt động

Rạp Thanh Vân nay chỉ còn chức năng là lưu trữ nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng thành phố
Rạp Thanh Vân nay chỉ còn chức năng là lưu trữ nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng thành phố.
Sau ngày 30.4.1975, Sài Gòn có hơn 3,4 triệu người nhưng thành phố đã có hơn 60 rạp hát và nhà hát lớn nhỏ, trong đó có cả các nhà hát có tới 400 – 500 chỗ ngồi.

Đáng buồn, đến nay, hơn 50/60 rạp hát, nhà hát tiếp quản từ Sài Gòn thì gần như bỏ hoang hoặc bán đất, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng biến thành nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bãi giữ xe, quán cà phê, quán bar…

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS sử học Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, ở Việt Nam, cuối thế kỷ 19, người Pháp đã tiến hành xây dựng Nhà hát Opera Sài Gòn mang đậm phong thái kiến trúc flamboyant thời Đệ tam Cộng hòa và Nhà hát Philharmonie (nay là kho bạc thành phố) cùng Nhạc viện thành phố. Hiện nay, TPHCM chỉ còn 4 nhà hát được xem là “danh chính ngôn thuận” là Nhà hát lớn thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình và Nhà hát Trần Hữu Trang.

"Thời điểm sau 1975, toàn Sài Gòn có đến hơn 60 nhà hát lớn nhỏ. Những nhà hát này được bố trí khắp các khu vực trung tâm. Tuy nhiên, theo thời gian, hầu hết những rạp hát này đều không còn do ngừng hoạt động và thay đổi công năng"- ông Hùng nói. 

Hơn 60 nhà hát này "biến" đi đâu?

Rạp Đại Nam nay trở thành khách sạn Đại Nam.
Rạp Đại Nam nay trở thành khách sạn Đại Nam.
Theo PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, nói đến rạp hát của Sài Gòn phải kể đến hai rạp được xem là xưa nhất và đẹp nhất là Majestic và Eden. Rạp Majestic là rạp hạng sang, nằm sát bên khách sạn Majestic nằm trên đường Tôn Đức Thắng gần bến Bạch Đằng. Về sau, rạp được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch. Hiện nay, rạp này trở thành nhà hàng Majestic.  

Rạp Eden nằm trong khu thương xá mua sắm hành lang Eden (Passage Eden) nổi tiếng. Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp Eden này mới có hai balcon.

Ca sĩ Pháp Dalida nổi tiếng một thời đã có lần xuất hiện tại rạp Eden để biểu diễn khi cô đến Sài Gòn. Một phần rạp Eden sau đó trở thành phòng trà Tiếng Tơ Đồng, rồi bị xóa sổ hoàn toàn để xây dựng khu thương mại.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu Sài Gòn trao đổi với PV Báo Lao Động.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu Sài Gòn trao đổi với PV Báo Lao Động.

Sài Gòn có nhiều rạp hát, nhưng sang trọng nhất là rạp Rex, nay đã chuyển đổi thành khách sạn Rex. Trước đây, rạp Rex nằm ở góc đường Lê Thánh Tôn và Nguyễn Huệ.

Rạp Đại Nam nằm trên Trần Hưng Đạo, quận 1, nay trở thành khách sạn Đại Nam. Rạp Lê Lợi, trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1 và hiện nay là phòng trà Không Tên.

Rạp Vĩnh Lợi, 121 Lê Lợi, quận 1. Rạp Vĩnh Lợi chuyển thành showroom xe hơi của hãng Daewoo rồi nay thành sàn giao dịch chứng khoán.

Rạp Kim Châu,15 Nguyễn Thái Bình, quận 1. Sau 1975, rạp Kim Châu còn hoạt động một thời gian, sau là sân khấu kịch của nghệ sĩ Hồng Vân, nay là nhà hát Bông Sen chuyên diễn cải lương.

Rạp Trần Hưng Đạo nay được xây dựng lại và đổi tên thành rạp Trần Hữu Trang.
Rạp Trần Hưng Đạo nay được xây dựng lại và đổi tên thành rạp Trần Hữu Trang.

Rạp Long Vân, 643 Điện Biên Phủ, quận 3 nay là Nhà văn hóa Sinh viên TPHCM. Rạp Olympic sau 1975 hiện nay là Trung tâm Văn Hóa TPHCM. Rạp Thanh Vân 360A CMT8, quận 3, rạp Thanh Vân hiện nay là nơi lưu trữ nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng thành phố.

Rạp Kha Lạc, 200 Nguyễn Tri Phương, quận 10 nay là khách sạn Central.

Rạp Lệ Thanh, quận 5 hiện nay là địa điểm tập trung của nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật như Trung tâm năng khiếu múa Lệ Thanh, đoàn kịch TPHCM, câu lạc bộ khiêu vũ.

Ngoài ra, còn có hàng loạt rạp khác như Hồng Bàng, Nam Việt, Long Thuận, Long Phụng, Kinh Đô, Thanh Bình, Quốc Thanh, Nam Quang, Đại Đồng, Minh Châu, Đại Quang, Phi Long, Hồng Liên, Văn Cầm, Cẩm Vân,… những rạp hát này đều chuyển đổi công năng thành nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trung tâm thương mại, chung cư và nhà ở.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Bộ Văn hóa lên tiếng về nhà hát 1.500 tỉ ở Thủ Thiêm

Đào Bích |

Ông Nguyễn Thái Bình - người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - nhấn mạnh, những dự án như Nhà hát Thủ Thiêm là điều đáng mừng đối với ngành văn hóa.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân giải đáp thắc mắc về nhà hát 1.500 tỉ ở Thủ Thiêm

MINH QUÂN |

Chiều 16.10, tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM lần thứ 18, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã giải đáp các thắc mắc của dư luận về xây dựng Nhà hát Giao hưởng tại Thủ Thiêm gây nhiều luồng ý kiến tranh luận gay gắt suốt thời gian qua.

TPHCM xây nhà hát Trần Hữu Trang: Đem 132 tỉ đồng ngân sách ra "đắp chiếu"

Huân Cao |

Công trình nhà hát cải lương từ dự toán 60 tỉ đồng đã đội lên 132 tỉ đồng do thay đổi quy mô, bổ sung khối lượng diện tích sàn, sai sót trong việc thẩm định hồ sơ. Tuy nhiên sau khi hoàn thành công trình không đáp ứng được yêu cầu biểu diễn, dẫn đến việc đầu tư công trình không hiệu quả.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Bộ Văn hóa lên tiếng về nhà hát 1.500 tỉ ở Thủ Thiêm

Đào Bích |

Ông Nguyễn Thái Bình - người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - nhấn mạnh, những dự án như Nhà hát Thủ Thiêm là điều đáng mừng đối với ngành văn hóa.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân giải đáp thắc mắc về nhà hát 1.500 tỉ ở Thủ Thiêm

MINH QUÂN |

Chiều 16.10, tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM lần thứ 18, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã giải đáp các thắc mắc của dư luận về xây dựng Nhà hát Giao hưởng tại Thủ Thiêm gây nhiều luồng ý kiến tranh luận gay gắt suốt thời gian qua.

TPHCM xây nhà hát Trần Hữu Trang: Đem 132 tỉ đồng ngân sách ra "đắp chiếu"

Huân Cao |

Công trình nhà hát cải lương từ dự toán 60 tỉ đồng đã đội lên 132 tỉ đồng do thay đổi quy mô, bổ sung khối lượng diện tích sàn, sai sót trong việc thẩm định hồ sơ. Tuy nhiên sau khi hoàn thành công trình không đáp ứng được yêu cầu biểu diễn, dẫn đến việc đầu tư công trình không hiệu quả.