Rộng cửa hay chặt hơn cho các nhà làm phim Việt?

trần Việt |

Từ ngày 20.5 tới đây, Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo, sẽ có hiệu lực thi hành. Thông tư này căn cứ trên Luật Điện ảnh ngày 15.6.2022 với những quy định hết sức cụ thể về mức phân loại và tiêu chí phân loại phim. Đây chính là cơ sở, hành lang pháp lý để các nhà làm phim Việt hoạt động điện ảnh theo đúng luật.

Phân loại phim chặt chẽ nhưng linh hoạt

Theo đó, có 6 mức phân loại phim được xếp từ thấp đến cao như sau từ loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi, loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; đến các loại T13 (13+), T16 (16+), T18 (18+) giới hạn người xem từ các độ tuổi 13, 16 và 18 trở lên. Cuối cùng là loại C: Phim không được phép phổ biến.

Phim bị cấm phổ biến là phim vi phạm những nội dung bị cấm trong điều 9 Luật Điện ảnh như vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật. Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến các giá trị văn hóa, lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca...

Việc đánh giá phân loại phim dựa trên các nguyên tắc như để bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực. Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim.

Tuy nhiên, Thông tư cũng nêu rõ tùy vào nội dung mà phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi các tình tiết được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh hoặc hình ảnh có mức độ tác động thấp. Và cũng có khi phim được phân loại ở mức cao hơn như các tình tiết chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm; sử dụng các kĩ thuật tạo điểm nhấn như kĩ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải; sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu; được tả thực, thay vì cách điệu...

Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lí tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn.

Xin nói thêm là với người ngoài thì có thể không chú ý nhiều tới khái niệm “phân loại phim”, nhưng với các nhà làm phim Việt thì phải nghiên cứu rất kĩ thông tư. Bởi lẽ, việc phân loại phim 13+ khác xa với 18+, khi sẽ giới hạn số lượng người vào xem và ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu phim.

Lằn ranh đỏ

Ở điều 3 của thông tư về “Tiêu chí phân loại phim” nêu rõ có các tiêu chí về chủ đề, nội dung; về bạo lực; về khỏa thân, tình dục; về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; về kinh dị; về ngôn ngữ thô tục, về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.

Trong đó, tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim có ý “Không gây nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức, thuần phong mĩ tục, quan hệ gia đình, xã hội; dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền trẻ em, phân biệt đối xử và các chủ đề nhạy cảm, ngụ ý, ẩn dụ”.

Một điểm hết sức quan trọng là tiêu chí về bạo lực - điều mà một số phim Việt gần đây có dấu hiệu lạm dụng - được nêu rõ  như các cảnh khuyến khích bạo lực, các nhân vật tự thỏa mãn trong đau đớn, tôn vinh, phô trương bạo lực hay như bạo lực vô cớ, những nội dung khiến người xem cho rằng nạn nhân thích thú với bạo lực hoặc khuyến khích người xem bắt chước; hay miêu tả chi tiết hành vi bạo lực…

Điểm mới mở ra “lối thoát” cho các nhà làm phim đưa nhiều cảnh bạo lực vào phim là ở điểm d, có nêu “Hành vi bạo lực thể hiện trong phim được miêu tả hài hước, cường điệu hoặc giả tưởng; mục đích miêu tả nhằm lên án hành vi bạo lực, kết quả thể hiện sự tích cực, phê phán, loại trừ cái ác, cái xấu”.

Tuy nhiên, ranh giới giữa lên án hành vi bạo lực và miêu tả cảnh bạo lực một cách “khuyến khích” hay thậm chí khách quan - nhiều khi là rất mong manh.

Và điều đó đặt trách nhiệm rất nặng nề lên Hội đồng TƯ thẩm định và phân loại phim với vai trò là tư vấn cho Cục trưởng Cục Điện ảnh kí quyết định.

Tương tự như vậy, với các cảnh nóng trong phim, cũng phải dựa trên tình huống cụ thể để xác định đó là hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục không nhằm mục đích khiêu dâm;  lên án, phê phán hành vi tấn công tình dục… có mục đích hoặc thông điệp giáo dục, phù hợp với nội dung phim;  với các hành vi tạo cảm hứng kích thích hoạt động tình dục hay bạo lực tình dục...

Rồi cách thức miêu tả cảnh “nóng” (trực diện hay gián tiếp…), tần suất thể hiện, độ tuổi của các nhân vật, mức độ tác động của hoạt động tình dục đến người xem.

Một điều mà các nhà làm phim Việt cũng nên lưu tâm là thông tư thường đi kèm với phụ lục hướng dẫn. Và trong phụ lục tiêu chí phân loại phim có nêu chi tiết như với phim 18+ được giới hạn ở mức độ nào. Cụ thể ở điểm b, Bạo lực: Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hành vi bạo lực tác động đến người xem từ trên miêu tả ở mức độ mạnh đến dưới miêu tả ở mức độ quá mức; có thể miêu tả ở mức độ mạnh nhưng không có thời lượng kéo dài, tần suất ở mức độ trung bình và phù hợp với thể loại phim. Được phép miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục nhưng miêu tả ở mức độ trung bình và phải phù hợp với nội dung phim.

Về khỏa thân, tình dục, có thể có hình ảnh khỏa thân toàn bộ cơ thể người được miêu tả ở mức độ trung bình, không có thời lượng kéo dài, không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh dục, phù hợp với nội dung phim nhưng không lạm dụng hình ảnh khỏa thân, không kích động tình dục; Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục, trừ các trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim, không có thời lượng kéo dài và không khai thác sâu.

Ngoài ra, phụ lục cũng nêu rõ các quy định về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện, các yếu tố kinh dị…

Vậy thông tư trên sẽ tạo điều kiện thông thoáng hơn hay siết chặt hơn việc tự do sáng tác của các nhà làm phim Việt? Trước hết, phải thấy thông tư và phụ lục khá cụ thể, chi tiết, nhưng vẫn có điểm mở bởi lẽ nếu quá cụ thể, quá chi tiết như bao nhiêu giây, bao nhiêu phút cho cảnh bạo lực hay cảnh nóng thì sẽ làm khó các nhà làm phim, bởi lẽ tùy vào từng cảnh huống cụ thể phục vụ cho nội dung, câu chuyện phim mà thời lượng cảnh đó dài hay ít. Còn nếu quá chung chung thì cũng khiến các nhà làm phim không biết đâu mà lần.

Dĩ nhiên khi đưa vào thực hiện, các quy định cụ thể nên tùy vào tình hình thực tế sản xuất phim mà có thể được thay đổi hay cập nhật theo thời gian, bởi lẽ như câu nói của nhà thơ, nhà triết học người Đức Goethe “Lý thuyết chỉ là màu xám còn cây đời mãi xanh tươi”.

trần Việt
TIN LIÊN QUAN

Phim Việt phải hiển thị cảnh báo về tình dục, bạo lực từ ngày 20.5

AN NGUYÊN |

Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch quy định rõ tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo.

Sẽ xử lý nghiêm phim Việt đem chiếu nước ngoài không phép dù được khen ngợi

Việt Phong |

Tại Hội nghị phổ biến, triển khai Luật Điện ảnh số 05/2022/QH của Quốc hội và Nghị định số 131/2022/NĐ-CP của Chính phủ diễn ra vào 14.4, ông Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Đỗ Quốc Việt cho biết những phim chưa được cấp phép nhưng đem chiếu ở nước ngoài sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định pháp luật.

Phim Việt đang bỏ quên những đề tài đắt giá

Mi Lan |

“The Glory” (tên tiếng Việt “Vinh quang trong thù hận”) tiếp tục khuynh đảo trên các nền tảng số, trở thành bộ phim được xem nhiều nhất ở nhiều quốc gia, phim lấy đề tài về bạo lực học đường - vốn là vấn nạn nhức nhối, được nhiều người quan tâm.

Cơn đau đầu của huấn luyện viên Troussier ở U22 Việt Nam

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Troussier đang gặp nhiều khó khăn về tình hình lực lượng khi nhiều cầu thủ U22 Việt Nam vẫn chưa thể trở lại tập luyện.

Tòa án thành phố Tuy Hòa phản hồi loạt bài “Án lạ ở Phú Yên”

Trung Hiếu |

Lao Động từng có loạt bài "Án lạ ở Phú Yên", phản ánh về hiện tượng Công ty TNHH Long Sơn Tuy Hòa đột nhiên trở thành bị đơn trong vụ kiện “tranh chấp quyền sử dụng đất” sau 17 năm hoạt động. Trong đó, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh Phú Yên xét xử xong, TAND cấp dưới tiếp tục đưa vụ án ra xét xử cùng một nội dung, làm doanh nghiệp rất mệt mỏi, hoang mang.

Các điểm du lịch Tây Bắc kín phòng dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5

Khánh Linh |

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 đang đến rất gần, ngành du lịch các tỉnh Tây Bắc đã sẵn sàng mọi điều kiện để đón khách. Tính đến thời điểm này, các khách sạn, điểm lưu trú có lượt đặt phòng đạt đến trên 90% công suất.

Công ty bảo hiểm thừa nhận sơ sót, xin lỗi diễn viên Ngọc Lan sau ồn ào

ĐÔNG DU |

TP Hồ Chí Minh - Ngày 20.4, sau những thông tin trái chiều liên quan hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan và MVI Life, phía công ty này và nữ diễn viên đã có buổi gặp gỡ báo giới để chia sẻ chính thức về những ồn ào vừa qua.

Người đàn ông mất 15 tỉ đồng sau khi nghe cuộc gọi của cán bộ công an rởm

Anh Tú |

Ngày 20.4, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02 - Công an TP Hồ Chí Minh) cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ ông L. (sinh năm 1952, ngụ TP Hồ Chí Minh) được cho là mất gần 15 tỉ đồng sau khi nghe cuộc gọi lạ từ một người tự xưng là cán bộ công an.

Phim Việt phải hiển thị cảnh báo về tình dục, bạo lực từ ngày 20.5

AN NGUYÊN |

Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch quy định rõ tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo.

Sẽ xử lý nghiêm phim Việt đem chiếu nước ngoài không phép dù được khen ngợi

Việt Phong |

Tại Hội nghị phổ biến, triển khai Luật Điện ảnh số 05/2022/QH của Quốc hội và Nghị định số 131/2022/NĐ-CP của Chính phủ diễn ra vào 14.4, ông Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Đỗ Quốc Việt cho biết những phim chưa được cấp phép nhưng đem chiếu ở nước ngoài sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định pháp luật.

Phim Việt đang bỏ quên những đề tài đắt giá

Mi Lan |

“The Glory” (tên tiếng Việt “Vinh quang trong thù hận”) tiếp tục khuynh đảo trên các nền tảng số, trở thành bộ phim được xem nhiều nhất ở nhiều quốc gia, phim lấy đề tài về bạo lực học đường - vốn là vấn nạn nhức nhối, được nhiều người quan tâm.