Ra mắt tập san Nghiên cứu Huế sau đúng 11 năm

Tường Minh |

Sau đúng 11 năm, Trung tâm nghiên cứu Huế lại cho ra mắt Tạp chí Nghiên cứu Huế (tập 9) tại nhà vườn Ý Thảo của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa ở số 3 Thạch Hãn, thành phố Huế vào ngày 7.11.

Tạp chí Nghiên cứu Huế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Huế do nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan làm giám đốc và chủ biên, ra mắt số đầu tiên vào năm 1999.

Nghiên cứu Huế tập 9. Ảnh: Tường Minh
Nghiên cứu Huế tập 9. Ảnh: Tường Minh

Nghiên cứu Huế không phải là một ấn phẩm định kỳ mà chỉ xuất bản khi hội đủ các điều kiện về bài vở, thời gian, tài chính... Vậy nên tập 1 ra mắt năm 1999 nhưng tập 2 lại ra mắt năm 2001; tập 8 ra mắt vào năm 2012 nhưng phải 11 năm sau, năm 2021 mới có điều kiện ra mắt tập 9.

Mỗi tập của Tạp chí Nghiên cứu Huế là một cuốn sách dày dặn, từ 330-496 trang, riêng tập 9 dày đến 560 trang, khổ 19 x26,5cm; tập hợp từ 30 đến hơn 60 bài nghiên cứu, khảo cứu, tùy bút, ký và hồi ký… có giá trị.

Các chuyên mục của Nghiên cứu Huế gồm: “Nhìn lại và nghĩ tới”, Nghiên cứu, Ký và hồi ký, Chuyên mục “Góp nhặt cát đá”, Tư liệu, Tin sách và Thư tịch.

Các tác giả có mặt trong Tạp chí Nghiên cứu Huế từ số đầu tiên đến nay phần lớn là những nhà nghiên cứu có tên tuổi trong giới Việt Nam học ở trong và ngoài nước.

Trong đó có những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật khá quen thuộc tại địa phương, tiêu biểu là Leopol Cadière, Alexandre Wooside, David G. Marr, Keith. W. Taylor, Chasles Wheeler, Shiraishi Masaya, Li Tanna, Choi Byung Wook.

Trong nước là Nguyễn Thế Anh, Vương Hồng Sển, Trần Văn Khê, Tô Vũ, Đào Thế Tuấn, Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Hoàng Đạo Kính, Ngô Đức Thọ, Chương Thâu, Lý Việt Dũng, Chu Sơn, Nguyễn Đình Đầu, Trần Viết Ngạc, Bửu Kế, Nguyễn Hữu Đính, Thân Trọng Ninh, Nguyễn Hữu Châu Phan, Bửu Ý, Phan Thuận An, Hồ Tấn Phan, Nguyễn Xuân Hoa, Trần Đại Vinh, Đỗ Bang, Huỳnh Công Bá, Trần Đức Anh Sơn, Phan Thanh Hải, Nguyễn Anh Huy...

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời cũng là một tác giả quen thuộc của Nghiên cứu Huế từ số 1 đến nay nhận định: Nghiên cứu Huế thực sự là những công trình xuất bản nghiêm túc, chất lượng và rất đáng trân trọng của Trung tâm nghiên cứu Huế.

Nghiên cứu Huế tập 9. Ảnh: Tường Minh
Nghiên cứu Huế tập 9. Ảnh: Tường Minh

Đặc biệt các bài viết trong Nghiên cứu Huế không chỉ là các vấn đề về lịch sử, văn hóa, di sản, môi trường thiên nhiên, xã hội của vùng đất cố đô mà còn là các vấn đề về chung về lịch sử Việt Nam, miền Trung Việt Nam, quan hệ đối ngoại, giao lưu văn hóa, kinh tế của đất nước gắn liền với vai trò của Huế trong lịch sử được soi chiếu, phân tích dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu.

Một số bài viết mang tính tổng kết về các hội thảo, hội nghị, diễn đàn khoa học có chất lượng cao cũng được lựa chọn để đăng tải. Không hẳn các bài viết đều là những nghiên cứu mới nhưng đều có chất lượng tốt và được lựa chọn có chủ ý và được biên tập rất kỹ.

Nghiên cứu Huế cũng là một trong những tạp chí hiếm hoi ở nước ta có thể đăng tải những bài nghiên cứu, khảo cứu rất dài (có thể đến vài chục trang), đây là điều rất quý đối với những người làm công tác nghiên cứu.

“Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng Tạp chí Nghiên cứu Huế rất xứng đáng được đưa vào “Tủ sách Huế”, và có thể đặt bên cạnh bộ B.A.V.H danh tiếng”, TS Phan Thanh Hải nhận định.

“Tủ sách Huế” là một đề án của tỉnh Thừa Thiên Huế ra đời nhằm mục tiêu giới thiệu, quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc. Đồng thời giới thiệu những cuốn sách quý, hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa giáo dục, văn hóa của vùng đất Cố đô.

B.A.V.H là Tập san của Những người bạn Cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hué) do Hội Những người bạn Cố đô Huế (Association des Amis du Vieux Hué).

B.A.V.H được xem là một tạp chí khoa học có giá trị nhất Đông Dương thời đó, được xuất bản đều đặn trong gần 31 năm (số đầu tiên xuất bản năm 1914 và bị đình bản vào năm 1944) với 121 tập và 1 tập danh mục với gần 500 bài viết gồm nhiều lĩnh vực; hơn 30 bài tiểu dẫn, chú giải quan trọng.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Chủ nhân mũ quan triều Nguyễn là người Việt Nam và sẽ hiến tặng Huế

Tường Minh |

Chủ nhân chiếc mũ quan triều Nguyễn vừa đấu giá 600.000 Euro ở Tây Ban Nha là một doanh nhân người Việt và mũ này sẽ được hiến tặng cho Huế.

Mũ quan triều Nguyễn và hành trình gian nan "hồi hương” của cổ vật lưu lạc

Nhóm PV |

Chiếc mũ quan triều Nguyễn đã không thể trở về Việt Nam khi kết thúc cuộc bán đấu giá vào tối 28.10. Một lần này Thừa Thiên Huế lại bỏ qua cuộc đấu giá chiếc mũ quan triều Nguyễn còn nguyên vẹn nhất từ trước tới nay ở Tây Ban Nha. Cũng như cách đây 11 năm Thừa Thiên Huế từng bỏ lỡ trong cuộc đấu giá mua bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi tại Pháp vì không đủ tiền. Và mũ quan triều Nguyễn, lần nữa cho thấy con đường “hồi hương” của cổ vật lưu lạc xứ người vô cùng lận đận.

Mũ quan triều Nguyễn đã bán 600.000 Euro, gấp 1.000 lần giá khởi điểm

Tường Minh |

Mũ quan triều Nguyễn - Huế trên sàn đấu giá của Tây Ban Nha đã được bán lúc 22h (giờ Việt Nam) với giá 600.000 Euro, gấp 1.000 lần giá khởi điểm.

Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Cơ chế nào để cổ vật "hồi hương"?

NHÓM PV |

HUẾ - TS Trần Đức Anh Sơn, nhà nghiên cứu cổ vật triều Nguyễn, nguyên giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đề xuất Nhà nước cần sớm có các chính sách thông thoáng để "hồi hương" cổ vật đang lưu lạc ở nước ngoài nhân vụ đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Chủ nhân mũ quan triều Nguyễn là người Việt Nam và sẽ hiến tặng Huế

Tường Minh |

Chủ nhân chiếc mũ quan triều Nguyễn vừa đấu giá 600.000 Euro ở Tây Ban Nha là một doanh nhân người Việt và mũ này sẽ được hiến tặng cho Huế.

Mũ quan triều Nguyễn và hành trình gian nan "hồi hương” của cổ vật lưu lạc

Nhóm PV |

Chiếc mũ quan triều Nguyễn đã không thể trở về Việt Nam khi kết thúc cuộc bán đấu giá vào tối 28.10. Một lần này Thừa Thiên Huế lại bỏ qua cuộc đấu giá chiếc mũ quan triều Nguyễn còn nguyên vẹn nhất từ trước tới nay ở Tây Ban Nha. Cũng như cách đây 11 năm Thừa Thiên Huế từng bỏ lỡ trong cuộc đấu giá mua bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi tại Pháp vì không đủ tiền. Và mũ quan triều Nguyễn, lần nữa cho thấy con đường “hồi hương” của cổ vật lưu lạc xứ người vô cùng lận đận.

Mũ quan triều Nguyễn đã bán 600.000 Euro, gấp 1.000 lần giá khởi điểm

Tường Minh |

Mũ quan triều Nguyễn - Huế trên sàn đấu giá của Tây Ban Nha đã được bán lúc 22h (giờ Việt Nam) với giá 600.000 Euro, gấp 1.000 lần giá khởi điểm.

Đấu giá mũ quan triều Nguyễn: Cơ chế nào để cổ vật "hồi hương"?

NHÓM PV |

HUẾ - TS Trần Đức Anh Sơn, nhà nghiên cứu cổ vật triều Nguyễn, nguyên giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đề xuất Nhà nước cần sớm có các chính sách thông thoáng để "hồi hương" cổ vật đang lưu lạc ở nước ngoài nhân vụ đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha.