Phim Việt được Hollywood làm lại: Giấc mơ vươn ra thế giới có quá tầm với?

NGỌC DỦ |

Điện ảnh Việt những ngày tháng 11 này thật sôi động, ngoài “Tiệc trăng máu” chạm mốc hơn 100 tỉ đồng doanh thu thì mới đây, hãng Universal Pictures của Mỹ đã mua và làm lại bộ phim “Vệ sĩ Sài Gòn” ra mắt 2016. Liệu quá trình chinh phục Hollywood của điện ảnh Việt có đang đến gần?

Từ “Vệ sĩ Sài Gòn” nhìn lại giấc mơ chinh phục điện ảnh thế giới

Theo thông tin của nhà sản xuất “Vệ sĩ Sài Gòn”, bộ phim sẽ do Russo (Anthony Russo và Joseph Russo) từng đạo diễn loạt phim siêu anh hùng thuộc vũ trụ điện ảnh Marvel như “Avengers: Cuộc chiến vô cực” và “Avengers: Hồi kết” sản xuất. Bên cạnh đó, 2 vai nam chính của phim được giao cho Chris Pratt và Ngô Kinh. Đây là 2 tài tử có sức ảnh hưởng và thành danh ở Hollywood. Chính vì những lẽ đó, việc Hollywood mua lại “Vệ sĩ Sài Gòn” được xem là mốc son rất lớn của điện ảnh Việt.

“Vệ sĩ Sài Gòn” có cốt truyện tương đối mới mẻ khi xoay quanh Trịnh (diễn viên Kim Lý) và Viên (diễn viên Thái Hòa). Họ là vệ sĩ và họ gắn bó với nhau từ trong công việc cho đến ngoài đời thực. Bộ phim đẩy cao trào khi ông chủ tập đoàn sữa qua đời và con trai ông là thiếu gia Henry về nước dự cuộc họp khẩn bầu Chủ tịch hội đồng quản trị, cặp vệ sĩ được giao nhiệm vụ bảo vệ thiếu gia không bị bắt cóc...

“Vệ sĩ Sài Gòn” trước khi ra mắt khán giả năm 2016 đã được kỳ vọng cao, bởi bộ phim đánh trúng tâm lý khán giả với những yếu tố hài hành động cùng sự góp mặt của nhiều ngôi sao ngoài Thái Hòa, Kim Lý còn có Chi Pu, B Trần và được dẫn dắt của đạo diễn người Nhật Bản - Ken Ochiai. Khi kết thúc thời gian chiếu ở rạp, “Vệ sĩ Sài Gòn” đạt 39 tỉ đồng doanh thu, đứng thứ 4 tại phòng vé năm 2016.

Thực chất, “Vệ sĩ Sài Gòn” không phải là tác phẩm đầu tiên của Việt Nam được Hollywood làm lại. Trước đó, bộ phim “Cô hầu gái” của đạo diễn Derek Nguyễn cũng đã được Mỹ mua để làm lại. Tuy nhiên, so với “Vệ sĩ Sài Gòn” thì “Cô hầu gái” có phần im ắng hơn.

Trong suốt nhiều năm qua, điện ảnh Việt vẫn là cái tên còn xa lạ với khán giả quốc tế, dù không ít lần các nhà làm phim mang các tác phẩm của “đi đánh xứ người”. Mới nhất là “Hai Phượng” của Ngô Thanh Vân từng dự giải thưởng Oscar lần thứ 92 dành cho “Phim truyện quốc tế” nhưng dừng bước ngay từ vòng ngoài.

Hay ở khía cạnh các diễn viên, có một số gương mặt cũng từng có cơ tham gia các bộ phim Hollywood như Ngô Thanh Vân, Lý Nhã Kỳ, Johnny Trí Nguyễn... Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là những vai phụ chớp nhoáng, không để lại nhiều ấn tượng với khán giả. Vì vậy với “Vệ sĩ Sài Gòn”, nhiều người kỳ vọng tác phẩm khi được Hollywood làm lại sẽ tạo được tiếng vang, giúp tên tuổi của điện ảnh Việt Nam tỏa sáng tại thị trường quốc tế.

Giấc mơ xa vời?

Việc các nghệ sĩ hay những bộ phim của Việt Nam tấn công thị trường quốc tế là điều đáng hoan nghênh. Chúng ta có quyền kỳ vọng về việc điện ảnh nước nhà có chỗ đứng tại “kinh đô điện ảnh thế giới”. Tuy nhiên, để làm được điều đó, phim điện ảnh Việt cần phải thay đổi điều gì?

Là nhà sản xuất kiêm nam chính của “Vệ sĩ Sài Gòn”, Kim Lý tiết lộ rằng vào năm 2018, êkip của phim đã mang tác phẩm đi chiếu tại Mỹ. Sau đó, bộ phim lọt vào mắt của hãng Universal. Tuy nhiên, phải đến hiện tại thì giấc mơ bộ phim được Hollywood làm lại mới trở thành sự thật. Nam diễn viên cho rằng, “Vệ sĩ Sài Gòn” được mua vì kịch bản phim phù hợp với nhu cầu thưởng thức của khán giả quốc tế. Ngoài ra phim đề cập đến những vấn đề mà bất cứ ai cũng phải trải qua như tình yêu, gia đình... phim còn có sự cộng hưởng của các yếu tố hài hành động, đó là những điều theo Kim Lý là thu hút và chinh phục được Hollywood.

Nói về phim “Vệ sĩ Sài Gòn” được Hollywood mua lại, các đạo diễn Việt Nam nổi tiếng, trong đó có Charlie Nguyễn đều đồng tình là tác phẩm có kịch bản thú vị, mang tính giải trí cao, phù hợp với văn hóa của nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều giới làm phim cũng đồng tình với quan điểm của Charlie Nguyễn khi việc cốt yếu để tác phẩm nước nhà chinh phục quốc tế đến từ khâu kịch bản. Bởi nếu một tác phẩm sáng tác, xây dựng nội dung tốt thì dễ dàng cho các nhà làm phim quốc tế có thể mua và làm lại.

Cú hích của “Vệ sĩ Sài Gòn” đã giúp các nhà làm phim Việt có quyền mơ mộng về việc điện ảnh nước nhà đang cận quốc tế và mở ra những cơ hội mới trong tương lai. Sắp tới nhiều phim Việt cũng mạnh dạn đưa các tác phẩm giới thiệu ra nước ngoài hơn. Trong đó đáng chú ý là Tà Năng - Phan Dũng, dự kiến ra mắt vào tháng 4.2021. Phim cũng đã được đạo diễn Hữu Tấn và nhà sản xuất giới thiệu tại một số quốc gia. Theo đạo diễn tiết lộ, dù tác phẩm chưa ra rạp nhưng đã được một số lời đề nghị tốt từ quốc tế.

Muốn phim Việt chinh phục quốc tế thì không phải chuyện đơn giản, một sớm một chiều. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng trong thời gian qua điện ảnh Việt Nam đã có những khởi sắc nhất định, câu chuyện của “Vệ sĩ Sài Gòn” là một minh chứng. Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại, kịch bản phim Việt phải ngày càng được đầu tư bài bản hơn và không ngừng học hỏi, bắt nhịp xu hướng làm phim của thế giới. Bởi như cách đạo diễn Charlie Nguyễn nhận định, điều cốt yếu để phim Việt chinh phục thế giới, đầu tiên, là phải đến từ kịch bản.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Phim Việt đang mạo hiểm với gương mặt mới

NGỌC DỦ |

Có thể thấy xu hướng chọn diễn viên của điện ảnh Việt đã có nhiều thay đổi rõ nét. Nếu như trước đây nhà sản xuất chú trọng “ngôi sao phòng vé” thì bây giờ lại giao vai chính cho những nhân tố mới.

"Tiệc trăng máu" và loạt phim Việt có doanh thu trăm tỉ

Vi Trần |

"Tiệc trăng máu" đã chính thức gia nhập "Câu lạc bộ trăm tỉ" cùng với "Cua lại vợ bầu", "Hai phượng",...

Phim Việt dịp cuối năm: Bữa tiệc đa màu rắc thêm những gia vị lạ

NGỌC DỦ |

Hàng loạt phim Việt đổ bộ ra rạp. Nhiều phim đề tài mới lạ, mang tính táo bạo, như đang tạo một “phép thử” cho điện ảnh nước nhà.

Quản lý phim Việt ra nước ngoài: Luật điện ảnh Việt còn nhẹ tay!

Việt Văn |

Khát vọng ra biển lớn của một số đạo diễn làm phim độc lập là chính đáng, cần khuyến khích, động viên. Tuy nhiên, hiện tượng duyệt phim bản này, mang đi chiếu bản khác hay chưa có giấy phép phổ biến đã mang đi tham dự các Liên hoan phim quốc tế lại là hành vi vi phạm Luật Điện ảnh cần xử lý nghiêm khắc. Chuyện này đã xảy ra không chỉ với “Vợ Ba”, “Ròm” mà vẫn tiếp tục diễn ra…

Tình yêu và tham vọng cùng nỗi lo phim Việt "đầu voi đuôi chuột"

ĐÌNH DY |

Tình yêu và tham vọng cùng hàng loạt phim Việt có khởi điểm ấn tượng, gây cấn nhưng về sau càng đuối, lộ những điểm yếu vốn thấy: dài dòng, lê thê.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Phim Việt đang mạo hiểm với gương mặt mới

NGỌC DỦ |

Có thể thấy xu hướng chọn diễn viên của điện ảnh Việt đã có nhiều thay đổi rõ nét. Nếu như trước đây nhà sản xuất chú trọng “ngôi sao phòng vé” thì bây giờ lại giao vai chính cho những nhân tố mới.

"Tiệc trăng máu" và loạt phim Việt có doanh thu trăm tỉ

Vi Trần |

"Tiệc trăng máu" đã chính thức gia nhập "Câu lạc bộ trăm tỉ" cùng với "Cua lại vợ bầu", "Hai phượng",...

Phim Việt dịp cuối năm: Bữa tiệc đa màu rắc thêm những gia vị lạ

NGỌC DỦ |

Hàng loạt phim Việt đổ bộ ra rạp. Nhiều phim đề tài mới lạ, mang tính táo bạo, như đang tạo một “phép thử” cho điện ảnh nước nhà.

Quản lý phim Việt ra nước ngoài: Luật điện ảnh Việt còn nhẹ tay!

Việt Văn |

Khát vọng ra biển lớn của một số đạo diễn làm phim độc lập là chính đáng, cần khuyến khích, động viên. Tuy nhiên, hiện tượng duyệt phim bản này, mang đi chiếu bản khác hay chưa có giấy phép phổ biến đã mang đi tham dự các Liên hoan phim quốc tế lại là hành vi vi phạm Luật Điện ảnh cần xử lý nghiêm khắc. Chuyện này đã xảy ra không chỉ với “Vợ Ba”, “Ròm” mà vẫn tiếp tục diễn ra…

Tình yêu và tham vọng cùng nỗi lo phim Việt "đầu voi đuôi chuột"

ĐÌNH DY |

Tình yêu và tham vọng cùng hàng loạt phim Việt có khởi điểm ấn tượng, gây cấn nhưng về sau càng đuối, lộ những điểm yếu vốn thấy: dài dòng, lê thê.