Phim Việt bị sao chép, chiếu lậu tràn lan và những... tiếng kêu cứu

NGỌC DỦ |

Một bộ phim, trong và sau khi ra rạp, không được phép “công chiếu” nếu chưa được sự cho phép của chủ sở hữu - là một điều hiển nhiên! Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vấn nạn phim chiếu rạp bị tung lên mạng, chiếu một cách “lộ thiên” như hiện nay ở nước ta, đến nay, rõ ràng vẫn chưa có “thuốc chữa”...

Thêm hồi chuông báo động với vấn nạn chiếu phim lậu

Sau thành công từ doanh thu phòng vé trong nước cũng như phát hành một thời gian tại nhiều quốc gia (tổng doanh thu gần 450 tỉ đồng), “Bố già” được đưa lên ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí Galaxy Play. Vừa phát hành, nhiều web phim lậu đã dùng thủ thuật lấy cắp và lan truyền. Chưa đầy 24 giờ phát hành “Bố già” trên Galaxy Play, đơn vị này phát hiện hơn 10 đường link phim lậu sao chép phim, với các tên miền: phimgiz, fullphimmoi, bilutvs, phimmoii, zingtvs...

Đại diện Galaxy Play cho biết: “Không riêng “Bố già”, nhiều phim khác cũng bị lấy cắp. Trong thời gian dịch bệnh, nhu cầu xem phim online tăng nhanh, một số đối tượng đã cố tình đánh cắp và phát tán các nội dung có bản quyền thuộc sở hữu của Galaxy Play một cách bất hợp pháp trên môi trường Internet.

Kể cả những bộ phim do Galaxy Play đầu tư sản xuất và phát độc quyền trên nền tảng, như “Gái ngàn đô”, “Sugar Daddy & Sugar Baby”, “Chị mẹ học yêu”, “Bông hồng lửa”... cho đến các phim nắm quyền phát hành độc quyền VOD như “Chị Mười Ba”, “Bố già” đều bị chiếu lậu, gây nên nhiều thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng dịch vụ của Galaxy Play”.

Làng phim ảnh Việt từng bức xúc vì loạt phim khi vừa ra rạp đã bị quay lén chiếu trên mạng như “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” hay “Cô Ba Sài Gòn” bị livestream trái phép khi bộ phim chỉ mới phát hành vài ngày. Ngô Thanh Vân từng bức xúc và cho rằng: “Đây là một sự việc nghiêm trọng và tác động tiêu cực trực tiếp đến những nhà làm phim Việt Nam, trong bối cảnh thị trường điện ảnh nội đi xuống. Nhiều ý kiến của các anh chị em đồng nghiệp muốn Vân và bộ phim Cô Ba Sài Gòn có hành động mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền này để bảo vệ cho các sản phẩm sáng tạo”.

Phía êkíp của Ngô Thanh Vân đã nhờ công an vào cuộc để xử lý người vi phạm, “ăn cắp công sức” của người khác. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa tiếp tục diễn ra công khai. Ngoài các phim Việt, nhiều bộ phim bom tấn của điện ảnh Hollywood được chiếu rạp ở Việt Nam thời gian qua cũng là nạn nhân của việc quay lén và tung lên mạng. Còn nhớ thời điểm phim “Kong: Đảo đầu lâu” ra rạp được 1 ngày thì hôm sau, nhiều tài khoản Facebook và một số trang phim đã chia sẻ bản quay lén đầy đủ chưa có phần phụ đề.

Không thể “chào thua”

Vấn nạn website phim lậu không còn xa lạ, trong khoảng 2 năm trở lại đây, cùng với sự lớn mạnh của những nền tảng giải trí trực tuyến có trả phí, web phim lậu đã bị giới hạn hoạt động. Cách đây hơn 1 năm, trang phim lậu thuộc top nổi tiếng nhất Việt Nam là phimmoi.net đã bị 3 nhà mạng lớn trong nước chặn truy cập. Đây là đòn mạnh tay để tránh trường hợp xem phim không trả phí của một số đối tượng khán giả. Tuy nhiên, sau đó những người vận hành phimmoi.net đã nhanh chóng đổi sang tên miền phimmoiz.net, phimmoizz.net, phimmoiizz.net... để tiếp tục hoạt động.

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã mạnh tay xử lý các web thu lợi bất chính từ nguồn phim không bản quyền. Tuy nhiên, dẹp trang này thì trang khác mọc lên như “nấm sau mưa”.

“Chúng tôi đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xem phim có bản quyền nhưng nhiều khán giả vẫn chưa thể thay đổi thói quen, sở thích xem phim không cần trả phí bản quyền. Với các trang phim lậu, dù Galaxy Play đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp xử lý, yêu cầu gỡ bỏ nhưng không thể ngăn chặn. Hôm nay chặn, ngày mai bộ phim lại mọc lên ở một địa chỉ website khác với tên miền khác. Song song với việc báo cáo, chúng tôi đã gửi công văn đề nghị hỗ trợ bản quyền phim của Galaxy Play đến Sở Thông Tin và Truyền Thông Hà Nội, Sở Thông Tin và Truyền Thông Đà Nẵng, Sở Thông Tin và Truyền Thông TPHCM, Bộ Thông Tin và Truyền Thông và đồng thời cũng đang phối hợp với bên cơ quan có thẩm quyền để can thiệp điều tra, xử lý các trang web phát tán phim”, đại diện Galaxy Play cho biết.

Rõ ràng tình trạng quay lén phim trong rạp rồi tung lên mạng đã diễn ra thường xuyên, liên tục ở Việt Nam. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, các nhà sản xuất hoặc nhà phát hành phim cần phải truy đến cùng và tìm ra ai là thủ phạm chính của sự việc để nhờ pháp luật xử lý. Thậm chí, các cơ quan ban ngành, có thẩm quyền cần mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm, nhất là các web phim chiếu lậu.

Xử lý hành vi sao chép trái phép tác phẩm điện ảnh

Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của Quốc hội thì hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm: Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả, sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; nhân bản, sản xuất bản sao phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

Như vậy, việc các website này tự ý sao chép tác phẩm điện ảnh rồi đăng tải, cho phép người dùng truy cập xem, mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền, là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tùy thuộc vào mực độ vi phạm, hành vi tự ý sao chép tác phẩm điện ảnh có thể bị xử lý như sau:

Về xử lý hành chính: Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Ngoài ra người vi phạm còn có thể bị áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Về xử lý hình sự: Hành vi tự ý sao chép tác phẩm điện ảnh rồi đăng tải, cho phép người dùng truy cập xem, mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền có thể bị xem xét về tội Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó “Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Khán giả bắt đầu ngán ngẩm với phim Việt mô típ cũ, dài lê thê

LƯƠNG HẠNH |

Trước loạt phim Việt về mâu thuẫn gia đình, hôn nhân, lứa đôi... phát sóng thời gian gần đây, nhiều bạn đọc gửi đến Báo Lao Động quan điểm về những bộ phim này.

Khán giả bắt đầu ngán phim Việt nói quá chuyện bi lụy

NGỌC DỦ |

Sau thời gian dòng phim chính luận chiếm gần hết khung giờ vàng trên sóng truyền hình là tới loạt phim về mâu thuẫn gia đình, hôn nhân, lứa đôi... Và có một thực tế, một khi bị “quá no nê” những bộ phim chủ đề gia đình, yêu đương-hôn nhân, nhất là những phim nhấn nhá các yếu tố bi lụy, ắt khán giả sẽ lên tiếng tranh luận...

Phim Việt và bom tấn sắp chiếu gặp khó vì COVID-19

ĐÔNG DU |

Sau khi Lật mặt: 48h (Lật mặt 5), Trạng Tí, Thiên thần hộ mệnh phải tạm ngừng chiếu ở TPHCM, Hà Nội... để phòng dịch COVID-19 thì loạt cái tên khác chuẩn bị ra mắt tháng 5 này như: Bẫy ngọt ngào, Bóng đè, Dân chơi không sợ con rơi và các bom tấn nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn vì dịch COVID-19.

Khi phim Việt “bắt trend” để hấp dẫn khán giả

Việt Văn |

Điện ảnh Việt đang rơi vào cảnh ảm đạm thời COVID-19 thì “Bố già” của Trấn Thành như một cú bứt phá ngoạn mục, vừa phá kỷ lục doanh thu của hàng loạt “bom tấn” Việt trước đó, vừa khẳng định xu thế làm phim gia đình là đúng đắn. Và nhìn sang xứ Hàn, không phải ngẫu nhiên mà phim “Minari” (tựa Việt: Khát vọng đổi đời) của đạo diễn Lee Isaac Chung giành nhiều thắng lợi vẻ vang như vậy.

Thấy gì từ sự thất bại của các phim Việt “độc lạ”?

NGỌC DỦ |

Chính áp lực cạnh tranh của thị trường điện ảnh đã khiến nhiều nhà sản xuất phải cố gắng sáng tạo, tìm hướng đi mới hơn cho các tác phẩm. Tuy nhiên, chỉ “độc, lạ” thôi là chưa đủ để thu hút khán giả ra rạp.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Khán giả bắt đầu ngán ngẩm với phim Việt mô típ cũ, dài lê thê

LƯƠNG HẠNH |

Trước loạt phim Việt về mâu thuẫn gia đình, hôn nhân, lứa đôi... phát sóng thời gian gần đây, nhiều bạn đọc gửi đến Báo Lao Động quan điểm về những bộ phim này.

Khán giả bắt đầu ngán phim Việt nói quá chuyện bi lụy

NGỌC DỦ |

Sau thời gian dòng phim chính luận chiếm gần hết khung giờ vàng trên sóng truyền hình là tới loạt phim về mâu thuẫn gia đình, hôn nhân, lứa đôi... Và có một thực tế, một khi bị “quá no nê” những bộ phim chủ đề gia đình, yêu đương-hôn nhân, nhất là những phim nhấn nhá các yếu tố bi lụy, ắt khán giả sẽ lên tiếng tranh luận...

Phim Việt và bom tấn sắp chiếu gặp khó vì COVID-19

ĐÔNG DU |

Sau khi Lật mặt: 48h (Lật mặt 5), Trạng Tí, Thiên thần hộ mệnh phải tạm ngừng chiếu ở TPHCM, Hà Nội... để phòng dịch COVID-19 thì loạt cái tên khác chuẩn bị ra mắt tháng 5 này như: Bẫy ngọt ngào, Bóng đè, Dân chơi không sợ con rơi và các bom tấn nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn vì dịch COVID-19.

Khi phim Việt “bắt trend” để hấp dẫn khán giả

Việt Văn |

Điện ảnh Việt đang rơi vào cảnh ảm đạm thời COVID-19 thì “Bố già” của Trấn Thành như một cú bứt phá ngoạn mục, vừa phá kỷ lục doanh thu của hàng loạt “bom tấn” Việt trước đó, vừa khẳng định xu thế làm phim gia đình là đúng đắn. Và nhìn sang xứ Hàn, không phải ngẫu nhiên mà phim “Minari” (tựa Việt: Khát vọng đổi đời) của đạo diễn Lee Isaac Chung giành nhiều thắng lợi vẻ vang như vậy.

Thấy gì từ sự thất bại của các phim Việt “độc lạ”?

NGỌC DỦ |

Chính áp lực cạnh tranh của thị trường điện ảnh đã khiến nhiều nhà sản xuất phải cố gắng sáng tạo, tìm hướng đi mới hơn cho các tác phẩm. Tuy nhiên, chỉ “độc, lạ” thôi là chưa đủ để thu hút khán giả ra rạp.