Phim về các nhân vật lịch sử và ước vọng cho điện ảnh Việt

NGỌC DỦ |

Làm phim về các nhân vật lịch sử, người nổi tiếng... đang là xu hướng của màn ảnh Việt với đầy những thách thức cũng như ước vọng về một ngày mai...

Dự án đáng chú ý

Điện ảnh thế giới, việc các nhà sản xuất, đạo diễn khai thác các nhân vật nổi tiếng, đi vào lịch sử ở những lĩnh vực âm nhạc, văn hóa, hội họa... tạo tiếng vang lớn. Ví dụ tiêu biểu có “Amadeus” về nhạc sĩ thiên tài Mozart đạt 8 Oscar, “Ray” kể về ngôi sao Ray Charles Robinson đạt 2 giải Oscar...

Ở Việt Nam, các nhà sản xuất đầu tư làm phim về nhân vật có thật rất ít. Năm 2020, phim ảnh Việt, các nhà làm phim bắt đầu “khai thác mảnh đất ít người cày xới” này. Trước mắt, có 3 dự án đã phát sóng và đang trong quá trình triển khai là “Em và Trịnh” về cuộc đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và Nguyễn Quang Dũng dàn dựng; “Trưng Vương” về Hai Bà Trưng do Trương Ngọc Ánh đầu tư sản xuất và “Phượng Khấu” kể về cuộc đời của Thái hậu Từ Dụ do Huỳnh Tuấn Anh làm đạo diễn.

“Phượng Khấu” phát sóng từ ngày 5.3.2020 đã gây được chú ý với những người yêu dòng phim cổ trang, cung đấu. Dù phim chiếu trên ứng dụng POPS nhưng tỉ suất lượt xem các tập được nhà sản xuất tiết lộ lên đến con số hàng triệu.

Và tranh cãi

Phim về cuộc đời các nhân vật có thật trong lịch sử luôn có sức hút riêng. Tuy nhiên, việc làm phim về các nhân vật lịch sử thường dấy lên nhiều tranh cãi và đang tồn tại nhiều thách thức cho nhà làm phim.

Việc xây dựng một bộ phim về các nhân vật có thật đã đặt ra nhiều thách thức, bởi từ việc tập hợp tư liệu đến câu chuyện lên ý tưởng đòi hỏi sự chính xác và chỉn chu cao. Khác so với các tác phẩm hiện đại, bộ phim về các nhân vật có thật trong lịch sử còn phải chịu áp lực về dàn dựng bối cảnh xưa, đòi hỏi kinh phí lớn. Tuy nhiên, khó khăn nhất còn đến từ khâu tuyển chọn diễn viên, bởi những vai diễn những nhân vật như: Trịnh Công Sơn, Vua Thiệu Trị, Thái hậu Từ Dụ... đều thuộc dạng “khó đảm nhận”, do dễ bị khán giả so sánh với nguyên mẫu.

Như trong phim “Phượng Khấu” kết thúc cách đây không bao lâu, khán giả phản ứng dữ dội vì cho rằng NSƯT Thành Lộc không phù hợp nhân vật Vua Thiệu Trị vì thiếu thần thái, hay tính cách của Hồng Đào khi thủ vai Thái hậu Từ Dụ không phù hợp... Ngoài ra, việc phục dựng bối cảnh của đoàn phim bị chê là giả khi sử dụng quá nhiều kỹ xảo bị lỗi, gây khó chịu cho người xem...

Mới đây “Em và Trịnh” đã công bố dàn diễn viên chính cho các nhân vật có thật như Dao Ánh, Bích Diễm, Thanh Thúy, Trịnh Công Sơn thời trẻ, Trịnh Công Sơn tuổi trung niên... đã gây nhiều tranh luận. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc khán giả cho rằng Avin Lu, diễn viên chính đảm nhận vai Trịnh Công Sơn lúc trẻ có ngoại hình đẹp, phảng phất nét lãng mạn nhưng gương mặt không giống cố nhạc sĩ.

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết để chọn Avin Lu cho vai diễn, anh đã đặt nhiều thử thách: “Để hiểu được thế giới nội tâm của Trịnh Công Sơn, Avin Lu phải chuyển lên Đà Lạt sống một mình 2 tháng trời. Chàng trai trẻ phải học cách sống chậm lại, trải nghiệm cảm giác cô đơn, chuyên tâm nghiên cứu vai diễn, tập đàn, tập hát, viết nhạc, tập nói giọng Huế, tập viết thư và ký cho bằng được chữ ký của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...”. Và đạo diễn kỳ vọng rằng khán giả sẽ thấy một Avin Lu khác trên phim chứ không phải những tranh cãi ban đầu về ngoại hình.

Nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh cũng chia sẻ áp lực về dự án “Trưng Vương”, rằng việc chọn diễn viên cho dự án là bài toán cân não. Và cô cũng kỳ vọng mong muốn góp phần thúc đẩy phim cổ trang Việt phát triển thông qua các dự án như thế này, dù gặp nhiều trở ngại.

Tranh cãi bao giờ cũng xuất hiện khi công bố dự án hay công chiếu. Tuy nhiên, các đạo diễn như Trương Ngọc Ánh và Phan Gia Nhật Linh đều cho rằng không vì thế mà họ từ bỏ hay không mạnh dạn bắt tay thử sức với thể loại này. Họ kỳ vọng, sẽ góp phần tạo nên một dòng phim về nhân vật có thật trong lịch sử lớn mạnh hơn và các thế hệ đạo diễn trẻ sau đó sẽ làm tốt, hoàn thành các dự án ngày một chỉn chu hơn.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Quản lý phim Việt ra nước ngoài: Luật điện ảnh Việt còn nhẹ tay!

Việt Văn |

Khát vọng ra biển lớn của một số đạo diễn làm phim độc lập là chính đáng, cần khuyến khích, động viên. Tuy nhiên, hiện tượng duyệt phim bản này, mang đi chiếu bản khác hay chưa có giấy phép phổ biến đã mang đi tham dự các Liên hoan phim quốc tế lại là hành vi vi phạm Luật Điện ảnh cần xử lý nghiêm khắc. Chuyện này đã xảy ra không chỉ với “Vợ Ba”, “Ròm” mà vẫn tiếp tục diễn ra…

Đại hội Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025): Thách thức lớn, kỳ vọng nhiều

Việt Văn |

Đại hội toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025) diễn ra từ 19 đến 21.9 tại Hà Nội với sự tham dự của 490 đại biểu từ 39 chi hội điện ảnh là sự kiện lớn của ngành Điện ảnh 5 năm/lần. Trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, áp lực đặt ra cho Ban chấp hành mới là khá nặng nề.

2 hai dự án phim điện ảnh Việt "khủng" đáng để chờ đợi

Thu Lan |

2 phim điện ảnh Việt là “Thanh sói” và “Em và Trịnh” hứa hẹn, khi phát hành trong nửa cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Quản lý phim Việt ra nước ngoài: Luật điện ảnh Việt còn nhẹ tay!

Việt Văn |

Khát vọng ra biển lớn của một số đạo diễn làm phim độc lập là chính đáng, cần khuyến khích, động viên. Tuy nhiên, hiện tượng duyệt phim bản này, mang đi chiếu bản khác hay chưa có giấy phép phổ biến đã mang đi tham dự các Liên hoan phim quốc tế lại là hành vi vi phạm Luật Điện ảnh cần xử lý nghiêm khắc. Chuyện này đã xảy ra không chỉ với “Vợ Ba”, “Ròm” mà vẫn tiếp tục diễn ra…

Đại hội Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025): Thách thức lớn, kỳ vọng nhiều

Việt Văn |

Đại hội toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025) diễn ra từ 19 đến 21.9 tại Hà Nội với sự tham dự của 490 đại biểu từ 39 chi hội điện ảnh là sự kiện lớn của ngành Điện ảnh 5 năm/lần. Trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, áp lực đặt ra cho Ban chấp hành mới là khá nặng nề.

2 hai dự án phim điện ảnh Việt "khủng" đáng để chờ đợi

Thu Lan |

2 phim điện ảnh Việt là “Thanh sói” và “Em và Trịnh” hứa hẹn, khi phát hành trong nửa cuối năm 2020, đầu năm 2021.