Phim truyện lịch sử và những thách thức phải vượt qua

Việt Văn |

Nếu như ở mảng phim tài liệu còn có những phim hay về chiến thắng 30.4, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì phim truyện lịch sử về 30.4 ngoài một “Chiến trường chia nửa vầng trăng” cố đạo diễn, NSND Hồng Sến khá thành công thì chưa có phim nào gây ấn tượng kể cả “Giải phóng Sài Gòn” (2005). Nhưng thực ra các nhà làm phim Việt không chỉ nợ khán giả về phim ngày 30.4 mà còn ở nhiều sự kiện lịch sử khác.

Không có phim truyện về 30.4 ở ngày lễ năm nay

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định về việc tổ chức đợt phim Kỷ niệm các ngày lễ lớn: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4; Ngày Quốc tế lao động 1.5; Ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7.5 và ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19.5, từ ngày 30.4-22.5.2022.

Bốn tác phẩm gồm hai phim tài liệu “Đồng Khởi tự cứu mình”, “Hành trình áo dài Việt,” phim hoạt hình “Bà của Đỗ đỏ” và phim điện ảnh “Chú ơi, đừng lấy mẹ con.” Trong đó, “Đồng Khởi tự cứu mình” (Điện ảnh Quân đội nhân dân) là phim tài liệu, thuộc series 22 tập phim “Con đường đã chọn, về phong trào Đồng Khởi Bến Tre 1960, còn phim chiếu rạp “Chú ơi, đừng lấy mẹ con” là phim tâm lý xã hội, tuyệt nhiên không dính dáng gì đến ngày 30.4.

Duy có Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam, cuối tuần trước (23.4), đã ra mắt bộ phim truyện điện ảnh “Bình minh đỏ” của bộ đôi đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân và Trần Chí Thành, tại Trung tâm chiếu phim quốc gia Hà Nội.

Bối cảnh bộ phim diễn ra sau tết Mậu Thân 1968, khi Bộ Tư lệnh Đoàn 559 giao nhiệm vụ cho Binh trạm 9, Binh trạm 12 tuyển gấp một số nữ thanh niên xung phong để đào tạo lái xe vận tải trung chuyển cho chiến trường. Cảm hứng từ những chiến công và gương chiến đấu anh dũng của Trung đội nữ lái xe đầu tiên trên tuyến đường Trường Sơn; bộ phim tôn vinh những nữ chiến sỹ lái xe anh hùng và những người lính đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do dân tộc. Tất nhiên đây không phải là phim trực tiếp làm về chiến thắng 30.4.

Thách thức phải vượt qua

Không chỉ thiếu phim về chiến thắng 30.4 mà nhìn chung, điện ảnh Việt quá ít phim truyện điện ảnh về lịch sử.

Vấn đề đầu tiên chính là “tiền đâu”. Cho tới nay, phần lớn các phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do Nhà nước đặt hàng. Rất ít hãng phim tư nhân nào nuôi tham vọng làm phim lịch sử với lý do dễ nhận ra: Kinh phí đầu tư rất “khủng” mà thu hồi vốn rất khó, nếu không muốn nói là bất khả thi.

Với phim Nhà nước, ví như “Bình minh đỏ” phim chiến tranh cách mạng vừa chiếu, kinh phí dành cho quảng cáo gần như không có, trong khi với phim tư nhân, kinh phí truyền thông là một phần đáng kể trong vốn đầu tư cho phim. Họ quảng cáo từ khi mới casting chọn diễn viên, chọn bối cảnh hoàn thiện poster, quá trình quay, hậu kỳ và ra mắt, xen lẫn là tung ra teaser rồi trailer phim..

Vậy một cái bắt tay giữa Nhà nước và tư nhân tại sao không? Để cùng giảm bớt gánh nặng và cùng hợp sức chung vai làm những phim truyện lịch sử ở một tầm vóc mới, cả về quy mô, bối cảnh, nhân lực, vật lực và tư duy hoàn toàn khác biệt.

Thứ hai chính là vấn đề trường quay. Điện ảnh Việt muốn thực sự trở thành nền công nghiệp điện ảnh dứt khoát phải có trường quay hiện đại chuẩn quốc tế với không gian rộng để tối thiểu 3 đoàn làm phim cùng quay một lúc. Trường quay sẽ giải quyết bao khó khăn về thời tiết, bối cảnh (đặc biệt là bối cảnh khi nhiều địa điểm lịch sử giờ không còn vẹn nguyên, được cải tạo, tu bổ quá đà, nên nhiều phim phải giấu bối cảnh bằng hình ảnh đen trắng) và hơn thế sau khi quay xong, trường quay hoàn toàn là điểm du lịch để khách tham quan.

Thứ ba là đội ngũ làm phim giỏi nghề. Biên kịch và đạo diễn của những phim lịch sử phải am hiểu sâu sắc về giai đoạn lịch sử đó, nếu không phải biết tìm kiếm nhân chứng, thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn đa chiều. Làm phim lịch sử theo dạng truyện - tài liệu có vẻ là một giải pháp hữu hiệu, khi có sự đan xen giữa hình ảnh tài liệu và hình ảnh quay mới. Còn nếu không, giới hạn của sự hư cấu ở mức nào là một câu hỏi không dễ có lời đáp, bởi nếu quá ranh giới thì phim lịch sử biến thành phim dã sử.

Chưa kể, đạo diễn nếu làm phim lịch sử mà không đem lại điều gì mới, không đưa vào những “giải mật” hoặc không thể kết nối được với câu chuyện ngày hôm nay thì khó có khán giả.

Quan trọng không kém là diễn viên đóng các nhân vật lịch sử ở ta chưa mạnh. Ở Trung Quốc có đào tạo diễn viên chuyên đóng vai lãnh tụ từ nhỏ tới lớn.

Còn ở ta chỉ là diễn viên khá, gương mặt có chút giông giống nhân vật là hóa trang kỹ rồi tập diễn nhập vai. Thật ra nhiều nhà làm phim ngày nay có quan niệm giống cũng không quá quan trọng, chủ yếu nằm ở thần thái: Phong cách đi đứng, nói năng và ứng xử giống nhân vật lịch sử.

Còn nhớ nhân vật cố vấn Ngô Đình Nhu đã được nhiều diễn viên nhập vai nhưng tôi đồ rằng khó có ai nhập vai hoàn hảo được như “diễn viên tay ngang” Lâm Bình Chi trong phim truyện “Ván bài lật ngửa”. Ánh mắt hiểm ác, đầy mưu mô, môi khi nở nụ cười có phần kẻ cả khi mím lại đầy giận dữ - sắc thái biểu cảm của Lâm Bình Chi đầy ấn tượng và lưu lại dấu ấn trong lòng khán giả.

Lớp trẻ sẽ trả nợ

Một phim truyện điện ảnh hoành tráng xứng tầm với chiến thắng lịch sử 30.4.1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vẫn luôn là món nợ với các nhà làm phim Việt.

“Chiến trường chia nửa vầng trăng” của cố đạo diễn, NSND Hồng Sến là một trong số ít phim gây xúc động cho người xem. Thành công của phim còn nhờ vào một kịch bản hay của cố nhà văn Nguyễn Khắc Phục và tài diễn xuất của các gương mặt tên tuổi như Thế Anh, Thương Tín, Quang Đại, Thúy An, Mai Phương… Trong khi, một bộ phim được đầu tư rất nhiều tiền và thời gian làm phim kỷ lục (13 năm) nhưng lại không gây tiếng vang như mong muốn là “Giải phóng Sài Gòn” (2005) nhân kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phim bị chê là dàn trải và không tạo được hình tượng nhân vật nổi bật để khắc vào lòng người xem.

Ngoài ra những sự kiện lịch sử khác như chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” và đặc biệt sự kiện nhà Trần ba lần đánh tan quân Mông Nguyên để cho danh tướng Trần Hưng Đạo được ghi vào lịch sử những vị tướng tài ba nhất thế giới vẫn chưa thấy được tái hiện hoành tráng và đồ sộ như tầm vóc của sự kiện.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Lý giải doanh thu gây "sốc" ở loạt phim lịch sử ăn khách

Mi Lan |

Nhiều bộ phim lịch sử của Hàn Quốc, hay của Mỹ đã trở thành những phim ăn khách nhất với số vé bán ra xô đổ tất cả các kỷ lục.

Nghịch lý của dòng tiền “chảy” trong phim lịch sử ở Việt Nam

Mi Lan |

Đầu tư càng nhiều, lỗ càng lớn - “tiền” luôn là câu chuyện được nhắc đến khi nói về dòng phim lịch sử của điện ảnh Việt Nam.

Bài học từ những phim lịch sử đầu tư 100 tỉ vẫn thất bại, bị hoãn sóng

Lan Anh |

Bộ phim lịch sử “Đường tới thành Thăng Long” từng được công bố đầu tư  100 tỉ sản xuất từ 12 năm trước để chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long những đã bị “đắp chiếu” vô thời hạn.

“Ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương" và bi hài ở phim lịch sử

Mi Lan |

Nhiều nhà làm phim từng chia sẻ tham vọng, việc có những bộ phim lịch sử hoành tráng, sống động sẽ giúp giới trẻ hiểu và yêu hơn môn lịch sử.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Lý giải doanh thu gây "sốc" ở loạt phim lịch sử ăn khách

Mi Lan |

Nhiều bộ phim lịch sử của Hàn Quốc, hay của Mỹ đã trở thành những phim ăn khách nhất với số vé bán ra xô đổ tất cả các kỷ lục.

Nghịch lý của dòng tiền “chảy” trong phim lịch sử ở Việt Nam

Mi Lan |

Đầu tư càng nhiều, lỗ càng lớn - “tiền” luôn là câu chuyện được nhắc đến khi nói về dòng phim lịch sử của điện ảnh Việt Nam.

Bài học từ những phim lịch sử đầu tư 100 tỉ vẫn thất bại, bị hoãn sóng

Lan Anh |

Bộ phim lịch sử “Đường tới thành Thăng Long” từng được công bố đầu tư  100 tỉ sản xuất từ 12 năm trước để chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long những đã bị “đắp chiếu” vô thời hạn.

“Ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương" và bi hài ở phim lịch sử

Mi Lan |

Nhiều nhà làm phim từng chia sẻ tham vọng, việc có những bộ phim lịch sử hoành tráng, sống động sẽ giúp giới trẻ hiểu và yêu hơn môn lịch sử.