Phim gia đình và những thông điệp nhân văn từ màn ảnh Việt

NGỌC DỦ |

Dù đã từng có thời điểm bị “bội thực” nhưng chủ đề gia đình vẫn luôn là chất liệu dồi dào cho các nhà làm phim điện ảnh lẫn truyền hình. Và phim gia đình vẫn gây ấn tượng với công chúng, là món ăn tinh thần của nhiều gia đình mỗi tối...

Nhắc tới chủ đề phim gia đình, nhiều người sẽ nghĩ ngay về những câu chuyện xoay quanh tình thân, mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, ông bà - con cháu, anh chị - em... cùng với những mâu thuẫn, hiểu lầm tạo nên xung đột. Tuy nhiên, chủ đề gia đình không hoàn toàn chỉ có những mô típ cũ còn liên quan đến các vấn đề xã hội, những vấn đề nhức nhối từ trong nhà ra cửa ngõ...

Màn ảnh rộng với loạt phim tạo dấu ấn

Điểm qua phim điện ảnh Việt lấy đề tài về gia đình gây sốt, không thể không nhắc đến những “bom tấn” phòng vé trong một vài năm trở lại đây. 2 phần “Nắng” của đạo diễn Đồng Đăng Giao mang đến cho khán giả câu chuyện về tình mẫu tử của người mẹ thiểu năng tên Mưa (Thu Trang đóng) và đứa con gái bé bỏng tên Nắng (bé Kim Thư). Bộ phim khai thác tình yêu của một người dù đầu óc có vấn đề nhưng tình thương thì không bao giờ thay đổi và câu chuyện phim lấy đi nhiều nước mắt của khán giả. 2 phần công chiếu, phim đạt doanh thu 64 và 70 tỉ đồng, top đầu của điện ảnh Việt vào thời điểm đó.

Nhìn vào thành công của “Nắng”, chúng ta nhận thấy rằng, phim không chỉ bó hẹp ở câu chuyện về tình mẫu tử, tình cảm gia đình mà nó còn là những vấn đề nổi cộm trong xã hội phản ánh đời sống của người nghèo, câu chuyện mẹ đơn thân, những vấn đề nóng khác... Và đạo diễn khéo léo lồng ghép những thông điệp nhân văn, ý nghĩa trong cuộc sống, giúp người xem trân trọng gia đình hơn.

Bên cạnh đó, bộ phim “Anh trai yêu quái” của đạo diễn Vũ Ngọc Phượng tuy không gây tiếng vang về nội dung như “Nắng” nhưng lại chinh phục cảm xúc khi khắc họa câu chuyện cảm động về tình anh em cùng cha khác mẹ trong một gia đình, từ hiềm khích, thù hằn đến quan tâm, yêu thương nhau khiến khán giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Còn “Có căn nhà nằm nghe nắng mưa” của đạo diễn Mai Thế Hiệp lại mang đến một câu chuyện buồn, đầy cảm xúc giữa những dằn vặt nội tâm của những người làm cha, làm mẹ. Bộ phim mang đến thông điệp nhân văn về tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ luôn là điểm tựa cho con những lúc hoang mang, lạc lõng.

Đặc biệt hơn cả là “Thưa mẹ con đi” của đạo diễn trẻ Trịnh Đình Lê Minh. Bộ phim này hay ở chỗ nói về tình thương của một người mẹ với đứa con đồng giới. Dù bà là một bà mẹ ở nông thôn, không hiểu biết nhiều về chuyện giới tính nhưng sự bao dung, vị tha đã mách bảo bà có những quyết định đúng đắn, bảo vệ hạnh phúc cho đứa con trai trước những dị nghị xã hội. Phim cũng là đòn bẩy giúp tên tuổi của cặp đôi diễn viên chính Lãnh Thanh - Gia Huy “nổi như cồn” sau này.

Ngoài tình anh em, mẹ con, điện ảnh Việt còn có những tác phẩm hay về tình phụ tử. Nổi bật trong đó là “Khi con là nhà” của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, gửi đến thông điệp về tình cha con, về hậu quả bi kịch của những kẻ mê cờ bạc, không biết chăm lo cho gia đình.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ rằng, với anh, gia đình vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của phim Việt, đặc biệt là thời điểm chúng ta trải qua một năm COVID-19 nhiều biến động. Cá nhân vị đạo diễn gạo cội này cho biết, với nhịp sống hiện nay, con người bị cuốn theo công việc, những tham vọng, những bộn bề lo âu thì cuối cùng chỗ dựa vững chắc vẫn là gia đình. Vì thế, phim gia đình dù thế nào vẫn là một món ăn tinh thần không thể thiếu với người Việt.

Màn ảnh nhỏ cũng không thua kém

Nếu như điện ảnh có những tác phẩm tạo nên doanh thu cao thì màn ảnh nhỏ lại xuất hiện nhiều “bom tấn” đạt tỉ lệ rating hàng đầu cả nước. Có thể kể đến “Về nhà đi con”, “Mẹ ghẻ”, “Gạo nếp gạo tẻ”, “Cả một đời ân oán”, “Hoa hồng trên ngực trái”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Hôn nhân trong ngõ hẹp”, “Dù gió có thổi”... Và mới đây nhất, đang chiếu hằng tuần là “Hướng dương ngược nắng”.

Nhìn chung, phim truyền hình Việt làm tốt ở các khâu nội dung lẫn kịch bản khi khai thác về cuộc sống hôn nhân, vai trò của gia đình một cách chân thực, gần gũi với thực tế khiến khán giả có những cái nhìn đa chiều về gia đình của chính mình. Nhiều bộ phim cũng góp phần xóa đi những định kiến lạc hậu như “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng” ở “Mẹ ghẻ”. Tác phẩm khắc họa hình ảnh người mẹ ghẻ yêu con riêng của chồng, hy sinh vì con cái khiến công chúng có cái nhìn thiện cảm hơn với những người xưa nay vẫn hay bị nhận định “khác máu tanh lòng”.

Đặc biệt, cuối năm 2020 và đầu 2021, “Hướng dương ngược nắng” tạo cơn sốt màn ảnh nhỏ khi quy tụ dàn sao NSND Thu Hà, NSƯT Mạnh Cường, NSND Công Lý, NSƯT Đức Trung, diễn viên Vân Dung, Thu Trang, Hồng Diễm, Hồng Đăng, Việt Anh, Doãn Quốc Đam, Đình Tú, Quỳnh Cool... Phim tập trung vào số phận những người phụ nữ của dòng họ Cao, tưởng chừng đã vượt qua số phận bằng sự mạnh mẽ nhưng chính sự mạnh mẽ ấy lại là bức tường ngăn họ đến với hạnh phúc. Trước cuộc chiến gia tộc phức tạp và nhiều biến cố tưởng chừng không có điểm kết, chính sự kết nối của huyết thống, biết chấp nhận sự không hoàn hảo của cuộc sống, nhìn rõ ý nghĩa của gia đình đã giúp những con người trong dòng tộc ấy hóa giải ân oán. Và bộ phim truyền hình này chinh phục được người xem không chỉ về diễn xuất, kịch bản chặt chẽ mà còn có nhiều thông điệp nhân văn.

Vậy mới thấy, chủ đề gia đình chưa bao giờ cũ với khán giả Việt.

Biên kịch Hồng Nhung nhận định: “Phim gia đình chưa bao giờ thôi hết hot với khán giả Việt, thậm chí còn có thể trở thành thể loại phim chủ chốt trong năm 2021 khi mà chúng ta trải qua một năm COVID-19 nhiều biến động, cần sự gắn kết, chia sẻ của gia đình. Tuy nhiên, tôi nghĩ việc làm phim gia đình nên cần có góc nhìn mới, không thể chỉ bao quanh ở chuyện mâu thuẫn gia đình, những vụn vặt, nhỏ nhoi... giúp khán giả luôn có món mới thưởng thức và không bị ngán ngẩm. Đặc biệt, phim gia đình cái cốt vẫn là thông điệp nhân văn đằng sâu. Không thể chạy theo một tác phẩm đậm chất drama nhưng lại yếu khâu truyền tải bài học cho khán giả. Điều này sẽ trở thành con dao 2 lưỡi”.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Những hình ảnh trong bộ phim truyền hình cuối của NSND Hoàng Dũng

Thu Lan |

Những hình ảnh của NSND Hoàng Dũng trong bộ phim "Trở về giữa yêu thương" khiến khán giả không khỏi xót xa, tiếc nuối.

Phim truyền hình Việt: Không thiếu dấu ấn của Bảo Thanh, Lan Phương

ĐÔNG DU |

Bảo Thanh, Lan Phương là hai sao nữ tạo nên thành công của không ít tác phẩm truyền hình, đặc biệt là các phim phát sóng giờ vàng trên VTV.

Phim truyền hình Việt vì sao cứ bị chê “nhạt”?

Tiêu Phong |

Ths Nguyễn Thị Hiền - Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - cho biết: Trong năm 2020 (tính tới ngày 23.11), có tổng số 111.702 tập phim Việt được phát sóng trên các đài truyền hình nhưng chỉ có 4,3% số tập đạt được từ 100.000 khán giả trở lên ở 4 thành phố lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Số tập phim không có khán giả ở các thành phố này chiếm tới 50%, tương đương với 55.893 tập. Đây có thể xem là một minh chứng rõ nét rằng, phim Việt nhạt nhòa, thiếu sức hút trên sóng truyền hình thời gian gần đây.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Những hình ảnh trong bộ phim truyền hình cuối của NSND Hoàng Dũng

Thu Lan |

Những hình ảnh của NSND Hoàng Dũng trong bộ phim "Trở về giữa yêu thương" khiến khán giả không khỏi xót xa, tiếc nuối.

Phim truyền hình Việt: Không thiếu dấu ấn của Bảo Thanh, Lan Phương

ĐÔNG DU |

Bảo Thanh, Lan Phương là hai sao nữ tạo nên thành công của không ít tác phẩm truyền hình, đặc biệt là các phim phát sóng giờ vàng trên VTV.

Phim truyền hình Việt vì sao cứ bị chê “nhạt”?

Tiêu Phong |

Ths Nguyễn Thị Hiền - Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - cho biết: Trong năm 2020 (tính tới ngày 23.11), có tổng số 111.702 tập phim Việt được phát sóng trên các đài truyền hình nhưng chỉ có 4,3% số tập đạt được từ 100.000 khán giả trở lên ở 4 thành phố lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Số tập phim không có khán giả ở các thành phố này chiếm tới 50%, tương đương với 55.893 tập. Đây có thể xem là một minh chứng rõ nét rằng, phim Việt nhạt nhòa, thiếu sức hút trên sóng truyền hình thời gian gần đây.