Phim chiếu mạng, truyền hình lên màn ảnh rộng: Có dễ thu hút khán giả?

NGỌC DỦ |

Việc một số phim truyền hình, chiếu mạng trước đó được đạo diễn làm lại thành phim điện ảnh và công chiếu thời gian qua bùng nổ trở lại. Tuy nhiên, đây không phải là “cuộc chơi” dễ dàng. 

Từ “cú hích” của “Bố già”

Cách đây khoảng 3 năm, các phim chiếu mạng được đưa lên màn ảnh rộng nhận được sự chú ý của khán giả. Trong đó, Huỳnh Lập làm “Pháp sư mù” phát triển từ phim chiếu mạng “Ai chết giơ tay”. “Chị Mười Ba” và “Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử” được phát triển từ  phim chiếu mạng “Thập Tam Muội” ra mắt vào năm 2018.

Khi các phim này ra mắt, nhiều khán giả tò mò đến rạp để theo dõi. Trong đó, có không ít phim thắng về mặt doanh thu dù khoản đầu tư cho các phim này được cho là không cao so với mặt bằng chung.

Đặc biệt, cú hích từ phim điện ảnh “Bố già” của Trấn Thành (được làm lại từ phim chiếu mạng “Bố già”) với doanh thu hơn 400 tỉ đồng đã khiến không ít nhà làm phim nhảy vào “thị trường” này.

Mới nhất có phim “Mến gái miền Tây” dự kiến ra mắt khán giả vào tháng 3 này. Phim có sự tham gia diễn xuất của Hoài Linh; được phát triển từ phim chiếu mạng “Ghe bẹo ghẹo ai” từng được Võ Đăng Khoa ra mắt trên YouTube năm 2019. Trong bản web drama “Ghe bẹo ghẹo ai” gây sốt năm 2019, Võ Đăng Khoa đã khiến khán giả không thể nào quên hình ảnh chị Mến hào sảng, xởi lởi đúng chất người miền Tây. Trong “Mến gái miền Tây”, khán giả vẫn bắt gặp lại hình ảnh chị Mến với khả năng ứng đối vẫn hoạt bát như xưa.

Đầu năm 2022, bộ phim “Bẫy ngọt ngào” ra mắt công chúng sau nhiều lần hoãn chiếu vì dịch COVID-19. Phim là phần tiếp theo của sitcom “Chiến dịch chống ế”, từng chiếu trên YANTV vào cuối 2014, đầu 2015.

Ngoài ra còn có một số dự án truyền hình được làm lại như “Người đẹp Tây Đô: Chuyện đời chưa kể”, phát triển từ phim “Người đẹp Tây Đô” từng gây tiếng vang lớn của đạo diễn Lê Cung Bắc.

Được biết bộ phim được làm lại sau 26 năm “Người đẹp Tây Đô” ra mắt khán giả. Bộ phim này từng làm nên tên tuổi của diễn viên Việt Trinh.

Phim truyền hình “Đất Phương Nam” được chuyển thể từ tiểu thuyết “Đất rừng Phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi, ra mắt khán giả năm 1997. Sau 25 năm, phim này sẽ được làm mới với bản điện ảnh do Nguyễn Quang Dũng cầm trịch. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cũng ấp ủ kế hoạch thực hiện bản điện ảnh cho “Thằng Bờm” và “Số đỏ”.

Có thể thấy sau “cú hích” của “Bố già” các đạo diễn ngày một mạnh tay đầu tư vào địa hạt điện ảnh này nhiều hơn. Tuy nhiên, có dễ dàng thành công?

Không kém thách thức

Theo nhiều chuyên gia phim ảnh, việc phát triển phim từ các phim chiếu mạng, phim truyền hình có những điểm lợi thế nhất định. Đặc biệt, các phim trước đó đã có độ nổi tiếng. Chính vì thế, có vẻ như các nhà làm phim có thể dễ dàng tạo được thương hiệu, “gặt hái được thành công” từ độ nổi tiếng của các phim này.

Đặc biệt, phim cũng dễ dàng gây sự chú ý, kích thích sự tò mò của khán giả để tìm hiểu xem liệu tác phẩm có gì mới mẻ so với các phiên bản trước đó.

Theo các nhà làm phim, ngoài những lợi thế kể trên thì việc làm lại các tác phẩm truyền hình, phim chiếu mạng là do các phim này còn tài nguyên khai thác, khi chiếu trên các nền tảng miễn phí còn nhiều điểm sơ sài, chưa chỉn chu. Ngoài ra, với các phim đã chiếu cách đây hàng chục năm thì máy móc, kỹ thuật còn hạn chế, nên các đạo diễn muốn làm lại với kỹ thuật tốt hơn, nhằm thỏa mãn thị giác của khán giả. Thêm nữa, phim có lợi thế về mặt truyền thông, khi được làm lại từ các tác phẩm vốn đã nổi tiếng.

Nhìn vào loạt doanh thu từ các phim làm lại từ phim chiếu mạng, phim truyền hình có thể thấy “Bố già” thu hơn 400 tỉ đồng, “Chị Mười Ba” và “Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử” lần lượt giúp Thu Trang có được 62 tỉ đồng và hơn 100 tỉ đồng - là động lực cho các nhà làm phim sau này mạnh dạn đầu tư hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, các dự án này gặp không ít khó khăn và thách thức. Đặc biệt, việc các phim gốc thành công sẽ tạo cho khán giả tâm lý kỳ vọng lớn vào các phim bản làm lại. Chưa kể, việc các phim chiếu mạng hay truyền hình khi chuyển thể sang điện ảnh khó lòng nhà làm phim giữ được dàn sao cũ.

Vậy nên, khâu lựa chọn diễn viên phù hợp là điều khiến không ít nhà làm phim đau đầu tìm lời giải đáp. Ngoài ra, khâu kịch bản cũng cần phải chú ý kỹ càng, bởi việc “mang tiếng” làm mới những phim vốn nổi tiếng không dễ. Bởi nếu các tình tiết thêm thắt vào không hợp lý, dễ tạo tác dụng ngược, gây tranh cãi cho khán giả.

Trước đó, nhiều bộ phim phát triển từ phim chiếu mạng, phim truyền hình khi đưa lên màn ảnh rộng lại không được chú ý. Thậm chí còn bị khán giả đánh giá là “phát nát” phim gốc.

Chính điều này mà đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khi làm mới “Đất Phương Nam” đã nhận định: “Chỉ làm được những gì mà bản truyền hình đã bỏ lỡ chứ không phải bê nguyên xi tác phẩm cũ cách đây 25 năm lên màn ảnh rộng hay đổi mới hoàn toàn tác phẩm”.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Lợi bất cập hại khi nhập quá nhiều phim hành động, kinh dị

Việt Văn |

Phim Việt mỗi khi ra rạp luôn phải đối mặt với cảnh “thập diện mai phục” khi cùng lúc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các siêu phẩm Hollywood. Nhiều nhà phát hành phim Việt đã phải cân nhắc, chọn kỹ thời điểm phát hành để khi ra rạp khỏi đụng độ với các “bom tấn” ngoại quốc. Câu hỏi đặt ra là có nên hạn chế tỉ lệ phim nhập và cân đối giữa các thể loại, tránh để khán giả “bội thực” khi phải “ăn” quá nhiều “món” hành động và kinh dị.

Chủ quyền tổ quốc và góc nhìn từ hiện trạng phim ảnh

Hào Hoa |

Trước “Thợ săn cổ vật” nhiều bộ phim có hình ảnh đường lưỡi bò đã bị tẩy chay, cấm chiếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện những phim này vẫn trôi nổi trên các web xem phim lậu.

Loạt phim bị tẩy chay và cấm chiếu tại Việt Nam vì đường lưỡi bò

DIỆU HUYỀN |

Trước "Thợ săn cổ vật", nhiều bộ phim từng bị cấm chiếu và bị khán giả Việt tẩy chay vì xuất hiện đường lưỡi bò.

Bộ phim truyền hình thế sóng "Phố trong làng" có gì hấp dẫn?

Hải Minh |

Bộ phim thế sóng "Phố trong làng" xoay quanh câu chuyện về việc lựa chọn tương lai của một thế hệ trẻ khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời.

Phim truyền hình Việt cũng cần dán nhãn!

Việt Văn |

Vụ tranh cãi gần đây về vụ phim truyền hình “Người phán xử” có làm gia tăng tình trạng tội phạm không - như một nhà quản lý nói - gây “sóng” trong dư luận. Đa phần không nhất trí, nhất là khi “Người phán xử” có rating cao và được khán giả yêu mến. Tuy nhiên, từ đó cũng đặt ra một vấn đề khác…

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Lợi bất cập hại khi nhập quá nhiều phim hành động, kinh dị

Việt Văn |

Phim Việt mỗi khi ra rạp luôn phải đối mặt với cảnh “thập diện mai phục” khi cùng lúc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các siêu phẩm Hollywood. Nhiều nhà phát hành phim Việt đã phải cân nhắc, chọn kỹ thời điểm phát hành để khi ra rạp khỏi đụng độ với các “bom tấn” ngoại quốc. Câu hỏi đặt ra là có nên hạn chế tỉ lệ phim nhập và cân đối giữa các thể loại, tránh để khán giả “bội thực” khi phải “ăn” quá nhiều “món” hành động và kinh dị.

Chủ quyền tổ quốc và góc nhìn từ hiện trạng phim ảnh

Hào Hoa |

Trước “Thợ săn cổ vật” nhiều bộ phim có hình ảnh đường lưỡi bò đã bị tẩy chay, cấm chiếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện những phim này vẫn trôi nổi trên các web xem phim lậu.

Loạt phim bị tẩy chay và cấm chiếu tại Việt Nam vì đường lưỡi bò

DIỆU HUYỀN |

Trước "Thợ săn cổ vật", nhiều bộ phim từng bị cấm chiếu và bị khán giả Việt tẩy chay vì xuất hiện đường lưỡi bò.

Bộ phim truyền hình thế sóng "Phố trong làng" có gì hấp dẫn?

Hải Minh |

Bộ phim thế sóng "Phố trong làng" xoay quanh câu chuyện về việc lựa chọn tương lai của một thế hệ trẻ khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời.

Phim truyền hình Việt cũng cần dán nhãn!

Việt Văn |

Vụ tranh cãi gần đây về vụ phim truyền hình “Người phán xử” có làm gia tăng tình trạng tội phạm không - như một nhà quản lý nói - gây “sóng” trong dư luận. Đa phần không nhất trí, nhất là khi “Người phán xử” có rating cao và được khán giả yêu mến. Tuy nhiên, từ đó cũng đặt ra một vấn đề khác…