Phân loại, kiểm duyệt phim ảnh ở Việt Nam: Còn nhiều bất cập, hạn chế

PHONG TIÊN |

Trong hội thảo do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức ngày 5.8 tại TPHCM về vấn đề kiểm duyệt phim phân theo độ tuổi, nhiều nhà làm phim đặt nhiều thắc mắc vì tiêu chí phân loại theo độ tuổi hiện tại đang bị bất cập, còn nhiều hạn chế.

Hội thảo lấy ý kiến xây dựng Thông tư quy định phân loại phim và hướng dẫn cảnh báo, thực hiện mức phân loại phim có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cùng một số lãnh đạo Cục Điện ảnh.

Tại hội nghị, các khách mời đã nêu ra các bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quy định về kiểm duyệt phim. Bà Dương Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội điện ảnh TPHCM - cho biết, Cục Điện ảnh cần đưa ra những quy định cụ thể về việc trẻ em tham gia đóng phim: “Tôi vẫn còn nhớ phim “Vợ Ba” đã được báo chí và công luận phản ánh rất nhiều về việc diễn viên 13 tuổi trong phim có những cảnh không phù hợp. Ngoài ra, Bà Cẩm Thúy cho biết thêm cần làm rõ về yêu cầu “không có cảnh khỏa thân” với phim dán nhãn P (phổ biến với mọi độ tuổi), “Việc lộ phần trên, phía trước của phụ nữ vốn được xem là khỏa thân, những cảnh mẹ cho con bú - vốn nhân văn, giàu nét đẹp nghệ thuật - thì sao?” - bà Thúy thắc mắc.

Đồng tình với ý kiến của bà Dương Cẩm Thúy, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc nội dung cụm rạp CJ&CGV - nói từng bất ngờ khi phim hoạt hình ăn khách Shin: Cậu bé bút chì (ra mắt năm 2019) khi phát hành ở Việt Nam bị dán nhãn C13, tức cấm khán giả dưới 13 tuổi, vì có cảnh nhân vật cởi quần lộ mông. Ông đề xuất ban soạn thảo tiêu chí nên có những quy chuẩn, từ ngữ cụ thể với những cảnh khỏa thân.

Về tiêu chí để xác định các cảnh khỏa thân, Tiến sĩ Phan Bích Hà - nguyên Hiệu trưởng Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM - cũng bày tỏ thắc mắc: “Trong Điều C Khoản 3 có quy định: “Mức khỏa thân cũng như các hành vi âu yếm, quan hệ tình dục hoặc miêu tả, mô phỏng hành vi tình dục của con người được thể hiện một cách nghệ thuật, hay chân thực, hay mang tính thô thiển, đồi trụy, tự mãn. Vậy thì như thế nào là nghệ thuật? Như thế nào là chân thực? Thế nào là được hoặc không được. Điểm này quá trừu tượng và không có chuẩn mực nào để đánh giá. Cùng một cảnh phim đó sinh viên xem thấy bình thường nhưng người lớn tuổi lại lắc đầu. Điều này khó thuyết phục các em sinh viên rằng đâu là chuẩn mực”.

Ngoài ra, còn nhiều ý kiến cho rằng bảng tiêu chí về phân loại phim nên có những từ ngữ định lượng, thay vì định tính, để tránh làm khó phía nhà sản xuất. Với những phim T13 (tức C13 trong luật cũ, cấm khán giả dưới 13 tuổi), cảnh tình dục không được mô tả cụ thể, rõ ràng, “thường xuyên”. Một số nhà làm phim thắc mắc từ “thường xuyên” cần được hiểu ở đây là bao nhiêu lần hoặc thời lượng kéo dài bao lâu. Tương tự, phim T18 (cấm khán giả dưới 18 tuổi) không được có cảnh chứa “hình xăm phản cảm”, nhưng không nêu cụ thể thế nào là phản cảm.

Giới làm phim mừng vì Luật Điện ảnh sửa đổi có nhiều quy định cởi mở, tiến bộ. So với luật cũ, bảng phân loại phim theo độ tuổi có 5 loại, được bổ sung loại K - khán giả dưới 13 tuổi cần cho cha, mẹ hoặc người giám hộ đi cùng khi vào rạp.

Bên cạnh phim chiếu rạp, nhiều người đề nghị cần dán nhãn phim truyền hình và các nền tảng OTT (trực tuyến). Đạo diễn Nhật Linh cho rằng phim truyền hình cần dán nhãn ở một góc màn hình - như HBO, Netflix... đang làm, để phụ huynh dễ can thiệp, giám sát nội dung khi trẻ thưởng thức. Đạo diễn Nhật Linh cũng góp ý cần nêu lý do cụ thể dán nhãn trên phim, chẳng hạn phim chứa yếu tố sex, bạo lực, lời nói thô tục...

Tiếp thu các ý kiến của khách mời, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh - nói so với Luật Điện ảnh năm 2006 và 2009, Luật mới phù hợp với xu thế phát triển phim ảnh, đặc biệt với phim phát hành không gian mạng. Sau khi lắng nghe góp ý, ban soạn thảo sẽ hoàn chỉnh, trình Chính phủ vào tháng 11 để thông tư đi vào hoạt động.

Ông Lê Thanh Liêm - Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cho biết trong quá trình thẩm định, ban soạn thảo sẽ cùng Cục Điện ảnh xây dựng các tiêu chí rõ ràng nhất có thể để các đơn vị tự dán nhãn cho phim (đặc biệt với phim trực tuyến) và chịu trách nhiệm khi cơ quan chức năng hậu kiểm. Cơ quan chức năng cũng sẽ xây dựng chế tài xử phạt nghiêm khắc với các nhà phát hành, cụm rạp không đảm bảo khán giả xem phim đúng độ tuổi.

Luật Điện ảnh sửa đổi được Quốc hội biểu quyết thông qua hôm 15.6. Luật Điện ảnh sửa đổi có 8 chương, 48 điều, hiệu lực từ ngày 1.1.2023. So với luật năm 2006, luật có nhiều điểm mới, chẳng hạn: Cấm phim kích động bạo lực, hành vi tội ác, bằng việc mô tả chi tiết, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo...

PHONG TIÊN
TIN LIÊN QUAN

Loạt phim truyền hình Việt từng gây tranh cãi vì cảnh nóng trên giờ vàng

Minh Anh |

Những năm gần đây, nhiều chủ đề nhạy cảm, bạo lực được các nhà sản xuất phim Việt đưa vào tác phẩm của mình.

Bộ phim 18+ "Người tình" gây chú ý bởi hàng loạt cảnh nóng táo bạo

Diễm Quỳnh |

Bộ phim 18+ "Người tình" do Lưu Huỳnh đạo diễn và Minh Tú đóng chính dự kiến ra rạp ngày 18.2 sau hơn 5 năm kiểm duyệt với nhiều cảnh nóng táo bạo.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Loạt phim truyền hình Việt từng gây tranh cãi vì cảnh nóng trên giờ vàng

Minh Anh |

Những năm gần đây, nhiều chủ đề nhạy cảm, bạo lực được các nhà sản xuất phim Việt đưa vào tác phẩm của mình.

Bộ phim 18+ "Người tình" gây chú ý bởi hàng loạt cảnh nóng táo bạo

Diễm Quỳnh |

Bộ phim 18+ "Người tình" do Lưu Huỳnh đạo diễn và Minh Tú đóng chính dự kiến ra rạp ngày 18.2 sau hơn 5 năm kiểm duyệt với nhiều cảnh nóng táo bạo.