NTK Minh Hạnh: Không có quốc phục ở thời đại toàn cầu hóa là một thiệt thòi

Trang Ngọc |

Nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh - Giám đốc Học viện Thiết kế Thời trang Việt Nam có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động xoay quanh những tranh cãi về áo dài, quốc phục.

Lâu nay quốc phục, lễ phục vẫn là câu chuyện gây tranh cãi mỗi khi đề cập đến. Theo chị, lễ phục hay quốc phục có phải là đề tài cấp thiết?

Đã hơn 30 năm, những thế hệ thực thi nhiệm vụ này giờ đã già yếu, có người đã không còn nữa, mà câu chuyện vẫn như mới bắt đầu.

Có một đứa con mà hơn 30 tuổi vẫn chưa biết làm giấy khai sinh cho nó như thế nào. Cho phép tôi cảm thán vì tôi đã chứng kiến câu chuyện này qua nhiều thập niên, với nhiều lý giải quẩn quanh phi lý.

Với tôi, quốc phục là biểu trưng ấn tượng của một đất nước. Chỉ với 1/5 giây, chúng ta đã dễ dàng nhận biết nguồn gốc chiếc áo là quốc phục của một quốc gia nào đó khi lướt qua mắt mình.

Như vậy, nếu không có quốc phục để chứng minh nguồn gốc trong thời đại toàn cầu hóa là một thiệt thòi và mất nhiều cơ hội.

Quốc phục phải là một hình tượng có cơ sở khoa học và pháp lý. Quốc phục phải được thể hiện phong phú (đừng nhầm lẫn phong phú là những trang trí lòe loẹt lạc hậu).

Đi tìm mẫu số chung cho quốc phục là phương trình tìm X : niềm tự hào dân tộc.

NTK Minh Hạnh. Ảnh: NVCC
NTK Minh Hạnh. Ảnh: NVCC

Quốc phục cho nam từng được đặt ra 2 phương án là áo dài khăn đóng và vest. Nhưng áo dài được cho là không thuận tiện, vest bị cho là đại trà, không có chất riêng. Chị nghĩ như thế nào về vấn đề này?

- Tôi ủng hộ việc quốc phục cho nam và nữ là áo dài. Chiếc áo dài truyền thống qua nhiều niên đại đã không ngừng thích nghi với những yêu cầu của cuộc sống, đã tiếp biến một cách linh hoạt để giữ gìn cốt cách của mình.

Như vậy, chiếc áo dài cho cả nam và nữ phải thể hiện tính thời đại một cách thuyết phục.

Đừng hiểu tính thời đại là "khuynh hướng" (trendy) vì áo dài không phải là chiếc áo thời trang. Áo dài cần được thở cùng hơi thở của cuộc sống.

Chúng ta không thể xây dựng hình tượng của một người đàn ông, một người quản lý ở thời đại này "giông giống" như các vua quan thời phong kiến. Vậy như thế nào để chứng minh bản sắc?

Đây là câu chuyện rất lúng túng của chúng ta, của những nhà lãnh đạo văn hóa, ngoại giao mà hơn 30 năm qua tôi đã chứng kiến.

Câu chuyện chiếc áo truyền thống dường như bế tắc hơn sau rất nhiều nỗ lực của các ban ngành. Đây phải là câu chuyện của thời đại mang tính khoa học.

Tính thời đại chính là tính thẩm mỹ ngay tại thời điểm mà chúng ta đang sống. Đi ngược lại điều này, chúng ta sẽ trở nên lạc hậu ngay tức vì nhịp sống ngày nay đang bắt buộc phải nhanh hơn.

Trong những vội vàng ấy, cái mà chúng ta bỏ qua dễ dàng nhất là bản sắc. Chính vì thế, áo dài đã trở thành thảm họa bởi điều mà chúng ta đang cố sức bảo vệ, gìn giữ không phải là nền tảng. Đó là một giải pháp sai.

 
Chiếc áo dài cho cả nam và nữ phải thể hiện tính thời đại một cách thuyết phục. Ảnh: FBNV

Sẽ mãi mãi không thể có thẩm mỹ nếu không phát xuất từ sự chuẩn mực. Không có cốt cách thì không tạo ra được thần thái. Không có gia phong thì không thể có sự lịch lãm.

Không có phép nước thì không thể có thẩm mỹ cộng đồng. Mà những nhà lãnh đạo văn hóa, ngoại giao hiện nay chỉ hiểu áo dài bằng cảm tính.

Chiếc áo dài là một sản phẩm văn hóa đặc sắc nên thái độ ứng xử với áo dài cũng cần tương thích với vị trí duy nhất,  thiêng liêng nhất.

Nếu không, câu chuyện áo dài sẽ trôi theo dòng thời gian đến một bến bờ vô định và mất dần đi những giá trị mà nhiều thế hệ cha ông đã cố công gìn giữ.

Theo chị, việc thiết kế được 1 trang phục khiến tất cả mọi người đều yêu thích có phải là rất khó?

- Điều quan trọng nhất không phải là thiết kế mà chính là quan điểm. Quan điểm này phải dựa trên những giá trị thẩm mỹ thời đại và tinh thần của một chiếc áo truyền thống.

Xác nhận yêu cầu đúng chính là cơ sở khoa học, không phải xấu đẹp bằng cảm tính của cá nhân.

Trong câu chuyện tôi thuyết minh trước các nguyên thủ thế giới về Áo dài tại Apec – Hanoi, tôi đã nhấn mạnh hình tượng của một người anh hùng, một minh quân. Có những người trời sinh không thể có “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, nhưng sao họ vẫn đẹp trong thần thái của một người đàn ông đúng nghĩa, mà phải là đàn ông nước Việt.

Với quốc phục, không chỉ cần một thiết kế đẹp, vừa lòng số đông mà còn cần thổi hồn được vào đó với chất liệu văn hóa, bản sắc dân tộc, tình yêu đất nước, niềm tự hào...

Chị nghĩ thế nào về thách thức này ở góc độ thiết kế?

- Khi đã có quan điểm đúng thì việc thiết kế là quá đơn giản. Với thời đại này, tất cả thiết bị và công nghệ hiện đại sẽ là phương tiện tối ưu để chiếc áo quốc phục trở nên hoàn hảo hơn bằng kỹ thuật cao và chất liệu truyền thống. Trong đó, lụa là ứng viên sáng giá nhất.

Vì áo dài chưa phải là quốc phục, nên hoa hậu đi thi quốc tế, ở phần trang phục truyền thống, mỗi người mang đến cuộc thi một kiểu, có năm là váy bánh mì, có năm là váy giỏ mây, chim hạc... Góc nhìn của chị là gì khi "trang phục truyền thống" đa dạng như vậy?

- Trong những cuộc thi hoa hậu thì không nhất thiết phải có áo dài, và như vậy cũng không nên gọi là quốc phục. Có thể đưa bất kỳ hình tượng nào để thể hiện về đất nước ngày hôm nay một cách ấn tượng nhất là được, điều dứt khoát phải tránh là sự quê mùa, lạc hậu và dung tục.

Theo chị, áo dài Việt muốn cách tân, thay đổi thì cần phải chú ý điều gì?

- Cách tân một chiếc áo truyền thống để thích nghi với thời đại là điều rất cần thiết, có thể nói là xu thế bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa. Lịch sử chiếc áo dài đã chứng minh điều này.

Sự cách tân cũng phải dựa trên tính thẩm mỹ thời đại. Đừng nghĩ có nhiều tiền mới có được chiếc áo đẹp, đừng nghĩ sự cầu kỳ mới có được phong cách.

Thận trọng khi khoác lên người một chiếc áo truyền thống, đàn ông thì phải ra đàn ông đúng nghĩa. Xây dựng hình tượng của một người đàn ông có khí phách và nghĩa khí, không cần đẹp theo kiểu trau chuốt bóng bẩy. Mặc đẹp là phải mặc đúng.

Cảm ơn NTK Minh Hạnh về những chia sẻ

Trang Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Số phận khác biệt của áo dài nữ và áo dài nam khi đề xuất là quốc phục

Mi Lan |

Áo dài từng được đề xuất là quốc phục, lễ phục nhà nước, tuy nhiên sau những tranh cãi, đến nay đề án quốc phục vẫn bỏ ngỏ.

Đàn ông Việt ngại mặc áo dài vì vướng víu, "điệu, ẻo lả"?

Trang Ngọc |

Trên các diễn đàn tranh cãi, nhiều ý kiến cho rằng, họ ngại mặc áo dài nam vì nhìn điệu, ẻo lả và vướng víu.

“Ai phản ứng với áo dài nam thường không hiểu về áo dài”

Hào Hoa (thực hiện) |

Xung quanh những tranh cãi về áo dài, lễ phục, quốc phục, họa sĩ Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm Trung tâm hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống - Đình làng Việt có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Số phận khác biệt của áo dài nữ và áo dài nam khi đề xuất là quốc phục

Mi Lan |

Áo dài từng được đề xuất là quốc phục, lễ phục nhà nước, tuy nhiên sau những tranh cãi, đến nay đề án quốc phục vẫn bỏ ngỏ.

Đàn ông Việt ngại mặc áo dài vì vướng víu, "điệu, ẻo lả"?

Trang Ngọc |

Trên các diễn đàn tranh cãi, nhiều ý kiến cho rằng, họ ngại mặc áo dài nam vì nhìn điệu, ẻo lả và vướng víu.

“Ai phản ứng với áo dài nam thường không hiểu về áo dài”

Hào Hoa (thực hiện) |

Xung quanh những tranh cãi về áo dài, lễ phục, quốc phục, họa sĩ Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm Trung tâm hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống - Đình làng Việt có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động.