NSƯT Kim Tử Long: Cải lương lụi tàn vì không có sân khấu để diễn

Huân Cao |

Cải lương hiện đang có dấu hiệu ngày càng lụi tàn, trong dịp lễ 2.9 này vẫn không có vở diễn nào phục vụ khán giả TPHCM. Phải chăng cải lương đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và đến lúc phải giã từ sàn diễn?

Lịch sử ra đời cải lương

Cải lương xuất hiện từ năm 1918, thập niên 60 là thời kỳ cải lương hưng thịnh nhất, lấn át cả tân nhạc. Các sân khấu cải lương được đông đảo khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có xuất diễn, nhờ đó mà các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc.

Sau ngày đất nước thống nhất, cải lương còn hoạt động mạnh thêm 10 năm, đến năm 1985 mới bắt đầu dần dần sa sút và mai một dần sau 100 năm phát triển.

NSUT Kim Tử Long trao đổi với PV báo Lao Động.
NSUT Kim Tử Long trao đổi với PV báo Lao Động.

Nguyên nhân dẫn đến cải lương dần lụi tàn

Trao đổi với PV báo Lao Động, NSƯT Kim Tử Long cho biết trước 1975, các ông bà bầu bỏ tiền lập gánh nên căng đầu suy nghĩ để tìm lối đi. Vì vậy giai đoạn này, cải lương phát triển cả về chất và lượng. Sau năm 1975, cải lương được Nhà nước “bao cấp”, nên nhiều kịch bản dựng theo chỉ đạo nhiều hơn là theo nhu cầu thị hiếu người xem. Vì vậy, cải lương ngày càng xa rời với công chúng.

“Hiện tại không có một sân khấu nào để phục vụ nghệ thuật cải lương, tất cả vở diễn đều phải đi thuê sân khấu với chi phí lên đến 60 triệu đồng/đêm. Do chí phí thuê cao nên phải bán giá vé cao, mà bán giá cao thì khán giả không có tiền để xem” - NSƯT Kim Tử Long nói.

Nghễ sỹ trẻ Quế Trân trong một vai diễn.
Nghệ sĩ trẻ Quế Trân trong một vai diễn.

Nghệ sỹ Quế Trân lý giải với PV báo Lao Động về nguyên nhân cải lương lụi tàn: “Ngày nay có thêm nhiều loại hình giải trí và phương tiện truyền thông phát triển chi phối sự lựa chọn của khán giả. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến sân khấu sàn diễn cải lương”.

Giải pháp để vực dậy cải lương

Hiện NSƯT Kim Tử Long và nhiều nghệ sĩ phía Nam đang âm thầm thực hiện phương án bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống này. Các nghệ sĩ khi thực hiện dự án đều tự thân vận động, tự kêu gọi tài trợ hoặc bỏ tiền túi ra làm.

“Điều quan trọng là cần có một sân khấu cải lương để anh em nghệ sĩ diễn mà không phải đi thuê. Khi đó giá vé xem cải lương chỉ khoảng 300.000 đồng, thay vì tiền triệu như hiện tại. Giá vé thấp thì hút được nhiều khán giả đến xem, trong đó có giới trẻ, học sinh, sinh viên”. NSƯT Kim Tử Long nói.

Do giá thuê sân khấu quá cao, nên các vỡ diễn cải lương có giá vé bán tiền triệu.
Do giá thuê sân khấu quá cao, nên các vở diễn cải lương có giá vé bán tiền triệu.

Nghệ sĩ trẻ Quế Trân thì cho rằng để thu hút khán giả đến với cải lương, cần cố gắng dựng lại kịch bản cũ hay, đồng thời có thêm nhiều vở diễn mới cho sân khấu sáng đèn. “Để phù hợp hơn với nhu cầu và thị hiếu người xem cần quan tâm đầu tư cho các chương trình cải lương truyền hình. Cần đưa cải lương vào học đường, dàn dựng những kịch bản văn học, lịch sử và cả những đề tài mang hơi thở thu hút đối tượng khán giả trẻ”, Quế Trân nói với PV báo Lao Động.

Cải lương cũng như nhiều ngành nghệ thuật sân khấu truyền thống khác, đang đứng trước một bờ vực chênh vênh. Nếu không có những nỗ lực để vực dậy, có thể sẽ sớm lụi tàn theo thời gian.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Danh tài hội tụ tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018

H.M |

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2018, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố tổ chức "Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2018".

Cải lương - vẫn còn đó những người đam mê

MAI CHÂU |

Thưa vắng khán giả, thiếu hụt sự quan tâm của cơ quan chức năng - tình trạng chung của các loại hình nghệ thuật truyền thống và cải lương là một trong số đó. Nhiều nghệ sĩ vì nhiệt huyết với nghề vẫn đang “tự bơi” và nuôi hy vọng cải lương một ngày nào đó sẽ trở lại thời hoàng kim.

Để cải lương không chỉ có 100 năm

Kỳ Quan |

Tính từ ngày ra đời, sân khấu cải lương (SKCL) đã trải qua 100 năm. SKCL là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử nghệ thuật (NT) truyền thống nước nhà, khi suốt một thời gian dài nó chinh phục được đông đảo công chúng cả 3 miền Nam, Trung, Bắc. Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100, SKCL đang đứng trước thử thách gay gắt, mà nếu không vượt qua được, nó sẽ “chết”.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Danh tài hội tụ tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018

H.M |

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2018, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố tổ chức "Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2018".

Cải lương - vẫn còn đó những người đam mê

MAI CHÂU |

Thưa vắng khán giả, thiếu hụt sự quan tâm của cơ quan chức năng - tình trạng chung của các loại hình nghệ thuật truyền thống và cải lương là một trong số đó. Nhiều nghệ sĩ vì nhiệt huyết với nghề vẫn đang “tự bơi” và nuôi hy vọng cải lương một ngày nào đó sẽ trở lại thời hoàng kim.

Để cải lương không chỉ có 100 năm

Kỳ Quan |

Tính từ ngày ra đời, sân khấu cải lương (SKCL) đã trải qua 100 năm. SKCL là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử nghệ thuật (NT) truyền thống nước nhà, khi suốt một thời gian dài nó chinh phục được đông đảo công chúng cả 3 miền Nam, Trung, Bắc. Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100, SKCL đang đứng trước thử thách gay gắt, mà nếu không vượt qua được, nó sẽ “chết”.