Nỗi nhức nhối xâm phạm bản quyền phim trên không gian mạng

trần Việt (lược thuật) |

Hội thảo Bảo hộ Bản quyền trong phát triển công nghiệp điện ảnh diễn ra sáng 22.11 tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nằm trong khuôn khổ hoạt động của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 nêu lên những vấn đề trong quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về bản quyền trong công nghiệp điện ảnh...

Trong video phát biểu chào mừng, bà Sylvie Forbin, Phó Tổng Giám đốc lĩnh vực Bản quyền và Công nghiệp sáng tạo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Geneve, Thụy Sĩ nêu rõ: Việt Nam đang tham gia tích cực vào các điều ước đa phương về quyền tác giả và quyền liên quan do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới quản lý. Về vĩ mô, ngành công nghiệp điện ảnh là một phần thiết yếu của nền kinh tế sáng tạo, đóng góp khoảng 5,5% GDP toàn cầu và 5,8% việc làm trên toàn thế giới.

Chính phủ Việt Nam đã có chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đặt mục tiêu ngành điện ảnh đạt doanh thu 250 triệu USD vào năm 2030 và tôi hy vọng Việt Nam sẽ nhanh chóng đạt mục tiêu này.

Nóng nhất là bản quyền tác phẩm điện ảnh trên không gian mạng

Bà Phạm Kim Oanh - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả nêu lên nhiều vấn đề về thực trạng bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh, đặc biệt là bảo vệ bản quyền tác phẩm điện ảnh trên không gian mạng.

Cụ thể, nhiều phim chiếu rạp bị khán giả livestream phát trực tiếp trên mạng, gây thiệt hại cho nhà sản xuất...

Các hành vi xâm phạm bản quyền cũng rất đa dạng từ xâm phạm quyền tác giả như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm...
Bà Oanh đề nghị chủ động áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ tác phẩm, ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Ông Trang Thanh Phương - Phó Trưởng phòng nghệ thuật Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cũng lo ngại, tình trạng vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Điện ảnh ngày càng có chiều hướng tinh vi hơn. TPHCM hiện chưa đủ điều kiện về khoa học kỹ thuật chuyên dụng cũng như nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực điện ảnh trên không gian mạng.

PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nêu lên tình trạng vi phạm bản quyền trong phim tài liệu và phim hoạt hình. Trong đó, ở phim tài liệu việc sử dụng các hình ảnh các phim đã có hoặc lấy trên không gian mạng dùng cho phim mới, nhưng chỉ ghi “trong phim có sử dụng tư liệu của một số đồng nghiệp” chính là vi phạm bản quyền kéo dài nhiều năm nay...

Các hình thức vi phạm và giải pháp xử lý

Luật sư Quản Văn Minh - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam nêu rõ: Điều quan trọng để đưa ra các cơ chế xử lý các dịch vụ vi phạm, người xử lý phải biết các dịch vụ xâm phạm là những dịch vụ gì, sau đó đưa ra các giải pháp.

Ở đây, các đối tượng cung cấp các dịch vụ xâm phạm thường qua các website tên miền quốc tế và các dịch vụ ẩn dấu thông tin hoạt động công khai và thay đổi tên miền liên tục khi bị chặn.

Các hình thức vi phạm phổ biến là phim chiếu rạp bị phát tán trên mang xã hội. Các đối tượng quay lén không đưa toàn bộ nội dung lên mà cắt thành những clip ngắn đưa lên các hội nhóm. Hầu hết các tài khoản quay phim lén đều mới lập và người xem chỉ lướt qua các phân đoạn là gần như nắm rõ nội dung chính của phim, gây tổn hại lớn đến quyền lợi của đơn vị sản xuất phim.

Rồi review phim dưới dạng video ngắn trên YouTube hay Facebook, TikTok, tóm tắt nội dung, thể hiện quan điểm, lời bình khiến người xem nắm rõ nội dung và không còn hấp dẫn để họ bỏ chi phí xem trọn vẹn phim.

Một số giải pháp đặt ra, đáng chú ý là phải hoàn thiện hành lang pháp lý từ việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền đề xuất gia nhập 2 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng.

Về cơ chế xử phạt vi phạm hành chính phải tăng mức phạt để đủ sức răn đe. Chặn nguồn thu quảng cáo của các trang web lậu là biện pháp hữu hiệu và đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Tăng cường, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật...

trần Việt (lược thuật)
TIN LIÊN QUAN

V.League và giá trị từ bản quyền truyền hình

AN NGUYÊN |

Giá trị của V.League được đánh giá đã tăng lên rất nhiều lần khi VPF công bố hợp tác với FPT Play bằng bản hợp đồng có giá trị 5 năm (từ mùa giải 2023 đến hết mùa giải 2027).

RM BTS vượt G-Dragon Big Bang về số lượng bài hát được đăng ký bản quyền

DƯƠNG HƯƠNG |

Bộ 3 rapper của BTS (RM, Suga, J-Hope), thủ lĩnh nhóm Big Bang G-Dragon, hay Zico là những idol Kpop không chỉ được đăng ký bản quyền âm nhạc nhiều nhất, mà còn có nhiều ca khúc nổi tiếng, được khán giả yêu thích.

Tranh cãi bản quyền mãi không dứt ở nhạc Việt

Bình An |

Mới đây, nhạc sĩ Đỗ Hiếu tuyên bố 8 ca khúc anh sáng tác và Noo Phước Thịnh thể hiện là “Mãi mãi bên nhau”, “Gạt đi nước mắt”, “Hold me tonight”... đã hết hạn độc quyền. Dù hai bên đã trao đổi về vấn đề gia hạn nhưng không thành công, nên Noo Phước Thịnh không được hát nếu chưa xin phép tác giả.

Ứng dụng công nghệ số vào việc bảo vệ bản quyền các tác phẩm giải trí

Ngọc Dủ |

Các đại diện từ những công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí đã đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ số để bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam trong hội thảo “Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục bản quyền tác giả tổ chức tại TPHCM ngày 26.10.

Giải pháp ngăn việc xâm phạm bản quyền sách nói tại Việt Nam

Nhóm PV |

Sáng 26.10, tại hội thảo “Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng" do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Cục bản quyền tác giả tổ chức tại TPHCM, doanh nghiệp đại diện quyền tác giả đã nêu thực trạng vi phạm bản quyền sách nói nghiêm trọng trên không gian mạng và đưa ra các giải pháp để quá trình chuyển đổi số đối với sách nói diễn ra hiệu quả.

Tòa bác yêu cầu vụ đòi VNG bồi thường 14,3 tỉ đồng tiền bản quyền phim

Anh Tú |

Ngày 16.10, TAND Cấp cao tại TPHCM tuyên án, chấp nhận kháng cáo của bị đơn - Công ty Cổ phần VNG (VNG), sửa bản án sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần Truyền thông TK-L đòi VNG bồi thường hơn 14,3 tỉ đồng và xin lỗi công khai trên báo.

Vi phạm bản quyền, cần mạnh hơn xử lý

Hoàng Văn Minh |

Có khoảng 1.000 website vi phạm bản quyền bóng đá bị chặn trong vòng một năm, nhưng chưa thể dẹp vấn nạn này, theo Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông).

Tin đồn về huấn luyện viên Park Hang-seo

DIỆU LINH |

Huấn luyện viên Park Hang-seo đang được đồn đoán sẽ đến làm việc tại một đội bóng tại V.League.

V.League và giá trị từ bản quyền truyền hình

AN NGUYÊN |

Giá trị của V.League được đánh giá đã tăng lên rất nhiều lần khi VPF công bố hợp tác với FPT Play bằng bản hợp đồng có giá trị 5 năm (từ mùa giải 2023 đến hết mùa giải 2027).

RM BTS vượt G-Dragon Big Bang về số lượng bài hát được đăng ký bản quyền

DƯƠNG HƯƠNG |

Bộ 3 rapper của BTS (RM, Suga, J-Hope), thủ lĩnh nhóm Big Bang G-Dragon, hay Zico là những idol Kpop không chỉ được đăng ký bản quyền âm nhạc nhiều nhất, mà còn có nhiều ca khúc nổi tiếng, được khán giả yêu thích.

Tranh cãi bản quyền mãi không dứt ở nhạc Việt

Bình An |

Mới đây, nhạc sĩ Đỗ Hiếu tuyên bố 8 ca khúc anh sáng tác và Noo Phước Thịnh thể hiện là “Mãi mãi bên nhau”, “Gạt đi nước mắt”, “Hold me tonight”... đã hết hạn độc quyền. Dù hai bên đã trao đổi về vấn đề gia hạn nhưng không thành công, nên Noo Phước Thịnh không được hát nếu chưa xin phép tác giả.

Ứng dụng công nghệ số vào việc bảo vệ bản quyền các tác phẩm giải trí

Ngọc Dủ |

Các đại diện từ những công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí đã đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ số để bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam trong hội thảo “Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục bản quyền tác giả tổ chức tại TPHCM ngày 26.10.

Giải pháp ngăn việc xâm phạm bản quyền sách nói tại Việt Nam

Nhóm PV |

Sáng 26.10, tại hội thảo “Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng" do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Cục bản quyền tác giả tổ chức tại TPHCM, doanh nghiệp đại diện quyền tác giả đã nêu thực trạng vi phạm bản quyền sách nói nghiêm trọng trên không gian mạng và đưa ra các giải pháp để quá trình chuyển đổi số đối với sách nói diễn ra hiệu quả.

Tòa bác yêu cầu vụ đòi VNG bồi thường 14,3 tỉ đồng tiền bản quyền phim

Anh Tú |

Ngày 16.10, TAND Cấp cao tại TPHCM tuyên án, chấp nhận kháng cáo của bị đơn - Công ty Cổ phần VNG (VNG), sửa bản án sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần Truyền thông TK-L đòi VNG bồi thường hơn 14,3 tỉ đồng và xin lỗi công khai trên báo.

Vi phạm bản quyền, cần mạnh hơn xử lý

Hoàng Văn Minh |

Có khoảng 1.000 website vi phạm bản quyền bóng đá bị chặn trong vòng một năm, nhưng chưa thể dẹp vấn nạn này, theo Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông).