Những năm Sửu đáng nhớ trong lịch sử Việt Nam

PHAN CÚC (tổng hợp) |

Những năm Sửu trong lịch sử từng gắn liền với nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng của dân tộc như khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905) hay sự ra đời của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (năm 1925) - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam,...

Theo nhà nghiên cứu Trần Trọng Trí (Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương) suốt chiều dài lịch sử, các năm Sửu đã xảy ra nhiều sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lớn lao, tiêu biểu như sau:

Năm Ất Sửu (905): Dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ, nhân dân ta nổi dậy khởi nghĩa chống nhà Đường, chiếm thành Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ. Đây là sự kiện đánh dấu mốc kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Năm Ất Sửu (965): Sự kiện nổi bật nhất chính là Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đến năm 966, người anh hùng của vùng đất Hoa Lư lên ngôi Hoàng Đế, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Năm Kỷ Sửu (1049): Chùa Diên Hựu (nay là chùa Một Cột) được nhà Lý chính thức cho xây dựng. Đến nay, đây là một trong những di tích với kiến trúc độc đáo, biểu tượng cho nền nghệ thuật nước nhà cũng như tinh thần sùng đạo Phật.

Hình ảnh Chùa Một Cột. Ảnh: Cổng thông tin quận Ba Đình.
Hình ảnh Chùa Một Cột. Ảnh: Cổng thông tin quận Ba Đình.

Năm Kỷ Sửu (1289): Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông phong Hưng Đạo Đại Vương. Ông là vị anh hùng gắn liền với công cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông của dân tộc

Năm Đinh Sửu (1397): Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền để điều chỉnh, phân phối ruộng đất giữa các tầng lớp xã hội, hạn chế đặc quyền, đặc lợi của giới thượng lưu. Đồng thời năm này, thủ đô nước ta được chuyển từ Thăng Long vào Thanh Hóa, gọi Tây Đô.

Năm Kỷ Sửu (1469): Bản đồ quốc gia lần đầu tiên được vẽ với từng khu vực cụ thể dưới sự chỉ đạo của triều đình nhà Lê. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng cho thấy sự am hiểu, những xác định rõ ràng về quy hoạch và quản lý lãnh thổ.

Năm Quý Sửu (1673): Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tạm hòa hoãn sau gần 45 năm nội chiến gây ra nhiều đau khổ và mất mát trong nhân dân. Sông Gianh được lấy làm giới tuyến để kiến thiết lại đất nước.

Năm ẤT Sửu (1925): Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc ra đời. Tác phẩm tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp khi dùng mọi thủ đoạn khốc liệt với người dân thuộc địa.

Tháng 6.1925, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu – Trung Quốc tập hợp những người yêu nước thành lập nên Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hình ảnh trong lễ ký kết hiệp định Paris. Ảnh tư liệu.
Hình ảnh lịch sử trong lễ ký kết Hiệp định Paris. Ảnh tư liệu.

Năm Quý Sửu (1973): Hiệp định Paris được ký kết, đó là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.

PHAN CÚC (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

91 năm và mốc son lịch sử xuân 2021

Hoàng Lâm |

Ngay sau khi Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp, hôm nay, đất nước ta lại kỷ niệm một sự kiện trọng đại: Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh (3.2.1930 - 3.2.2021).

Tòa án Pháp xử "vụ kiện lịch sử" vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Khánh Minh |

Tòa đại hình Evry ở Pháp mở phiên tranh tụng liên quan vụ kiện của bà Trần Tố Nga - công dân Pháp gốc Việt, chống lại các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất chất độc da cam rải xuống Việt Nam.

Khơi thông, nối lại dòng sông lịch sử chảy từ Nam ra Bắc

Thanh Hải |

Sau nhiều thập niên khởi sự ý tưởng nạo vét sông Cổ Cò, đến nay, TP.Đà Nẵng và Quảng Nam mới thật sự bắt tay, triển khai dự án liên kết vùng mang nhiều ý nghĩa này. Chỉ với hơn 1.700 tỉ đồng nhưng dự án khơi thông sông Cổ Cò lại được đánh giá là đột phá phát triển kinh tế, xã hội cho cả 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng, đồng thời "khơi thông" dòng chảy lịch sử vốn là đã góp phần làm hưng thịnh cảng thị Hội An, Tourane (tên của Đà Nẵng xưa) nhiều thế kỷ trước...

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

91 năm và mốc son lịch sử xuân 2021

Hoàng Lâm |

Ngay sau khi Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp, hôm nay, đất nước ta lại kỷ niệm một sự kiện trọng đại: Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh (3.2.1930 - 3.2.2021).

Tòa án Pháp xử "vụ kiện lịch sử" vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Khánh Minh |

Tòa đại hình Evry ở Pháp mở phiên tranh tụng liên quan vụ kiện của bà Trần Tố Nga - công dân Pháp gốc Việt, chống lại các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất chất độc da cam rải xuống Việt Nam.

Khơi thông, nối lại dòng sông lịch sử chảy từ Nam ra Bắc

Thanh Hải |

Sau nhiều thập niên khởi sự ý tưởng nạo vét sông Cổ Cò, đến nay, TP.Đà Nẵng và Quảng Nam mới thật sự bắt tay, triển khai dự án liên kết vùng mang nhiều ý nghĩa này. Chỉ với hơn 1.700 tỉ đồng nhưng dự án khơi thông sông Cổ Cò lại được đánh giá là đột phá phát triển kinh tế, xã hội cho cả 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng, đồng thời "khơi thông" dòng chảy lịch sử vốn là đã góp phần làm hưng thịnh cảng thị Hội An, Tourane (tên của Đà Nẵng xưa) nhiều thế kỷ trước...