Những lao động chèo đò, kiêm "hướng dẫn viên" du lịch tại Tràng An

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Không chỉ là công việc để có thu nhập, nuôi sống gia đình, những người chèo đò ở bến thuyền Tràng An còn là "hướng dẫn viên" du lịch, để chuyền tải những câu chuyện về di sản, về văn hóa và con người Cố đô đến với du khách.

Những ngày này, tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (thuộc Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới) luôn tấp nập từng đoàn khách xếp hàng mua vé để xuống thuyền tham quan.

Hàng nghìn lao động làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật để thực hiện "sứ mệnh" đưa du khách khám phá cảnh sắc của vùng di sản Tràng An. Cùng với niềm vui có nguồn thu nhập ổn định cuộc sống từ công việc chèo đò, ai cũng mong muốn mang lại cho du khách một trải nghiệm thật đáng nhớ khi đặt chân tới mảnh đất Cố đô lịch sử.

Niềm vui của những người chèo đò sau mỗi hành trình đưa du khách đi khám phá Tràng An về đến bến an toàn. Ảnh: Nguyễn Trường
Niềm vui của những người chèo đò sau mỗi hành trình đưa du khách đi khám phá Tràng An về đến bến an toàn. Ảnh: Nguyễn Trường

Có mặt tại bến thuyền Khu du lịch sinh thái Tràng An vào sáng ngày 21.4, bắt gặp những người lái đò đang chuẩn bị mái chèo, áo phao, ô dù, áo mưa, nước uống... để bắt đầu một ngày làm việc trong tâm trạng phấn chấn, vui vẻ.

Chị Nguyễn Thị Tươi - một người lái đò nơi đây - cho biết, để được nhận vào làm lái đò phục vụ du khách, chị cũng như các lái đò khác ở đây phải trải qua một lớp huấn luyện rồi thi kỹ năng, đạt tiêu chuẩn mới được hành nghề. Công việc của họ bắt đầu từ sáng sớm cho tới chiều tối. Dù trời mưa hay nắng, những lái đò ở đây vẫn miệt mài với hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp của các khu, điểm du lịch độc đáo ở Ninh Bình.

Tranh thủ thời gian trong lúc chờ khách, bà Nguyễn Thị Ngát, cập nhật thêm các thông tin về Di sản Tràng An để giới thiệu đến du khách. Ảnh: Nguyễn Trường
Tranh thủ thời gian trong lúc chờ khách, bà Nguyễn Thị Ngát cập nhật thêm các thông tin về Di sản Tràng An để giới thiệu đến du khách. Ảnh: Nguyễn Trường

Với hơn 8 năm làm nghề chèo đò tại Tràng An, chị Tươi đã thuộc làu tất cả những hang động, những khúc cua trong hang, những khu vực nước sâu cũng như các sự tích liên quan đến Di sản Tràng An.

“Những đoạn sông thẳng, nước lớn thì chèo đò đỡ mệt hơn, vất vả nhất là khi đi qua những hang tối và nhỏ. Lối đi chỉ vẻn vẹn vừa 1 chiếc đò khiến người lái đò chúng tôi phải căng mình điều khiển, luồn lách cho con đò đi đúng hướng, không để khách bị va đầu vào vách đá” - chị Tươi chia sẻ.

Vừa chở một đoàn khách gồm 5 người hoàn thành chuyến tham quan Tràng An về tới bến, ông Lưu Đình Điệp chia sẻ, với hành trình cả đi lẫn về là 15km và phải mất 3 giờ đồng hồ để kết thúc hành trình.

Ngồi trên thuyền, du khách bắt đầu cuộc hành trình lần lượt qua các địa điểm như: đền Trình, hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu, đền Trần, hang Sính, hang Si, hang Ba Giọt, hang Sơn Dương, phủ Khống, hang Khống, hang Trần và hang Quy Hậu.

Những người chèo đò ở Tràng An được ví như những “hướng dẫn viên” chuyên nghiệp. Ảnh: Nguyễn Trường
Những người chèo đò ở Tràng An được ví như những “hướng dẫn viên” chuyên nghiệp. Ảnh: Nguyễn Trường

Ông Điệp cho biết: "Hầu hết những người chèo đò chúng tôi đều là người địa phương, sinh ra và lớn lên ở đây nên chúng tôi am hiểu rất rõ về những sự tích, những điểm tham quan tại Tràng An. Từ sự tích hang Ba Giọt đến những câu chuyện lịch sử về phủ Khống, đền Trình… đều được chúng tôi kể lại cho du khách trên suốt hành trình tham quan".

Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, những người chèo đò ở Tràng An không kém gì một "hướng dẫn viên" chuyên nghiệp, họ đã làm cho hành trình của du khách thêm thú vị, vui vẻ và ấm áp bởi sự chân tình, cởi mở và mến khách.

Những năm gần đây, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình thường xuyên phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn, thuyết trình về kỹ năng giao tiếp với khách du lịch cho người chèo đò. Thông qua các lớp tập huấn góp phần nâng cao kỹ năng ứng xử, sự hiểu biết của lái đò; xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động du lịch, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch địa phương.

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Bỡ ngỡ với dịch vụ chèo đò kiểu mới ở lễ hội chùa Hương

Trần Tuấn - Anh Vũ |

Nét mới của lễ hội chùa Hương năm nay là thành lập hợp tác xã chèo đò, vận chuyển du khách. Tuy vậy, những ngày đầu vận hành cũng khiến không ít du khách bỡ ngỡ, thậm chí tranh cãi và có người phải ghép chuyến với các đoàn khác để giảm chi phí vận chuyển, trong khi lịch trình 2 đoàn lại khác nhau.

Vụ không dám chèo đò vì sợ bị "tẩy chay" ở Tam Cốc: Chủ tịch huyện đối thoại với người dân

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Đã 10 ngày trôi qua kể từ khi Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) mở cửa trở lại, những khó khăn, vướng mắc trong việc ký hợp đồng lao động giữa những người chèo đò ở đây với doanh nghiệp chủ quản vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, du khách vẫn chưa thể mua vé để tham quan khu du lịch nổi tiếng bậc nhất ở Ninh Bình này.

Hàng trăm lao động chèo đò tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động chưa được ký hợp đồng lao động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Gần 600 lao động làm nghề chèo đò phục vụ khách du lịch tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình) từ nhiều năm nay nhưng chưa được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động, nhất là khi xảy ra các sự cố về mất an toàn vệ sinh lao động.

Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá tham chiếu đấu thầu vàng

Minh Ánh |

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm 1,1 triệu đồng giá tham chiếu cho phiên đấu thầu vàng vào sáng mai (23.4).

Vì sao sử dụng xà bần để thi công dự án công 267 tỉ đồng ở Huế?

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Sau phản ánh của Báo Lao Động về việc dự án đường đi bộ ven sông Như Ý đã lấy vô số xà bần (rác thải xây dựng) đổ đắp vào khu vực công trình, Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế cho rằng, việc đổ xà bần vào công trình là chưa hợp lý và sẽ cho xử lý.

Biệt thự Hà Nội 150 triệu đồng/m2 chờ đợi người mua, cỏ dại mọc um tùm

Thu Giang - Phạm Hồng |

Nhiều căn biệt thự tại khu đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) dù có giá bán hơn 150 triệu đồng/m2 nhưng thời gian qua vẫn chờ người mua, cỏ dại mọc um tùm.

Thủy động ẩn mình giữa non nước Thung Nham ở Ninh Bình

Linh Boo |

Động Tiên Cá là một trong những hang động đẹp nhất Ninh Bình, được thiên nhiên nhiên ban tặng nét đẹp độc đáo, hấp dẫn khách tham quan.

Việt Nam cần 15.000 kỹ sư thiết kế chip bán dẫn

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỉ đồng vào GDP.

Bỡ ngỡ với dịch vụ chèo đò kiểu mới ở lễ hội chùa Hương

Trần Tuấn - Anh Vũ |

Nét mới của lễ hội chùa Hương năm nay là thành lập hợp tác xã chèo đò, vận chuyển du khách. Tuy vậy, những ngày đầu vận hành cũng khiến không ít du khách bỡ ngỡ, thậm chí tranh cãi và có người phải ghép chuyến với các đoàn khác để giảm chi phí vận chuyển, trong khi lịch trình 2 đoàn lại khác nhau.

Vụ không dám chèo đò vì sợ bị "tẩy chay" ở Tam Cốc: Chủ tịch huyện đối thoại với người dân

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Đã 10 ngày trôi qua kể từ khi Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) mở cửa trở lại, những khó khăn, vướng mắc trong việc ký hợp đồng lao động giữa những người chèo đò ở đây với doanh nghiệp chủ quản vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, du khách vẫn chưa thể mua vé để tham quan khu du lịch nổi tiếng bậc nhất ở Ninh Bình này.

Hàng trăm lao động chèo đò tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động chưa được ký hợp đồng lao động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Gần 600 lao động làm nghề chèo đò phục vụ khách du lịch tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình) từ nhiều năm nay nhưng chưa được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động, nhất là khi xảy ra các sự cố về mất an toàn vệ sinh lao động.