“Những con đường nghệ thuật đích thực định hướng thẩm mỹ cho cả xã hội”

Việt Văn (thực hiện) |

Chưa bao giờ, đời sống mỹ thuật Việt lại sôi động như 2 năm gần đây, với hàng loạt triển lãm tranh trong Nam ngoài Bắc, rồi mới đây, sự kiện tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ được mua với giá kỷ lục 3,1 triệu USD tại phiên đấu giá của Sotheby’s Hồng Kông. Lao Động có cuộc trò chuyện về tranh với họa sĩ Đào Hải Phong, một trong những gương mặt điển hình của hội họa Việt Nam thời đổi mới.

Là người rất chịu khó xem các triển lãm tranh, theo anh vì sao có sự “bùng nổ” các triển lãm?

- Xem triển lãm để biết mình, biết người và để hiểu đời sống văn hóa, thẩm mỹ của xã hội đó. Nhiều triển lãm tranh mở ra là một tín hiệu tích cực, cho thấy bối cảnh xã hội Việt Nam manh nha có nhu cầu quan tâm tới mỹ thuật. Nhiều người đã phân biệt rõ tranh với ảnh và nghĩ phải treo tranh với những tiêu chí khác nhau, chứ không còn là “thú chơi khung” như tôi hay nói đùa.

Nhiều triển lãm và nhiều họa sĩ bán được tranh, chúng ta nhìn nhận thực tế này theo hướng nào?

- Nhiều họa sĩ trẻ bán được tranh, mới ở giá khuyến khích, động viên chứ chưa phải giá của tác phẩm. Họ triển lãm theo phong trào và đôi khi tự tin đến dễ dãi. Cũng có một số họa sĩ trẻ như Bùi Thanh Tâm, Đỗ Hiệp, Văn Chinh, Vũ Đình Tuấn... điêu khắc có Lập Phương, Cù Cao Khải, Khổng Đỗ Tuyền… đang nổi lên. Họ có những cái riêng, ít bị ảnh hưởng của ai đó.

Tác phẩm “Chân dung cô Phượng” của họa sĩ Mai Trung Thứ được mua với giá 3,1 triệu USD. Trước đó nhiều tác phẩm hội họa Việt bán với giá cao đều thuộc thế hệ họa sĩ Mỹ thuật Đông Dương, vậy còn thế hệ nào mà theo anh, các nhà sưu tập mua với giá cao?

- Tôi không bàn về giá tranh hay giá trị của bức tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ. Tôi chỉ nghĩ có những người Việt Nam có tiền sở hữu tranh với giá rất cao, càng khẳng định nghệ thuật là một giá trị đặc biệt. Vì thực tế, công chúng Việt nhiều người nhìn tranh theo cảm tính, không có chuẩn mực để phân biệt đâu là tranh tác giả, đâu là tranh chỉ để đẹp.

Ngoài thế hệ Mỹ thuật Đông Dương thì thế hệ trong nước vẫn là “Tứ trụ” Trí - Lân - Vân - Cẩn (Nguyễn Gia Trí - Nguyễn Tường Lân - Tô Ngọc Vân - Trần Văn Cẩn) và Nghiêm - Liên - Sáng - Phái (Nguyễn Tư Nghiêm - Dương Bích Liên - Nguyễn Sáng - Bùi Xuân Phái). Họ đã tạo nên những con đường riêng, tạo nên dấu ấn mỹ thuật Việt Nam. Phảng phất trong tranh của họ còn là tinh thần, dự cảm, dự báo cho một xã hội, phản ánh bối cảnh xã hội thời đó. Họ vẽ những bức tranh của riêng họ và những bức tranh được Nhà nước đặt hàng thì đều có giá trị nghệ thuật. Tiêu biểu như tác phẩm “Kết nạp Đảng” của danh họa Nguyễn Sáng.

Theo anh, giá tranh của họa sĩ căn cứ vào những yếu tố gì ?

- Căn cứ vào thị trường và bối cảnh xã hội. Thị trường, nhà phê bình, giám tuyển (curator) đặc biệt là công chúng yêu mến hội họa sẽ tạo nên giá tiền của một bức tranh. Công chúng nhiều chiều và khách quan. Có công chúng của tranh hiện thực, công chúng của tranh đồ họa, công chúng tranh trừu tượng, công chúng tranh lập thể… Nhưng thường công chúng Việt gần với tranh hiện thực hơn là những gì cách tân, vì nó dễ xem. Tuy nhiên, tranh trừu tượng gần đây cũng được một số công chúng yêu thích.

Gần đây có sự xuất hiện của một số nhà sưu tập nữ, anh có nhận xét gì?

- Họ sưu tập tranh xuất phát từ tình cảm yêu mến nghệ thuật dạng như “tình cảm chủ nghĩa”. Khách hàng của tôi thì nữ cũng nhiều hơn nam. Ngay ở các triển lãm nước ngoài, phụ nữ cũng luôn đầu trò, còn đàn ông thì rút ví.

Có nhiều người nói thị trường tranh Việt vẫn còn mập mờ?

- Chính xác. Chúng ta chưa có một hệ thống chuyên nghiệp để tạo nên một thị trường tranh đích thực. Nhiều người vẫn coi thường giá trị nghệ thuật trong khi những con đường nghệ thuật đích thực định hướng thẩm mỹ cho cả một xã hội.

Theo anh, thách thức lớn nhất với họa sĩ là gì? Bán được nhiều tranh hay tạo dựng được phong cách, con đường riêng của mình?

- Vượt qua chính mình. Nhiều sinh viên mỹ thuật ra trường thấy trước mặt là màn sương mịt mù, họ không biết bước chân đến lối nào. Và triển lãm tranh đầu tiên, những lời khen, những nhà sưu tập đầu tiên như chất xúc tác, giúp họ tự tin dấn thân. Triển lãm cá nhân đầu tiên cực kỳ quan trọng, nó giúp cho nghệ sĩ trẻ quyết định có nên dấn thân không. Đến sau này, khi họ đã đạt những thành tựu, họ trăn trở nhất là phải làm những gì đánh mất cảm xúc. Sợ lặp lại chính mình. Họa sĩ vẽ tranh không phải để làm giàu, họ sống với những đứa con tinh thần của mình, có lúc yêu mến, có lúc chán ghét, rũ bỏ và làm lại…

- Trân trọng cảm ơn anh về những chia sẻ thẳng thắn và thú vị!

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Ký ức thời hoa lửa trong triển lãm tranh “Còn lại với Trường Sơn"

ĐỨC ANH |

Chào mừng kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, 62 năm Ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Còn lại với Trường Sơn" của họa sĩ Nguyễn Đức Dụ - cựu chiến binh Đoàn 559.

Triển lãm tranh đầu tiên của lứa học sinh nhận học bổng tài năng

Minh Ánh - Bích Hà |

Hồi hộp đến mất ngủ, miệt mài không kể ngày đêm để đưa những nét vẽ mềm mại lên miếng sắt lạnh, dù đôi lúc bàn tay bị dao khắc đến tứa máu....Đó là cảm xúc của những "họa sĩ trẻ" đang còn ngồi trên ghế nhà trường, khi lần đầu được tổ chức triển lãm tranh của riêng mình.

Trầm trồ với triển lãm tranh về Bùi Xuân Phái của những họa sĩ nhí

Văn Thắng - Hà Phương |

Tại triển lãm tranh “100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” bên cạnh những bức họa mà họa sĩ Văn Dương Thành vẽ Bùi Xuân Phái, buổi triển lãm còn mang tới những tác phẩm đặc sắc của các "họa sĩ nhí" ở độ 12-15 tuổi được nữ họa sĩ Văn Dương Thành đào tạo.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ký ức thời hoa lửa trong triển lãm tranh “Còn lại với Trường Sơn"

ĐỨC ANH |

Chào mừng kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, 62 năm Ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Còn lại với Trường Sơn" của họa sĩ Nguyễn Đức Dụ - cựu chiến binh Đoàn 559.

Triển lãm tranh đầu tiên của lứa học sinh nhận học bổng tài năng

Minh Ánh - Bích Hà |

Hồi hộp đến mất ngủ, miệt mài không kể ngày đêm để đưa những nét vẽ mềm mại lên miếng sắt lạnh, dù đôi lúc bàn tay bị dao khắc đến tứa máu....Đó là cảm xúc của những "họa sĩ trẻ" đang còn ngồi trên ghế nhà trường, khi lần đầu được tổ chức triển lãm tranh của riêng mình.

Trầm trồ với triển lãm tranh về Bùi Xuân Phái của những họa sĩ nhí

Văn Thắng - Hà Phương |

Tại triển lãm tranh “100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” bên cạnh những bức họa mà họa sĩ Văn Dương Thành vẽ Bùi Xuân Phái, buổi triển lãm còn mang tới những tác phẩm đặc sắc của các "họa sĩ nhí" ở độ 12-15 tuổi được nữ họa sĩ Văn Dương Thành đào tạo.