Nhận thức đúng vai trò “soi đường cho quốc dân đi” của văn hoá

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam) |

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung được người đứng đầu Đảng ta nhấn mạnh: Cần phải nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò “soi đường cho quốc dân đi” của văn hóa.

Vai trò “soi đường” của văn hóa

Đề cập đến vị trí, vai trò của văn hóa, Tổng Bí thư chỉ rõ: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn...”. Điều mà Tổng Bí thư nhấn mạnh là đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và thực tiễn Việt Nam.

Với tầm nhìn chiến lược và trí sáng tạo, trên hành trình bôn ba tìm con đường cứu nước, cứu dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống ở nhiều trung tâm văn hóa - nghệ thuật. Đắm mình vào đời sống văn hóa, tiếp cận với nhiều nền văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết và chỉ rõ giá trị rất quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của mỗi dân tộc.

Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người... Theo nghĩa hẹp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trong công cuộc xây dựng đất nước, có bốn vấn đề cần quan tâm đến và phải coi trọng ngang nhau, là: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, trong đó văn hóa là một kiến trúc thượng tầng. Còn theo nghĩa hẹp hơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người...

Theo tinh thần ấy, Tổng Bí thư đã khái quát “dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ…”. Cùng với đó, người đứng đầu Đảng ta chỉ rõ, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.

Bồi trúc, hội tụ và phát triển văn hóa

Nhận thức rõ điều đó nên ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã đề cập đến phát triển văn hóa dân tộc. Đặc biệt là những năm trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng văn hóa. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất. Phát biểu tại hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Câu nói ấy đã hàm chứa tất cả tư tưởng, quan điểm của Đảng ta về văn hóa.

Sau cách mạng Tháng Tám 1945, mặc dù cùng một lúc lãnh đạo cách mạng thực hiện nhiều nhiệm vụ, đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành sự quan tâm đúng mức cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa. Theo đó, Đảng ta đặc biệt chú trọng giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; đẩy mạnh phát triển văn hóa cơ sở, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đảng ta xác định xây dựng, phát triển nền văn hóa mới phải gắn chặt với xây dựng con người mới. Sau khi nước nhà được độc lập, cùng với cải tạo chế độ cũ, xây dựng chế độ xã hội mới Đảng ta tập trung lãnh đạo xây dựng con người mới theo tiêu chuẩn chủ nhân của đất nước văn hóa. Trong cảnh vừa diệt “giặc đói”, vừa lo chống giặc ngoại xâm, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng diệt “giặc dốt”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa của một dân tộc thể hiện ở trình độ dân trí, ở tầm cao trí tuệ, ở sự nhận thức đúng của người dân về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với xã hội. Khi đất nước tạm thời chia cắt hai miền với tính chất nhiệm vụ khác nhau, nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm phát triển văn hóa dân tộc. Trong nhiều văn kiện, Đảng ta xác định rõ: Muốn tiến lên CNXH, trước hết cần có những con người mới XHCN...

Trong công cuộc cải tạo, xây dựng CNXH ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam, con người trở thành trung tâm của mọi thành công. Chính sự kết hợp giữa sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, giữa con người và vũ khí đã tạo thành sức mạnh tổng hợp để dân tộc Việt Nam đạt được những thành tựu trong xây dựng miền Bắc và lập những chiến công trên chiến trường miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Khi nước nhà thống nhất đi lên xây dựng CNXH, đặc biệt trong 35 năm đổi mới, sự nghiệp giữ gìn, phát huy và phát triển văn hóa dân tộc tiếp tục được Đảng ta đổi mới cả về nội dung và phương thức. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa từng bước được nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Môi trường văn hóa được quan tâm xây dựng và đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt, việc đẩy mạnh Cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn chặt với phát triển văn hóa trong: Chính trị; kinh tế và đối ngoại. Có thể khẳng định, nhận thức rõ vị trí, vai trò của văn hóa, dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta đạt nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng nền văn hóa dân tộc. Kết hợp giữ truyền thống và hiện đại, nền văn hóa Việt Nam không ngừng được bồi trúc, hội tụ và phát triển.

Tạo bước chuyển trong nhận thức

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xây dựng, giữ gìn và phát triển văn hóa, con người Việt Nam còn không ít tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đúng như Tổng Bí thư chỉ ra: “Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước”.

Có nhiều việc, nhiều giải pháp cần phải tiến hành đồng bộ, quyết liệt trong thời gian tới để giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Nhưng trước hết là phải tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa. Để tạo bước chuyển trong nhận thức thì cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm, tư tưởng, chính sách của Đảng về văn hóa cho cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Đúng như Tổng Bí thư đã chỉ rõ: Đây chính là cơ sở nền tảng để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Mặt khác, với quan điểm lấy xây làm trọng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sức lan tỏa sâu rộng những tấm gương người tốt, việc tốt; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào văn hóa. Cùng với đó là tăng cường đấu tranh phê phán những biểu hiện phản văn hóa, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đặc biệt, trong bối cảnh các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng văn hóa để chống phá Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, giữ gìn và bảo vệ nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam)
TIN LIÊN QUAN

Hướng tới Hội nghị Văn hóa: Tùng Dương tin vào sức bật của âm nhạc

Lan Anh |

Dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt năm 2021 khiến tất cả hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc hoàn toàn đóng băng.

Hướng đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc: TCDL giới thiệu “Việt Nam: Đi để yêu”

Thanh Hương |

Ngày 23.11, Tổng cục Du lịch (TCDL) chính thức giới thiệu video clip “Việt Nam: Đi để yêu” nhằm hưởng ứng Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp diễn ra.

Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” hướng tới Hội nghị Văn hóa

Hương Mai |

Ngày 16.11, Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2, phố Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngày 24.11.2021, triển lãm mở cửa tại Nhà Quốc hội, số 1 đường Độc Lập, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Hướng tới Hội nghị Văn hóa: Tùng Dương tin vào sức bật của âm nhạc

Lan Anh |

Dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt năm 2021 khiến tất cả hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc hoàn toàn đóng băng.

Hướng đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc: TCDL giới thiệu “Việt Nam: Đi để yêu”

Thanh Hương |

Ngày 23.11, Tổng cục Du lịch (TCDL) chính thức giới thiệu video clip “Việt Nam: Đi để yêu” nhằm hưởng ứng Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp diễn ra.

Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” hướng tới Hội nghị Văn hóa

Hương Mai |

Ngày 16.11, Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2, phố Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngày 24.11.2021, triển lãm mở cửa tại Nhà Quốc hội, số 1 đường Độc Lập, quận Ba Đình, Hà Nội.