Nhà văn viết truyện từ tư liệu sống ngồn ngộn về nghề thợ mỏ

Anh Trang (thực hiện) |

Tác giả Nguyễn Thanh Bình chia sẻ với phóng viên Lao Động về những chất liệu đã giúp anh viết truyện ngắn “Một gia đình thợ mỏ” - tác phẩm tạo ấn tượng trong cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn.

Anh có thể chia sẻ về cuộc sống của thợ mỏ quanh anh?

- Nghề mỏ là một nghề lao động vất vả, làm việc trong môi trường hầm lò độc hại, nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn các ngành nghề khác. Nhưng bù lại là thu nhập ổn định, an sinh xã hội tốt, chỉ cần người có sức khỏe là có thể làm được thợ mỏ.

Phần lớn thợ mỏ có xuất thân từ các miền quê ra vùng mỏ làm việc và lập nghiệp. Do đặc thù của nghề mỏ là ít công việc phù hợp cho phụ nữ. Tỉ lệ lao động nữ trong mỏ chắc chỉ chiếm từ 10-15%. Trừ số ít thợ mỏ lấy được vợ cùng làm trong mỏ, còn phần lớn họ thường về quê lấy vợ rồi đưa vợ con, người nhà ra đất mỏ sinh sống.

Trước đây, các mỏ thường xây những dãy nhà cấp 4, ngăn ra các phòng rộng từ 30-40m2 phân cho công nhân ở. Sau mỏ thanh lý cho các gia đình công nhân, mọi người tự sửa chữa, có người xây lại, làm tổ ấm cho riêng mình.

Bây giờ những dãy tập thể đó đã hình thành nên những xóm thợ, tuy không gian sống có chật hẹp chút nhưng đã khá tiện nghi.

Những công nhân trẻ còn độc thân xa nhà, những công nhân trẻ mới đưa vợ con ra mỏ được ở trong các tòa nhà chung cư khá hiện đại do các mỏ xây dựng cho công nhân ở.

Quá trình sáng tác truyện ngắn của anh được diễn ra như thế nào?

- Tôi bắt đầu sáng tác các truyện ngắn khi dịch COVID-19 đang ở giai đoạn căng thẳng, thời điểm tháng 5.2021. Lúc đó công việc chính của tôi bị gián đoạn.

Lúc mới sáng tác, tôi hồi hộp nhờ những người trong nghề thẩm định và sau khi được động viên tôi liều gửi các báo và các tạp chí văn học, chờ hoài cứ nghĩ chắc không đạt, nhưng rồi vào một ngày đẹp trời, báo Hạ Long đăng truyện ngắn đầu tay (số tháng 7.2021). Tôi đã rất vui sướng và có động lực viết.

Hơn một năm sau, không bài nào được đăng. Tôi đã định buông bút nghĩ mình không hợp. Nhưng một truyện ngắn tiếp được đăng trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn đã đánh thức tôi.

Khi sáng tác truyện ngắn “Một gia đình thợ mỏ”, tôi có lợi thế là những tháng năm tuổi trẻ đã làm thợ mỏ. Tôi có những trải nghiệm, tư liệu sống ngồn ngộn. Tôi cứ thế lắp vào là thành câu chuyện.

Nghề thợ mỏ là một nghề có nét đặc thù khác biệt và nhiều nguy hiểm, vì sao anh chọn kể trường hợp nóc lò bị tụt? Đây là sự cố mà các công nhân thợ mỏ thường xuyên phải đối mặt?

- Sự cố tụt nóc lò chỉ là một sự cố trong rất nhiều sự cố với nghề mỏ, không sự cố nào giống với sự cố nào, ví dụ như cháy nổ khí mêtan, bục túi nước, gây sát thương rất cao. Lý do tôi chọn sự cố tụt nóc lò vì tôi đã chứng kiến trong lúc làm việc.

Làm nghề mỏ, nguy hiểm luôn bủa vây, rình rập. Ví như trường hợp một công nhân mỏ đang làm việc trong lò gặp đoàn goòng chở vật liệu đi qua. Anh thợ lò đó đã đứng nép vào một bên, nhưng đúng lúc đó không biết vì sao tàu bị dồn toa, làm đoàn xe goòng đổ đè lên chỗ người công nhân đang đứng tránh. Rồi một hòn đá bỗng dưng tách từ nóc lò rơi trúng người công nhân đang dựng cột.

Có câu chuyện nào khiến anh ám ảnh?

- Tôi chứng kiến tận mắt, lúc đó tôi đang vận hành máng cào than trong lò.

Bên cạnh tôi là một cặp thợ: một già, một trẻ đang khấu than. Vừa nổ mìn xong, họ đang vét than ra máng cào lấy chỗ dựng cột lên vì chống lò, bỗng nhiên thấy đá, than rơi lả tả, chưa kịp định thần thì đất đá ầm ầm tụt xuống phủ kín chỗ họ đang làm việc.

Chỉ người trẻ nhanh chân thoát được còn người thợ già đứng phía trong không kịp thoát, đất phủ kín người.

Anh ấy chỉ kịp kêu lên “Cứu tôi với, cứu với...” rồi tiếng kêu lịm đi sau lớp đất đá (đây cũng là chi tiết tôi đưa vào truyện “Một gia đình thợ mỏ”).

Cả tổ sản xuất sau phút hốt hoảng, mọi người xúm vào lấy tay moi đất đá để cứu người.

Khi mọi người đào đến vị trí anh ấy nằm, ơn giời, nhờ có mấy thanh xà đỡ phía trên khiến cho chỗ đó giống như một cái hầm có chắn đỡ.

Anh ấy bị thương nhẹ, nghỉ ngơi ít hôm, anh ấy lại đi làm tiếp.

Thông điệp anh muốn chuyển tải tới những người đọc tác phẩm “Một gia đình thợ mỏ” là gì?

- Có thể ở đời thực nghiệt ngã hơn nhiều, kết thường không có hậu. Nhưng khi sáng tác, tôi muốn cái kết có hậu.

Để thấy rằng, ở hiền sẽ gặp lành. Những công nhân vượt qua khó khăn, vất vả vẫn giữ vững niềm tin, tinh thần lạc quan vào cuộc sống.

Xin cảm ơn!

Anh Trang (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Vận động đoàn viên tham gia Cuộc thi sáng tác văn học cũng chính là đổi mới hoạt động công đoàn

MỸ LINH |

LĐLĐ tỉnh Gia Lai là một trong số các LĐLĐ cấp tỉnh hưởng ứng nhiệt tình Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn. Kết quả, thu được nhiều tác phẩm có chất lượng.

Vì người lao động - góc nhìn từ một cuộc thi sáng tác văn học

linh anh |

Người lao động là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Đó là điều mà nhiều người hay nhắc đến. Nhưng làm thế nào để tài sản ấy phát huy hết giá trị, dành tâm huyết để lao động mang lại thu nhập chính đáng cho gia đình, làm giàu cho doanh nghiệp, đóng góp từng công sức vào sự phát triển của đất nước là một vấn đề không hề đơn giản.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn: Niềm tin vào tương lai phía sau những lo toan thường ngày

LINH ANH |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã bước vào chặng cuối. Không chỉ thành công về mặt số lượng mà nội dung chủ đạo của các tác phẩm dự thi ở cả hai mảng truyện ngắn và tiểu thuyết đều vẽ lên bức tranh sinh động của đời sống, việc làm, tâm tư tình cảm của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn và phía sau những lo toan, vất vả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Giải quyết tình trạng nợ lương, BHXH, bảo đảm quyền lợi của người lao động

Quế Chi (ghi) |

Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Báo Lao Động tiếp tục ghi nhận tâm tư, gửi gắm của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động các cấp.

Tác giả đoạt giải Nhất truyện ngắn chia sẻ chuyện phía sau tác phẩm về nữ lao công quét rác

Phạm Huyền |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Phương Trà, tác giả vừa đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn với truyện ngắn “Con đường của Hạ”.

Doanh nghiệp chưa hết lo dù đơn hàng quay trở lại

NGỌC LÊ |

Theo các hiệp hội, hiện các đơn hàng đang quay trở lại với các doanh nghiệp vì tồn kho các nước bạn giảm, họ bắt đầu đặt hàng trở lại. Tuy nhiên, mức giá hiện tại cho các đơn hàng đang ở mức thấp.

Nhức nhối vi phạm hành lang Quốc lộ 18

Minh Hạnh |

Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội, hiện đang bị người dân lấn chiếm để kinh doanh, buôn bán tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông. Mặc dù lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ, tuy nhiên vẫn chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”, gây bức xúc cho người dân.

Thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn

Đức Mạnh |

Công nghiệp bán dẫn là một lĩnh vực khó cả trong đào tạo lẫn thu hút sinh viên tham gia học tập. Số lượng nhân lực vẫn thiếu hụt dù đã có nhiều bước tiến lớn trong công tác kêu gọi, thu hút vốn đầu tư và các thiết bị chuyển giao khoa học - công nghệ.

Vận động đoàn viên tham gia Cuộc thi sáng tác văn học cũng chính là đổi mới hoạt động công đoàn

MỸ LINH |

LĐLĐ tỉnh Gia Lai là một trong số các LĐLĐ cấp tỉnh hưởng ứng nhiệt tình Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn. Kết quả, thu được nhiều tác phẩm có chất lượng.

Vì người lao động - góc nhìn từ một cuộc thi sáng tác văn học

linh anh |

Người lao động là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Đó là điều mà nhiều người hay nhắc đến. Nhưng làm thế nào để tài sản ấy phát huy hết giá trị, dành tâm huyết để lao động mang lại thu nhập chính đáng cho gia đình, làm giàu cho doanh nghiệp, đóng góp từng công sức vào sự phát triển của đất nước là một vấn đề không hề đơn giản.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn: Niềm tin vào tương lai phía sau những lo toan thường ngày

LINH ANH |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã bước vào chặng cuối. Không chỉ thành công về mặt số lượng mà nội dung chủ đạo của các tác phẩm dự thi ở cả hai mảng truyện ngắn và tiểu thuyết đều vẽ lên bức tranh sinh động của đời sống, việc làm, tâm tư tình cảm của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn và phía sau những lo toan, vất vả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.