Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

Cũng vẫn phong cách Nguyễn Duy, bày từng chiếc cốc lên bàn, chăm sóc tử tế như đang trò chuyện với người bạn cố tri. Nhìn ông rót rượu, đã thấy ngon trước khi uống.

Ông à, Nguyễn Duy nói: "Tôi bước ra khỏi luống cày là đi vào cuộc chiến". Tết với tôi là hoài niệm chiến tranh của một thời trẻ trâu cho đến trai tráng. Bài thơ "Nhớ Trường Sơn giáp Tết" tôi viết năm 1974:

"Con vượn cuối đàn đang ngơ ngác đấy!...Nâng súng lên... chợt hạ súng bồn chồn. Thôi bạn nhé... tết này thà suông vậy. Bắn không đành con vượn đang bồng con!".

Tết của người lính là rừng, là đồng đội, là thiếu ăn. Nhưng người lính không thể nổ súng vào một con vượn đang bồng con. Những người lính tuổi của Nguyễn Duy lúc đó không có nhiều thông tin về cảnh báo bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Không nổ súng chỉ là tiếng nói từ trái tim của người lính, người lính nhà thơ.

Nhà thơ không thể bắn vào thiên nhiên.

Ngay sau 1975, Nguyễn Duy lần đầu tiên vào Nam, gặp gỡ anh em văn nghệ sĩ của một nửa bên kia. Lang thang với bạn văn, bạn thơ, để rồi lại nhớ miền Bắc như bỗng nhớ ra ta đã bị thất lạc một miền kí ức tuổi thơ đâu đó xa lắm. Ông viết về một điều thiếu thốn là tuổi thơ của "làng ta ở tận làng ta" đó chăng?

"Tết Nam nhớ Bắc"

"Nắng chang chang cũng thịt mỡ dưa hành. Cũng có một mùa đông trong tủ lạnh. Quạt máy xua khói nhang bay đỏng đảnh. Thiếu cái gì mà tết cũng như chưa?...".

Nguyễn Duy kể cho chính mình nghe, đó là cơn lụt ở quê ông - Thanh Hóa năm 1997, ám ảnh vào tận thơ:

"Tết ở vùng quê lụt"

"Lụt trắng đồng mà không trắng lòng. Bạn cùng tôi chung chén rượu nồng. Be tết không đầy nhưng không nhạt. Uống rồi nghe có bão bên trong...".

Nhưng tôi vẫn muốn nghe Nguyễn Duy đọc bài thơ tặng vợ. Cả đời uống rượu với bạn bè, với giang hồ khắp chốn, có bao giờ ta mời vợ được chén nào đâu?

"Mời vợ uống rượu"

"Mỗi năm tết có một lần. Mời em ly rượu tay nâng ngang mày. Vợ cười chưa uống đã say. Ngọt ngào thì nổi đắng cay thì chìm. Gót chân ăn vẹt bậc thềm. Quanh năm tất bật đi tìm ngày xuân. Tóc loay hoay bạc bạc dần. Mỗi năm tết có một lần thôi em". (Tết con Gà, 1993).

Tết thì vui chứ phải không, mà thơ thì không vui như ta mong đợi. Vậy thì tìm sự ủi an từ đâu vậy?

Nguyễn Duy đưa tôi ra cổng, vỗ vai nói vầy: "Có cái Tết an bình. Có những năm tháng thanh bình là phúc của dân tộc rồi ông ạ".

Mùng một Tết Tân Sửu

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Ngắm tranh của một nhà thơ

Việt Văn |

“Người thổi sáo”, triển lãm cá nhân hội họa đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều với 60 tác phẩm vừa khai mạc sáng 7.1 tại Trung tâm Art Space thuộc Trường Đại học Mỹ thuật (42 Yết Kiêu, Hà Nội), với một không gian sang trọng để người xem có thể thưởng thức tốt nhất những bức tranh của một nhà thơ tài hoa vẽ thay vì xem tranh của một họa sĩ.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ qua nửa thế kỷ

Anh Thư |

Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông là gương mặt nổi bật của thơ hiện đại Việt Nam nửa sau thế kỷ 20. Bước sang thế kỷ 21, ông vẫn miệt mài trên cánh đồng chữ nghĩa. Ở mỗi chặng thời gian, thơ ông luôn thể hiện những thay đổi, nhận thức lại chính mình và thế giới xung quanh. “Nghĩ lại về Pautopxki” là bài thơ đánh dấu chặng đầu tiên trong sự thay đổi, nhận thức lại đó của ông.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ngắm tranh của một nhà thơ

Việt Văn |

“Người thổi sáo”, triển lãm cá nhân hội họa đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều với 60 tác phẩm vừa khai mạc sáng 7.1 tại Trung tâm Art Space thuộc Trường Đại học Mỹ thuật (42 Yết Kiêu, Hà Nội), với một không gian sang trọng để người xem có thể thưởng thức tốt nhất những bức tranh của một nhà thơ tài hoa vẽ thay vì xem tranh của một họa sĩ.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ qua nửa thế kỷ

Anh Thư |

Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông là gương mặt nổi bật của thơ hiện đại Việt Nam nửa sau thế kỷ 20. Bước sang thế kỷ 21, ông vẫn miệt mài trên cánh đồng chữ nghĩa. Ở mỗi chặng thời gian, thơ ông luôn thể hiện những thay đổi, nhận thức lại chính mình và thế giới xung quanh. “Nghĩ lại về Pautopxki” là bài thơ đánh dấu chặng đầu tiên trong sự thay đổi, nhận thức lại đó của ông.